Các thể chế Nhà nước và xã hội hỗ trợ chương trình CPBV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chương trình phát triển cà phê bền vững đến nông hộ trồng cà phê ở việt nam , trường hợp nghiên cứu tại huyện cư mgak, đăk lắk (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Các thể chế Nhà nước và xã hội hỗ trợ chương trình CPBV

3.3.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NNPTNT)

Sở NNPTNT là cơ quan giúp UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về nông nghiệp. Sở là nơi lập kế hoạch cho việc phát triển cây cà phê; hướng dẫn, kiểm tra các kỹ thuật canh tác trong nông nghiệp như giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…; giải quyết các dịch bệnh, thiên tai đối với việc phát triển cây cà phê; hướng dẫn các doanh nghiệp thủ tục pháp lý liên kết với nông dân trong chương trình CPBV.

3.3.2. Trung tâm khuyến nông tỉnh

Trung tâm khuyến nông của tỉnh Đăk Lắk được thành lập năm 1993 với nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các chương trình, đề án, dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đã được phê duyệt, tham mưu ban hành các chính sách, chương trình, dự án khuyến nơng phù hợp, thực hiện tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách phát triển nơng nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước. Thử nghiệm, khu vực hóa các lọai giống mới. Xây dựng mơ hình trình diễn về các tiến bộ khoa học công nghệ. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khuyến nông và nông dân về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý kinh tế, thông tin thị trường. Tổ chức tham quan, học tập, nhân rộng mơ hình. Tư vấn, dịch vụ khuyến nông. Thu hút và sử dụng vốn từ nhiều nguồn khác nhau phục vụ cho công tác khuyến nông thực hiện nhiệm vụ phát triển nơng nghiệp11.

Theo đó, Trung tâm khuyến nơng có nhiệm vụ tập huấn các yêu cầu của chương trình CPBV cho tất cả nông dân trên địa bàn tỉnh tiếp cận và nghiên cứu các giống mới cho nông dân thực hiện cà phê tái canh. Tuy nhiên, trong thời gian qua ngân sách của tỉnh và Trung ương cấp cho trung tâm rất ít, khơng đủ để trang trải cho các hoạt động nên các đợt tập huấn chương trình CPBV hầu hết do các doanh nghiệp tổ chức. Trung tâm khuyến nông

11 Trung tâm khuyến nông tỉnh Đắk Lắk (2013)

Hộp 1: Tình hình tập huấn TBKHKT tại xã Ea Kiết

Theo báo cáo khuyến nông xã Ea Kiết, năm 2014 khuyến nông đã mở 18 lớp tập huấn chuyển giao TBKHKT và hội thảo gồm 7 lớp hội thảo do Phân bón Trung Việt tổ chức; 9 lớp tập huấn về các kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê do Công ty Amajaro tổ chức; 2 lớp tập huấn về cắt tỉa cành cà phê do Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp công bằng Ea Kiết tổ chức.

Nguồn: Khuyến nông xã Ea Kiết (2014)

chỉ là đơn vị tập huấn, tư vấn kỹ thuậtriêng của các doanh nghiệp. Như vậy, chương trình CPBV được xem là chính sách phát triển quan trọng của ngành cà phê nhưng nguồn lực từ nhà nước cho việc phát triển CPBV dường như đang bị bỏ ngõ.

3.3.3. Hội nông dân, khuyến nơng xã

Hội nơng dân có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất kinh doanh và đời sống. Khuyến nơng xã có nhiệm vụ điều tra, phân tích, tổng hợp tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương và tổ chức các buổi tập huấn TBKHKT cho nơng dân. Với chức năng nhiệm vụ của mình, 2 tổ chức này đã hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp và nông dân liên kết thực hiện chương trình CPBV. Tổ chức đã tuyên truyền, vận động nông dân trên địa bàn xã tham gia chương trình CPBV; giúp cho các doanh nghiệp tìm kiếm được các hộ nơng dân liên kết. Bên cạnh đó, họ cịn vận động nông dân thay đổi tập quán, cách thức sản xuất theo TBKHKT mới đã được doanh nghiệp thực hiện chương trình CPBV tập huấn để nâng cao chất lượng và hiệu quả cây cà phê.

