Các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chương trình phát triển cà phê bền vững đến nông hộ trồng cà phê ở việt nam , trường hợp nghiên cứu tại huyện cư mgak, đăk lắk (Trang 27)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH

2.3. Các nghiên cứu có liên quan

2.3.1. Tác động của chứng nhận UTZ đến nông dân ở Columbia

Theo Crece (2014) việc áp dụng chứng nhận UTZ tại Columbia đã mang lại kết quả tích cực. Về khía cạnh xã hội, sức khỏe gia đình, chất lượng cuộc sống đã tăng lên; về môi trường, nơng dân đã tiêu thụ nước ít hơn, nước thải đã được xử lý an toàn, các bệnh sâu đục phá hoại cà phê và rỉ lá đã giảm đáng kể; về kinh tế năng suất tăng trong khi chi phí đầu vào giảm.

2.3.2. Tác động của các chương trình CPBV đến nơng dân ở Braxin

Theo Tổ chức tiêu dùng thế giới (2005) tác động của cà phê chứng nhận trên thế giới rất đa dạng nhưng nhìn chung chỉ có chứng nhận Fairtrade là mang lại tác động tích cực, còn những chứng nhận khác còn tùy thuộc vào từng địa phương và biện pháp canh tác của người nông dân trước khi tham gia chứng nhận. Điển hình là những nông dân ở El Salvador rất thất vọng với giá bán và giá thưởng thấp (theo Pagiola, S and Ruthenberg, M, 2002, trích trong Tổ chức tiêu dùng thế giới, 2005).

Về kinh tế, kết quả điều tra của Tổ chức tiêu dùng thế giới (2005) tại Braxin cho thấy đa phần phù hợp với bức tranh toàn thế giới. Doanh thu của những người trồng cà phê có chứng nhận tăng lên về tổng thể như là kết quả của việc chứng nhận và sự tiếp cận với thị trường xuất khẩu thuận tiện hơn. Đây thực sự là một kết quả hấp dẫn dành cho những người trồng cà phê theo hệ thống chứng nhận Fairtrade. Kết quả từ hiệp hội Poco Fundo, 1 trong 6 tổ chức hợp tác của nông dân trồng cà phê qui mô nhỏ được chứng nhận Fairtrade, cho thấy việc đạt được chứng nhận này đã và đang tạo ra sự cải thiện đáng kể cho đời sống của họ. Về môi trường, tất cả các chương trình CPBV đều mang lại lợi ích cho mơi trường đặc biệt liên quan đến việc giảm hoặc quản lý tốt hơn việc sử dụng hóa chất nơng nghiệp. Ngồi ra, để đáp ứng yêu cầu của chứng nhận, nông dân trồng cà phê theo các chương trình CPBV đã cải thiện xử lý và tái tạo nước thải trong quá trình xử lý cà phê. Điều này đã tác động đến ý thức và hành động của các nông dân cà phê lân cận trong việc bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chương trình phát triển cà phê bền vững đến nông hộ trồng cà phê ở việt nam , trường hợp nghiên cứu tại huyện cư mgak, đăk lắk (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)