Bộ quy tắc của các chương trình CPBV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chương trình phát triển cà phê bền vững đến nông hộ trồng cà phê ở việt nam , trường hợp nghiên cứu tại huyện cư mgak, đăk lắk (Trang 81 - 88)

1. Bộ quy tắc 4C

Bộ quy tắc 4c gồm 10 thực hành không được chấp nhận và 28 nguyên tắc

10 thực hành không được chấp nhận: Đây là những thực hành bắt buộc các thành viên phải loại bỏ trước khi tham gia chương trình.

1. Những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. 2. Lao động cưỡng bức và bắt buộc.

3. Buôn người.

4. Ngăn cấm cơng đồn tham gia hay làm đại diện cho người lao động. 5. Thu hồi tài sản cưỡng bức mà khơng có đền bù thỏa đáng.

6. Không cung cấp đủ chỗ ở khi người lao động yêu cầu. 7. Không cung cấp đủ nước uống cho người lao động.

8. Chặt phá rừng nguyên sinh hay khai thác tài nguyên thiên nhiên khác đã được khoanh vùng bảo vệ theo luật pháp quốc gia hoặc quốc tế.

9. Sử dụng thuốc BVTV bị cấm theo Công ước Stockholm về chất thải hữu cơ khó phân hủy (POPs) và Cơng ước Rotterdam về thỏa thuận có thơng báo trước (PIC).

10. Các hành vi giao dịch trái đạo đức trong quan hệ kinh doanh theo hiệp ước quốc tế, luật pháp và thông lệ quốc gia.

28 nguyên tắc :Đây là những thực hành các thành viên phải tuân thủ khi đã tham gia

chương trình. Dựa trên các thực hành nông nghiệp và quản lý tốt cũng như các hướng dẫn và hiệp ước quốc tế được chấp nhận rộng rãi trong ngành cà phê. Hiệp hội 4C đề ra 28 nguyên tắc liên tục cải tiến ở 03 phương diện bền vững: Kinh tế, Xã hội và Mơi trường: + Về Xã hội có 11 nguyên tắc: (1) tự do phường hội, (2) tự do thương lượng, (3) không phân biệt đối xử, (4) quyền có tuổi thơ và được giáo dục, (5) cơng nhân có hợp đồng lao động, (6) số giờ làm việc phù hợp với luật pháp, (7) mức lương phù hợp, (8) bảo đảm sức khỏe và an toàn lao động,(9) đối xử bình đẳng giữa cơng nhân thời vụ và lao động dài hạn, (10) bồi dưỡng năng lực và kỹ năng, (11) điều kiện sống và giáo dục.

+ Về Mơi trường có 11 ngun tắc: (1) bảo tồn đa dạng sinh học, (2) giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV, (3) sử dụng và cất giữ thuốc BVTV đúng cách, (4) bảo tồn đất, (5) sử dụng

phân bón hợp lý, (6) quản lý chất hữu cơ, (7) bảo vệ nguồn nước, (8) quản lý nước thải, (9) quản lý chất thải an toàn, (10) sử dụng năng lượng tái tạo, (11) tiết kiệm năng lượng. + Về Kinh tế có 6 ngun tắc: (1) tiếp cận thơng tin thị trường, (2) nâng cao năng lực tiếp cận thị trường (3) chất lượng cà phê được giám sát, (4) lưu giữ hồ sơ, (5) cơ chế giám sát minh bạch, (6) cơ chế truy nguyên nguồn gốc.

(Nguồn: Hiệp hội 4C (2012))

2. Bộ tiêu chuẩn UTZ

Bộ tiêu chuẩn UTZ được chia làm 4 phần: - Phần A: Quản lý

Quy định các yêu cầu về quản lý nhằm đảm bảo các hoạt động của trang trại gồm: nhận dạng khu vực sản xuất; lưu giữ hồ sơ; hệ thống quản lý nội bộ; xác định thành viên và hợp đồng; quản lý rủi ro; đào tạo và nâng cao nhận thức; truy nguyên; giá thưởng và tính minh bạch. - Phần B: Thực hành canh tác

Quy định các yêu cầu về kỹ thuật canh tác để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu, năng suất tối ưu gồm: giống trồng và vườn ươm; duy trì trang trại; đa dạng hóa; quản lý đất; quản lý sâu bệnh; phương pháp và thiết bị sử dụng, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật và phân bón; tưới nước; thu hoạch và sau thu hoạch.

