Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chương trình phát triển cà phê bền vững đến nông hộ trồng cà phê ở việt nam , trường hợp nghiên cứu tại huyện cư mgak, đăk lắk (Trang 29)

Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2013 Vị trí địa lý: Huyện Cư M’gar nằm ở vị trí cửa ngõ của Thành phố Bn Ma Thuột, cách

Thành phố Bn Ma Thuột 16km về phía Bắc. Phía Bắc giáp huyện Ea H’leo

Phía Tây giáp huyện Bn Đơn Phía Đơng giáp huyện Krơng Buk

Điều kiện tự nhiên: tổng diện tích tồn huyện 82.443 ha, trong đó diện tích đất đỏ bazan chiếm

70% nên thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đặc biệt là cây cà phê.

Xã hội: tồn huyện có 170.000 người với 24 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số

(DTTS) chiếm 36%. Tồn huyện có 17 xã, thị trấn gồm: Quảng phú, Quảng Tiến, Ea Pốc, Cư Suê, Ea M’nang, Ea Tul, Cư ĐliêM’nông, Ea K’pam, Ea Đrơng, Cuốc Đăng, Ea H’đing, Ea Tar, Ea Kiết, Quảng Hiệp, Ea M’droh, Ea H’ding, Ea Kueh.

Kinh tế: Trong cơ cấu kinh tế của huyện giá trị sản xuất nông lâm nghiệp chiếm tỉ trọng

cao nhất 51,4%. Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp khoảng 62.103 ha, chiếm 75,3% diện tích tự nhiên. Là địa bàn có diện tích đất đỏ bazan lớn nên thu nhập chính của người dân trên địa bàn huyện chủ yếu từ cây công nghiệp lâu năm gồm cà phê, tiêu, cao su. Tổng diện tích cây lâu năm 48.561 ha, chiếm 78,19% tổng diện tích đất nơng nghiệp. Trong đó, diện tích cà phê là 35.922 ha, hồ tiêu là 2.362 ha (trồng thuần 1.012 ha, trồng xen cà phê 1.350 ha), cao su là 8.737 ha, điều là 2.890 ha (Hình 3.2). Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn huyện đã khai thác tối đa, không thể mở rộng thêm. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn chủ yếu phân tán và quy mơ nhỏ.

Hình 3.2: Tỷ lệ diện tích các cây lâu năm trên địa bàn huyện Cư M’gar

Nguồn: UBND huyện Cư M’gar (2015) Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng của huyện còn thiếu. Hệ thống thủy lợi của huyện chỉ bảo

đảm nước tưới cho 78% diện tích cây trồng cần tưới, do đó vào mùa hạn diện tích cà phê 74% 18% 2% 6% Cà phê Cao su Tiêu Điều

thiếu nước tưới sẽ bị giảm năng suất, chất lượng ảnh hưởng đến giá bán và lợi nhuận của người trồng cà phê. Hạ tầng giao thơng chỉ có 88% đường huyện, 56% đường đơ thị, 44% đường xã đã được nhựa hóa, bê tơng hóa nên vào mùa mưa gây ra rất nhiều trở ngại cho nông dân trong việc đi lại, thu hoạch cũng như vận chuyển sản phẩm.

3.2. Các chính sách, hỗ trợcủa nhà nước trong việc phát triển cà phê bền vững.

Chính sách của Trung ương

Quyết định số 1987/QĐ-BNN-TT ngày 21/8/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) về phê duyệt quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Để đảm bảo mục tiêu của quy hoạch, Bộ NNPTNT yêu cầu các bộ phận liên quan tập trung chuyển giao tiến bộ kĩ thuật sản xuất cà phê theo các chương trình 4C, UTZ..

Quyết định số 3417/QĐ-BNN-TT ngày 01/8/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) phê duyệt đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020. Theo đề án đến năm 2020 diện tích cà phê được áp dụng quy trình sản xuất nơng nghiệp theo các chứng nhận/xác nhận đạt 80% diện tích cà phê cả nước.

Chính sách của tỉnh Đắk Lắk

Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày 17/11/2008 của UBND tỉnh Đắk Lắk về phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo đề án phải phổ biến các bộ nguyên tắc của 4C, UTZ và các bộ tiêu chuẩn khác.

Chính sách hỗ trợ của huyện Cư M’gar

Từ năm 2012-2014, huyện Cư M’gar đã kết hợp với Công ty TNHH Nestle hỗ trợ giống cho các hộ nông dân trồng cà phê tái canh theo đó huyện hỗ trợ 50%, Nestle hỗ trợ 50%. Ngồi ra, huyện cịn hỗ trợ men vi sinh cho hộ nghèo, DTTS để làm phân vi sinh.