Cũng như trung tâm khuyến nơng, nguồn kinh phí để cho hội nơng dân và khuyến nơng xã tổ chức hoạt động tập huấn còn hạn chế nên các buổi tập huấn TBKHKT cho nông dân diễn ra trên địa bàn xã đều do doanh nghiệp tham gia chương trình CPBV, các doanh nghiệp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tổ chức (Hộp 1, 2). Hội nông dân và khuyến nơng xã chỉ đóng vai trị hỗ trợ các doanh nghiệp này tổ chức, tập hợp nông dân tham gia.

3.3.4. UBND huyện Cư M’gar

Chịu trách nhiệm triển khai quy hoạch chi tiết và các đề án, dự án phát triển cà phê tập trung tại địa phương; chỉ đạo các ngành, đoàn thể của huyện hỗ trợ các đơn vị tham gia chương trình CPBV trong quá trình thực hiện.

3.3.5. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi)

Viện Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Tây Nguyên được thành lập năm 1997 là đơn vị sự nghiệp khoa học, trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Nhiệm vụ là nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trên tất cả các lĩnh vực nông lâm nghiệp, chăn nuôi, công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường phục vụ cho sự phát triển nông lâm nghiệp vùng Tây Nguyên12. Nhưng trong quá trình phát triển chương trình CPBV, Wasi chỉ đóng vai trị là tổ chức tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, tập huấn riêng của các doanh nghiệp cà phê trên địa bàn tỉnh chứ không phải là một đơn vị sự nghiệp phục vụ để phát triển chương trình CPBV.

Tiểu kết:

Cơ quan nhà nước hỗ trợ cho việc phát triển chương trình CPBV đều có ở các cấp. Tuy nhiên, việc triển khai tập huấn các yêu cầu của chương trình CPBV cho tất cả nông dân chưa được các cơ quan chủ động thực hiện vì khơng có kinh phí; đồng thời, hầu hết các cơ quan hỗ trợ kỹ thuật đều trở thành tổ chức cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp.

12

http://wasi.org.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=173&Itemid=181&lang=vi

Hộp 2: Tình hình tập huấn TBKHKT tại xã Ea K’pam

Theo báo cáo của hội nông dân xã Ea K’pam, năm 2014 Hội đã mở được 19 lớp tập huấn chuyển giao TBKHKT và hội thảo gồm 10 lớp tập huấn cà phê bền vững theo chứng nhận 4C do Công ty Nedcoffee Hà Lan tổ chức, 6 lớp do Công ty TNHH Amajaro tổ chức, 1 lớp hội thảo phân bón sinh học Thái Lan do Cơng ty Hồng Ngọc tổ chức, 1 lớp hội thảo do Cơng ty phân bón Mùa vàng tổ chức, 1 lớp hội thảo do Cơng ty phân bón sinh họcNam Long tổ chức.

Nguồn: Hội nông dân xã Ea K’pam (2014)

1 1 4 4 11 35 42 56 0 10 20 30 40 50 60 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Hiện nay các buổi tập huấn về chương trình CPBV đều do doanh nghiệp thực hiện nên chỉ có 52% diện tích cà phê đã tham gia chứng nhận CPBV được tiếp cận các TBKHKT mới, 48% diện tích cà phê cịn lại của tỉnh khả năng tiếp cận TBKHKT còn hạn chế.

Như vậy, để giải quyết các tồn tại xuất phát từ tập quán canh tác của người nông dân trồng cà phê giúp ngành cà phê phát triển bền vững, nhà nước cần có nguồn kinh phí để các tổ chức nơng nghiệp có thể tập huấn, chuyển giao TBKHKT đến tất cả nông hộ đặc biệt ưu tiên các nông hộ không liên kết với doanh nghiệp.

3.4. Kết quả triển khai các chương trình CPBV tại Việt Nam và Đắk Lắk 3.4.1. Kết quả chương trình CPBV 4C

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chương trình phát triển cà phê bền vững đến nông hộ trồng cà phê ở việt nam , trường hợp nghiên cứu tại huyện cư mgak, đăk lắk (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)