Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chương trình phát triển cà phê bền vững đến nông hộ trồng cà phê ở việt nam , trường hợp nghiên cứu tại huyện cư mgak, đăk lắk (Trang 78 - 81)

1. Chọn điểm nghiên cứu:

Trong các huyện trồng cà phê ở Đắk Lắk, huyện Cư M’gar là huyện có diện tích trồng cà phê lớn nhất tỉnh với tổng diện tích cà phê là 35.922 ha chiếm 18% diện tích cà phê tồn tỉnh và là địa phương duy nhất triển khai đầy đủ 4 chương trình CPBV với diện tích 15.071 ha, chiếm 45,7% trên tổng diện tích cà phê kinh doanh gồm 9.081 hộ tham gia chương trình CPBV16. Do đó, tác giả chọn làm điểm nghiên cứu để thuận tiện cho việc nghiên cứu, so sánh, đánh giá ảnh hưởng của 4 chương trình CPBV so với phương pháp sản xuất cà phê truyền thống, từ đó đưa ra khuyến nghị chính sách giúp nơng dân sản xuất cà phê theo hướng bền vững.

2. Phương pháp điều tra: gồm 3 bước.

Bước 1: Đối với mỗi chương trình CPBV sẽ phỏng vấn sâu 01 doanh nghiệp.

Nội dung phỏng vấn doanh nghiệp: Các chương trình CPBV doanh nghiệp đã tham gia; Cách thức, kế hoạch triển khai chương trình; quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi liên kết với nông dân thực hiện chương trình; đánh giá ảnh hưởng của chương trình CPBV đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; tác động của các chính sách, quy định hiện nay ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như thế nào; sự hỗ trợ của chính quyền; và sự hợp tác với các tổ chức nghiên cứu nơng nghiệp như Viện NLN Tây Ngun; những khó khăn, thuận lợi khi triển khai các nội dung của chương trình CPBV đến từng hộ nông dân; khả năng đáp ứng các quy định của các hộ nông dân.

Đồng thời, thông qua phỏng vấn doanh nghiệp cũng được đề nghị đề xuất một nhóm trưởng 01 chương trình CPBV triển khai mạnh nhất của doanh nghiệp để phỏng vấn sâu.

Bảng 1: Danh sách các doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp Chương trình CPBV

Địa điểm thực hiện chương trình CPBV

Cơng ty Cơng ty TNHH Đăk

Man Việt Nam UTZ Xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar

16

UBND huyện Cư M’gar (2015).

Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ

công bằng Ea Kiết FT Xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar Chi nhánh Công ty TNHH Nestle

Việt Nam 4C

Thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar

Chi nhánh Công ty TNHH

Amajaro Việt Nam RA Xã Ea K’Pam, huyện Cư M’gar

Bước 2:

Phỏng vấn sâu nhóm trưởng

Nội dung phỏng vấn: các hộ nông dân thực hiện các chương trình CPBV như thế nào; quyền lợi và nghĩa vụ của các hộ nông dân khi liên kết với doanh nghiệp tham gia chương trình CPBV; tác động của chương trình CPBV đến hoạt động sản xuất của nông dân; những thuận lợi và khó khăn của nơng dân khi tham gia sản xuất; sự hỗ trợ của chính quyền, các tổ chức đồn thể như hội nơng dân, trung tâm khuyến nông.

Đồng thời, thông qua phỏng vấn nhóm trưởng cũng được đề nghị nhóm trưởng giới thiệu 10 hộ nông dân để phát phiếu điều tra. Danh sách hộ điều tra được chọn mẫu thuận tiện, đối với chương trình có sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đề nghị số hộ được điều tra tương ứng với tỷ lệ người DTTS có trong chương trình.

Phỏng vấn sâu UBND huyện Cư M’gar (Trưởng phịng nơng nghiệp huyện); UBND xã (doanh nghiệp triển khai chương trình CPBV)

Nội dung phỏng vấn: các chính sách của nhà nước hiện nay; sự hỗ trợ của nhà nước cho các hộ nông dân trồng cà phênhư thế nào; đánh giá về vai trò của CPBV đối với ngành cà phê địa phương.

Đồng thời, thông qua phỏng vấn UBND xã cũng được đề nghị UBND xã giới thiệu 10 hộ nơng dân khơng tham gia chương trình CPBV để phát phiếu điều tra. Danh sách hộ điều tra được chọn mẫu thuận tiện.

Bước 3: Hình thành Phiếu phỏng vấn17

các hộ nông dân nhằm đánh giá ảnh hưởng chương trình CPBV đến hoạt động sản xuất của người nông dân gồm năng suất, chất lượng, lợi nhuận, chi phí sản xuất, kỹ thuật canh tác; đồng thời, điều tra các khó khăn mà nơng dân

17

đang cần hỗ trợ. Phiếu phỏng vấn được thiết kế để điều tra các hộ tham gia chương trình CPBV và các hộ khơng tham gia. Tổng cộng phiếu điều tra là 80 phiếu trong đó 40 phiếu dành cho các hộ có tham gia chương trình CPBV của 04 doanh nghiệp và 40 phiếu dành cho các hộ khơng tham gia chương trình CPBV nằm tại địa bàn tương ứng với địa bàn các doanh nghiệp triển khai chương trình CPBV (Bảng 2 và 3).

Bảng 2: Thống kê số mẫu điều tra tại 04 doanh nghiệp tham gia chương trình CPBV % số hộ DTTS

trong các chương trình CPBV

Số phiếu điều tra là hộ DTTS

Số phiếu điều tra là hộ dân tộc

Kinh

Công ty Công ty TNHH

Đăk Man Việt Nam 5% 2 8

Hợp tác xã nông nghiệp

dịch vụ công bằng Ea Kiết 3% 0 10

Chi nhánh Công ty TNHH

Nestle Việt Nam 0% 0 10

Chi nhánh Công ty TNHH

Amajaro Việt Nam 3% 2 8

Bảng 3: Thống kê số mẫu điều tra của các hộ khơng tham gia chương trình CPBV Địa bàn Tổng số phiếu Số phiếu điều tra

là hộ DTTS

Số phiếu điều tra là hộ dân tộc Kinh

Xã Ea Kiết 20 2 18

Thị trấn Quảng Phú 10 0 10

Xã Ea K’Pam 10 0 10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chương trình phát triển cà phê bền vững đến nông hộ trồng cà phê ở việt nam , trường hợp nghiên cứu tại huyện cư mgak, đăk lắk (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)