- Phần C: Điều kiện việc làm

Quy định các yêu cầu nông trại cần phải đáp ứng để đảm bảo điều kiện phù hợp cho người lao động gồm: tuân thủ quyền của người lao động về tự do hiệp hội, giờ làm việc, lương và chữa bệnh; không sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em; khuyến khích việc học hành và biết chữ; đảm bảo điều kiện sức khỏe và an toàn lao động cho người lao động. - Phần D: Môi trường

Quy định các yêu cầu nông trại cần phải đáp ứng để bảo vệ môi trường bền vững gồm: sử dụng nước và năng lượng hiệu quả; ngăn ngừa ô nhiễm nước; bảo vệ và/hoặc khôi phục điều kiện sống tự nhiên; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ tương lai; bảo vệ đa dạng sinh học; quản lý chất thải trên trang trại đúng cách; có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

(Nguồn: UTZ (2014))

3. Bộ tiêu chuẩn RA

Bộ tiêu chuẩn gồm 10 nguyên tắc với 100 tiêu chí, trong số các ngun tắc này có 15 tiêu chí chủ chốt. Các tiêu chí chủ chốt là các tiêu chuẩn mà các thành viên tham gia bắt buộc phải tn thủ 100%, các tiêu chí cịn lại phải đáp ứng 80% trong đó mỗi nguyên tắc phải đáp ứng tối thiểu 50% tiêu chí.

10 nguyên tắc

1. Hệ thống quản lý xã hội và môi trường

Hệ thống quản lý xã hội và mơi trường là một tập hợp các chính sách và thủ tục được quản lý bởi ban quản lý nơng trại hoặc ban quản lý tập đồn trong công tác lập kế hoạch và hoạt động điều hành theo thể thức thúc đẩy thực hiện các thực tiễn tốt được chỉ rõ trong bộ tiêu chuẩn. 2. Bảo tồn hệ sinh thái: bắt buộc các nông trại phải bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, đồng thời có biện pháp khơi phục hệ sinh thái bị xuống cấp.

3. Bảo vệ động vật hoang dã: quy định các nơng trại có trách nhiệm bảo vệ động vật hoang dã thông qua cách thức: (1) làm nơi nương tựa cho động vật hoang dã cư trú, đặc biệt là cho những lồi bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng; (2) làm nơi sản xuất thức ăn và xây dựng môi trường sống để chúng sinh sản và gia tăng nòi giống; (3) từng bước đưa hết tất cả động vật hoang dã về với môi trường của chúng.

4. Bảo tồn nguồn nước:quy định các nông trại phải tránh làm lãng phí nguồn nước, ngăn chặn sự ô nhiễm nguồn nước bề mặt và nước ngầm thông qua việc xử lý và giám sát nước thải. 5.Đối xử công bằng và tạo điều kiện làm việc tốt cho người lao động:quy định các nông trại không được phân biệt đối xử, không sử dụng lao động ép buộc và lao động trẻ em và phải đảm bảo các điều kiện sống tối thiểu cho người lao động.

6. Sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động:quy định các nông trại phải đảm bảo cung cấp tất cả các thiết bị cần thiết và đảm bảo cho người lao động, đồng thời tổ chức các buổi tập huấn cho người lao động cách thức thực hiện cơng việc an tồn.

7. Quan hệ cộng đồng:quy định các nông trại phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định tại địa phương, góp phần xây dựng phát triển địa phương.

8. Quản lý cây trồng tổng hợp:quy định các nông trại phải loại bỏ các hóa chất có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và nguồn tài nguyên; không sử dụng các sản phẩm hốt chất khơng được đăng ký sử dụng; không sử dụng vượt quá giới hạn quy định.

9. Quản lý đất và công tác bảo tồn:quy định các nơng trại phải có trách nhiệm cải thiện đất trồng; chỉ thiết lập các khu vực trồng mới trên đất thích hợp cho cây trồng và khơng chặt cây rừng.

10. Quản lý rác thải tổng hợp: quy định các nơng trại phải có chương trình quản lý rác thải phù hợp; nơi chứa rác thải cuối cùng phải được quản lý và thiết kế làm giảm tối thiểu khả năng tác động đến môi trường và con người.

15 tiêu chí chủ chốt

+ Tiêu chí chủ chốt 1: Nơng trại phải có một hệ thống phân loại nhằm tránh làm trộn lẫn sản phẩm được chứng nhận và không được chứng nhận tại các cơ sở của nông trại, bao gồm công tác thu hoạch, bảo quản, chế biến và đóng gói sản phẩm, cũng như cơng tác vận chuyển. Phải ghi chép tất cả những giao dịch liên quan sản phẩm được chứng nhận. Sản phẩm khi rời nông trại phải được xác định đúng và được kèm theo các chứng từ liên quan chỉ rõ xuất xứ của nông trại được chứng nhận.