Tiểu kết:

Các chính sách phát triển CPBV của nhà nước trong thực tế chưa mang các tiến bộ khoa học kĩ thuật (TBKHKT) của chương trình CPBV đến với tất cả nơng hộ mà chỉ góp phần tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi dễ dàng tiến hành các thủ tục liên kết với nơng hộ theo chương trình CPBV; đồng thời, giúp nơng hộ đã tham gia chương trình CPBV được tiếp cận với các TBKHKT từ các doanh nghiệp.

Hiện nay chương trình CPBV đang thực hiện đều dựa vào nguồn lực từ các doanh nghiệp nhưng diện tích cà phê doanh nghiệp có khả năng liên kết với nơng dân cịn hạn chế. Vì vậy, nhằm giải quyết các tồn tại của nơng dân trồng cà phê chính sách phát triển CPBV của nhà nước cần có kế hoạch tuyên truyền, tổ chức, hướng dẫn cụ thể quy trình tuân thủ bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn của các chương trình CPBV để tất cả nông dân đều được tiếp cận và thực hiện đúng.

3.3. Các thể chế Nhà nước và xã hội hỗ trợ chương trình CPBV 3.3.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NNPTNT) 3.3.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NNPTNT)

Sở NNPTNT là cơ quan giúp UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về nông nghiệp. Sở là nơi lập kế hoạch cho việc phát triển cây cà phê; hướng dẫn, kiểm tra các kỹ thuật canh tác trong nơng nghiệp như giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…; giải quyết các dịch bệnh, thiên tai đối với việc phát triển cây cà phê; hướng dẫn các doanh nghiệp thủ tục pháp lý liên kết với nơng dân trong chương trình CPBV.

3.3.2. Trung tâm khuyến nông tỉnh

Trung tâm khuyến nông của tỉnh Đăk Lắk được thành lập năm 1993 với nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các chương trình, đề án, dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đã được phê duyệt, tham mưu ban hành các chính sách, chương trình, dự án khuyến nơng phù hợp, thực hiện tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách phát triển nơng nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước. Thử nghiệm, khu vực hóa các lọai giống mới. Xây dựng mơ hình trình diễn về các tiến bộ khoa học công nghệ. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khuyến nông và nông dân về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý kinh tế, thông tin thị trường. Tổ chức tham quan, học tập, nhân rộng mơ hình. Tư vấn, dịch vụ khuyến nông. Thu hút và sử dụng vốn từ nhiều nguồn khác nhau phục vụ cho công tác khuyến nông thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp11.

Theo đó, Trung tâm khuyến nơng có nhiệm vụ tập huấn các yêu cầu của chương trình CPBV cho tất cả nơng dân trên địa bàn tỉnh tiếp cận và nghiên cứu các giống mới cho nông dân thực hiện cà phê tái canh. Tuy nhiên, trong thời gian qua ngân sách của tỉnh và Trung ương cấp cho trung tâm rất ít, khơng đủ để trang trải cho các hoạt động nên các đợt tập huấn chương trình CPBV hầu hết do các doanh nghiệp tổ chức. Trung tâm khuyến nông

11 Trung tâm khuyến nông tỉnh Đắk Lắk (2013)

Hộp 1: Tình hình tập huấn TBKHKT tại xã Ea Kiết

Theo báo cáo khuyến nông xã Ea Kiết, năm 2014 khuyến nông đã mở 18 lớp tập huấn chuyển giao TBKHKT và hội thảo gồm 7 lớp hội thảo do Phân bón Trung Việt tổ chức; 9 lớp tập huấn về các kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê do Công ty Amajaro tổ chức; 2 lớp tập huấn về cắt tỉa cành cà phê do Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp công bằng Ea Kiết tổ chức.

Nguồn: Khuyến nông xã Ea Kiết (2014)

chỉ là đơn vị tập huấn, tư vấn kỹ thuậtriêng của các doanh nghiệp. Như vậy, chương trình CPBV được xem là chính sách phát triển quan trọng của ngành cà phê nhưng nguồn lực từ nhà nước cho việc phát triển CPBV dường như đang bị bỏ ngõ.

3.3.3. Hội nơng dân, khuyến nơng xã

Hội nơng dân có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất kinh doanh và đời sống. Khuyến nơng xã có nhiệm vụ điều tra, phân tích, tổng hợp tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương và tổ chức các buổi tập huấn TBKHKT cho nơng dân. Với chức năng nhiệm vụ của mình, 2 tổ chức này đã hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp và nông dân liên kết thực hiện chương trình CPBV. Tổ chức đã tuyên truyền, vận động nông dân trên địa bàn xã tham gia chương trình CPBV; giúp cho các doanh nghiệp tìm kiếm được các hộ nơng dân liên kết. Bên cạnh đó, họ cịn vận động nông dân thay đổi tập quán, cách thức sản xuất theo TBKHKT mới đã được doanh nghiệp thực hiện chương trình CPBV tập huấn để nâng cao chất lượng và hiệu quả cây cà phê.

Cũng như trung tâm khuyến nơng, nguồn kinh phí để cho hội nơng dân và khuyến nơng xã tổ chức hoạt động tập huấn còn hạn chế nên các buổi tập huấn TBKHKT cho nông dân diễn ra trên địa bàn xã đều do doanh nghiệp tham gia chương trình CPBV, các doanh nghiệp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tổ chức (Hộp 1, 2). Hội nông dân và khuyến nơng xã chỉ đóng vai trị hỗ trợ các doanh nghiệp này tổ chức, tập hợp nông dân tham gia.

3.3.4. UBND huyện Cư M’gar

Chịu trách nhiệm triển khai quy hoạch chi tiết và các đề án, dự án phát triển cà phê tập trung tại địa phương; chỉ đạo các ngành, đoàn thể của huyện hỗ trợ các đơn vị tham gia chương trình CPBV trong quá trình thực hiện.

3.3.5. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi)

Viện Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Tây Nguyên được thành lập năm 1997 là đơn vị sự nghiệp khoa học, trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Nhiệm vụ là nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trên tất cả các lĩnh vực nông lâm nghiệp, chăn nuôi, công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường phục vụ cho sự phát triển nông lâm nghiệp vùng Tây Nguyên12. Nhưng trong quá trình phát triển chương trình CPBV, Wasi chỉ đóng vai trị là tổ chức tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, tập huấn riêng của các doanh nghiệp cà phê trên địa bàn tỉnh chứ không phải là một đơn vị sự nghiệp phục vụ để phát triển chương trình CPBV.

Tiểu kết:

Cơ quan nhà nước hỗ trợ cho việc phát triển chương trình CPBV đều có ở các cấp. Tuy nhiên, việc triển khai tập huấn các yêu cầu của chương trình CPBV cho tất cả nông dân chưa được các cơ quan chủ động thực hiện vì khơng có kinh phí; đồng thời, hầu hết các cơ quan hỗ trợ kỹ thuật đều trở thành tổ chức cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp.

12

http://wasi.org.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=173&Itemid=181&lang=vi

Hộp 2: Tình hình tập huấn TBKHKT tại xã Ea K’pam

Theo báo cáo của hội nông dân xã Ea K’pam, năm 2014 Hội đã mở được 19 lớp tập huấn chuyển giao TBKHKT và hội thảo gồm 10 lớp tập huấn cà phê bền vững theo chứng nhận 4C do Công ty Nedcoffee Hà Lan tổ chức, 6 lớp do Công ty TNHH Amajaro tổ chức, 1 lớp hội thảo phân bón sinh học Thái Lan do Cơng ty Hồng Ngọc tổ chức, 1 lớp hội thảo do Cơng ty phân bón Mùa vàng tổ chức, 1 lớp hội thảo do Cơng ty phân bón sinh họcNam Long tổ chức.

Nguồn: Hội nơng dân xã Ea K’pam (2014)

1 1 4 4 11 35 42 56 0 10 20 30 40 50 60 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Hiện nay các buổi tập huấn về chương trình CPBV đều do doanh nghiệp thực hiện nên chỉ có 52% diện tích cà phê đã tham gia chứng nhận CPBV được tiếp cận các TBKHKT mới, 48% diện tích cà phê cịn lại của tỉnh khả năng tiếp cận TBKHKT còn hạn chế.

Như vậy, để giải quyết các tồn tại xuất phát từ tập quán canh tác của người nông dân trồng cà phê giúp ngành cà phê phát triển bền vững, nhà nước cần có nguồn kinh phí để các tổ chức nơng nghiệp có thể tập huấn, chuyển giao TBKHKT đến tất cả nông hộ đặc biệt ưu tiên các nông hộ không liên kết với doanh nghiệp.

3.4. Kết quả triển khai các chương trình CPBV tại Việt Nam và Đắk Lắk 3.4.1. Kết quả chương trình CPBV 4C 3.4.1. Kết quả chương trình CPBV 4C

Từ năm 2011-2014 thành viên 4C tại Việt Nam đã tăng từ 11 thành viên lên đến 56 thành viên (Hình 3.3) nên diện tích cà phê 4C tăng gấp 9 lần từ 20.000 ha lên đến 182.000 ha, chiếm 28% diện tích cà phê cả nước (Hình 3.4); sản lượng cà phê 4C tăng gấp 10 lần từ 66.000 tấn lên đến 660.000 tấn (Bảng 3.1), chiếm 47% sản lượng cà phê Việt Nam năm 2014. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ cà phê 4C chỉ chiếm khoảng 40% sản lượng sản xuất (Bảng 3.1).