+ Tiêu chí chủ chốt 2: Tất cả các hệ sinh thái tự nhiên đang tồn tại, cả dưới nước lẫn trên cạn, phải được xác định, được bảo vệ và được khơi phục thơng qua một chương trình bảo tồn. Chương trình bảo tồn phải bao gồm phục hồi hệ sinh thái tự nhiên hoặc tái trồng rừng ở những khu vực thuộc phạm vi nông trại mà không phù hợp cho canh tác nông nghiệp. + Tiêu chí chủ chốt 3: Kể từ ngày áp dụng chứng nhận trở đi, nông trại không được phá hủy bất kỳ hệ sinh thái tự nhiên nào.

+ Tiêu chí chủ chốt 4:Cấm săn bắt, bắt giữ, khai thác và buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã ở nông trại.

+ Tiêu chí chủ chốt 5:Nơng trại khơng được xả nước thải hoặc làm đọng lại nước thải công nghiệp hoặc nước sinh hoạt gia đình vào các ao hồ nước tự nhiên mà không chứng minh được nước được xả ra phù hợp với yêu cầu của luật pháp, các đặc trưng về lý tính và hóa sinh của nước thải khơng làm thối hóa nguồn nước nhận của các ao hồ.

+ Tiêu chí chủ chốt 6:Nơng trại không được thải ra các ao hồ nước tự nhiên bất cứ chất rắn hữu cơ hoặc chất vô cơ, chẳng hạn như nước thải sinh hoạt hoặc công nghiệp, phế phẩm,

vôi gạch xây dựng hoặc rác thải, đất, đá từ các hố đào, gạch đá vụn từ việc dọn đất, hoặc các loại vật liệu khác.

+ Tiêu chí chủ chốt 7:Nơng trại khơng được phân biệt đối xử trong công việc của nông trại và các chính sách và thủ tục thuê mướn liên quan chúng tộc, màu da, giới tính, tuổi, tơn giáo, tầng lớp xã hội, xu hướng chính trị, quốc tịch, thành viên nghiệp đồn, định hướng giới tính, tình trạng cơng dân hoặc bất kỳ động cơ nào khác được quy định bởi luật pháp, các Công ước ILO 100 và 111 và Tiêu chuẩn này.

+ Tiêu chí chủ chốt 8:Người lao động phải nhận được thanh tốn chính thức lớn hơn hoặc bằng mức trung bình của vùng hoặc mức lương tối thiểu được thiết lập chính thức, hoặc mức nào lớn hơn, phù hợp với công việc cụ thể của họ.

+ Tiêu chí chủ chốt 9: Cấm thuê mướn trực tiếp hoặc gián tiếp người lao động dưới 15 tuổi. Ở các quốc gia nơi Công ước ILO đã được thông qua, nông trại phải tôn trọng Công ước 138, Khuyến nghị 146 (tuổi tối thiểu).

+ Tiêu chí chủ chốt 10:Bất kỳ loại hình cưỡng bức lao động nào đều bị cấm, kể cả làm việc dưới chế độ giam cầm, theo thỏa thuận với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Công ước 29 và 105 và luật lao động quốc gia.

+ Tiêu chí chủ chốt 11: Tất cả cơng nhân tiếp xúc với hóa chất nơng nghiệp, bao gồm những người dọn vệ sinh hoặc giặt quần áo hoặc thiết bị nhiễm hóa chất, phải sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân. Nông trại phải cung cấp các thiết bị này trong điều kiện tốt và phải động viên người lao động sử dụng các thiết bị bảo vệ. Các thiết bị phải giảm tiếp xúc với hóa chất và khả năng nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính, và phải tuân theo một cách nghiêm ngặt.

+ Tiêu chí chủ chốt 12:Cơng tác quản lý nơng trại cần phải thực hiện các chính sách và thủ tục nhằm xác định và cân nhắc mối quan tâm người dân địa phương và mối quan tâm cộng đồng của các nhóm liên quan đến hoạt động nông trại hoặc thay đổi và có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của họ, người lao động hoặc nguồn tài ngun thiên nhiên. Nơng trại phải tài liệu hóa và có sẵn cho cơng chúng xem tất cả các khiếu nại và kiến nghị mà nông trại nhận được liên quan đến hoạt động nông trại và phúc đáp của nơng trại.