Tại Đắk Lắk, năm 2014 diện tích cà phê 4C là 70.000 ha chiếm 34% diện tích cà phê tồn tỉnh, sản lượng cà phê 4C 252.000 tấn chiếm 55% sản lượng cà phê tồn tỉnh.

Hình 3.3: Phát triển thành viên của 4C tại Việt Nam từ 2007-2014

Nguồn: Văn phòng đại diện 4C tại Việt Nam (2015)

Thành viên

Hình 3.4: Diện tích cà phê tham gia chương trình CPBV 4C từ năm 2009-2014 tại Việt Nam

Nguồn: Văn phòng đại diện 4C tại Việt Nam (2015)

Bảng 3.1: Sản lượng chứng nhận 4C và sản lượng bán 4C tại Việt Nam từ năm 2009-2014

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Sản lượng chứng nhận (tấn) 87.000 90.000 66.000 364.000 550.000 660.000 Sản lượng bán (tấn) 1.600 440 3.600 32.400 168.400 264.200 % sản lượng bán/sản lượng chứng nhận 1,84% 0,49% 5,45% 8,90% 30,62% 40,03%

Nguồn: Văn phòng đại diện 4C tại Việt Nam (2015)

3.4.2. Kết quả chương trình CPBV UTZ

Từ năm 2011-2014 thành viên UTZ tại Việt Nam đã tăng từ 23 thành viên lên đến 53 thành viên (Hình 3.5) nên diện tích cà phê UTZ tăng gấp 3 lần từ 19.905 ha lên đến 59.223 ha, chiếm 9% diện tích cà phê cả nước (Hình 3.6); sản lượng tăng gấp 3 lần từ 67.753 tấn lên đến 197.759 tấn (Bảng 3.2), chiếm 14% sản lượng cà phê Việt Nam năm 2014. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ cà phê UTZ chiếm chưa đến 50% sản lượng sản xuất (Bảng 3.2).

26000 27000 20000 100000 152000 182000 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Năm Diện tích

Tại Đắk Lắk năm 2014 diện tích cà phê UTZ là 26.665 ha, chiếm 13% diện tích cà phê toàn tỉnh; sản lượng cà phê UTZ 86.553 tấn chiếm 19% sản lượng cà phê toàn tỉnh.

Hình 3.5: Phát triển thành viên của UTZ tại Việt Nam và Đắk Lắk từ 2009-2014

Nguồn: Văn phòng đại diện UTZ tại Việt Nam (2015)

Hình 3.6: Diện tích cà phê tham gia chương trình CPBV UTZ từ năm 2009-2014 tại Việt Nam và Đắk Lắk

Nguồn: Văn phòng đại diện UTZ tại Việt Nam (2015)

8 12 13 13 17 24 15 23 23 23 41 53 0 10 20 30 40 50 60 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Đắk Lắk Toàn quốc 6864.0 11501.30 14097.70 11784.0 18191.0 26665.0 14355 29856 19905 23480 43987 59223 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Đắk Lắk Toàn quốc 6864.0 11501.30 14097.70 11784.0 18191.0 26665.0 14355 29856 19905 23480 43987 59223 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Đắk Lắk Toàn quốc 18191.0 26665.0 14355 29856 19905 23480 43987 59223 20000 30000 40000 50000 60000 70000 Đắk Lắk Toàn quốc Thành viên Năm Diện tích Năm

Bảng 3.2: Sản lượng chứng nhận UTZ và sản lượng bán UTZ tại Việt Nam từ năm 2009-2014 2009-2014 Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Sản lượng chứng nhận (tấn) 40.690 93.634 67.753 76.973 153.096 197.759 Sản lượng bán (tấn) 20.000 22.000 22.000 38.000 48.000 70.000 % sản lượng bán/sản lượng chứng nhận 49% 23,5% 32,5% 49,5% 31,4% 35,4%

Nguồn: Văn phòng đại diện UTZ tại Việt Nam (2015)

3.4.3. Kết quả chương trình CPBV RA

Năm 2014, sản lượng cà phê có chứng nhận RA là 40.000 tấn, diện tích cà phê có chứng nhận RA là 9.500ha13.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chương trình phát triển cà phê bền vững đến nông hộ trồng cà phê ở việt nam , trường hợp nghiên cứu tại huyện cư mgak, đăk lắk (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)