+ Tiêu chí chủ chốt 13:Các loại chất hóa học và sinh học sau đây khơng thể sử dụng trên nông trại được chứng nhận:

- Chất sinh học và chất hữu cơ mà không được đăng ký hợp pháp trong các quốc gia cho mục đích thương mại.

- Hóa chất nơng nghiệp được đề cập trong Danh sách Thuốc bảo vệ thực vật bị chính thức cấm và bị giới hạn một cách nghiêm ngặt ở Hợp chủng quốc Hoa kỳ bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) hoặc Danh sách thuốc bảo vệ thực vật bị chính thức cấm và bị giới hạn một cách nghiêm ngặt ở Liên minh Châu Âu.

- Các loại hóa chất bị cấm sử dụng trên tồn cầu theo Cơng ước Stockhom về Các chất hữu cơ gây ô nhiễm lâu dài (POPs).

- Các hóa chất nơng nghiệp được liệt kê trong Phụ lục III của Công ước Rotterdam Thỏa thuận được thông báo ưu tiên (Prior Informed Consent-PIC), liên quan đến bị cấm hoặc giới hạn nghiêm ngặt bởi quốc gia trong vì lý do sức khỏe đã được tài liệu hóa hoặc lý do mơi trường ở ít nhất hai khu vực vùng của thế giới.

- Tất cả các loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh sách sản phẩm của Pesticides Action Network Dirty Dozen Products.

+ Tiêu chí chủ chốt 14:Nơng trại phải tiến hành các bước để tránh giới thiệu, canh tác và làm biến đổi gien cây trồng. Khi các tài liệu về biến đổi gien được giới thiệu cách ngẫu nhiên trong vụ thu hoạch của nông trại được cấp chứng nhận, nông trại phải xây dựngvà thực hiện một kế hoạch cô lập việc thu hoạch và tiến hành theo dõi để tuân thủ theo các yêu cầu của tiêu chí này.

+ Tiêu chí chủ chốt 15:Các khu vực sản xuất mới chỉ được phân bổ trên đất trồng với điều kiện khí hậu, đất và địa hình phù hợp với cường độ sản xuất nông nghiệp theo kế hoạch đã lập. Việc hình thành khu vực sản xuất mới phải dựa trên cơ sở nghiên cứu sử dụng năng lực đất nhằm chứng minh được khả năng sản xuất dài hạn. Không được phép chặt đốn rừng che phủ tự nhiên hoặc đốt cháy để chuẩn bị cho khu vực sản xuất mới.

(Nguồn: RainForest Alliance Certified (2010))

4. Bộ tiêu chuẩn FT

Bộ tiêu chuẩn gồm 4 chương, tại mỗi chương gồm có các yêu cầu tối thiểu và yêu cầu nâng cao. Yêu cầu tối thiểu là yêu cầu các tổ chức sản xuất bắt buộc phải đáp ứng. Yêu cầu nâng cao là yêu cầu các tổ chức cần phải đạt được trong khoảng thời gian quy định.

- Chương các yêu cầu chung: quy định các yêu cầu liên quan đến việc cấp chứng nhận và thành viên của tổ chức.

- Chương yêu cầu về thương mại: quy định các yêu cầu khi tổ chức sản xuất bán sản phẩm

- Chương yêu cầu về sản xuất: quy định các yêu cầu liên quan đến hoạt động sản xuất bền vững gồm:

+ Bảo vệ môi trường: quy định các yêu cầu trong việc quản lý dịch hại; lựa chọn, sử dụng và xử lý thuốc bảo vệ thực vật; đất trồng trọt và nước; phân bón; chất thải; đa dạng sinh học; nhiệt và khí nhà kính; sản phẩm biến đổi gen.

+ Điều kiện lao động: quy định các yêu cầu nhằm đảm bảo điều kiện lao động phù hợp cho người lao động bao gồm: không phân biệt đối xử; tự do lao động; lao động trẻ em; tự do hội họp và thương lượng tập thể; an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

- Chương yêu cầu về kinh doanh và phát triển: quy định các yêu cầu nhằm đảm bảo lợi ích đều đến được với tất cả các thành viên trong tổ chức sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chương trình phát triển cà phê bền vững đến nông hộ trồng cà phê ở việt nam , trường hợp nghiên cứu tại huyện cư mgak, đăk lắk (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)