Cách thức triển khai chương trình CPBV tại điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chương trình phát triển cà phê bền vững đến nông hộ trồng cà phê ở việt nam , trường hợp nghiên cứu tại huyện cư mgak, đăk lắk (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Cách thức triển khai chương trình CPBV tại điểm nghiên cứu

3.5.1. Các bước tiến hành để được chứng nhận

3.5.2. Hình thức hợp tác, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi liên kết tham gia chương trình CPBV chương trình CPBV

Quyền lợi

+ Nông dân:

- Được tập huấn miễn phí về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản cà phê… theo hướng sản xuất bền vững. Các doanh nghiệp, UBND huyện, xã, Hội nông dân, Khuyến nông xã, nơng hộ cho rằng lợi ích lớn nhất của nơng hộ khi tham gia chương trình CPBV là được tiếp cận, tập huấn các TBKHKT mới.

1. Doanh nghiệp liên hệ chính quyền địa phương nơi cần triển khai xây dựng hệ thống tổ nhóm tại địa bàn

2. Doanh nghiệp tập huấn bộ nguyên tắc sản xuất cà phê bền vững

3. Sau buổi tập huấn doanh nghiệp và nông dân ký cam kết hợp tác

4. Doanh nghiệp thành lập hệ thống quản lý nội bộ bao gồm: nhóm trưởng, tổ trưởng, cán bộ chuyên trách phụ trách vùng nguyên liệu

5. Doanh nghiệp tập huấn kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững.

6. Doanh nghiệp triển khai thực hiện các tiêu chí cà phê bền vững đến từng nông hộ 7. Doanh nghiệp thực hiện đánh giá nội bộ các tiêu chí sản xuất cà phê bền vững. 8. Doanh nghiệp yêu cầu các nông hộ khắc phục lỗi được phát hiện trong quá trình đánh

giá nội bộ.

9. Hoàn tất hồ sơ, nộp đơn đề nghị kiểm tra chứng nhận tiêu chuẩn.

10. Tổ chức đánh giá độc lập kiểm tra việc đáp ứng các tiêu chí sản xuất cà phê bền vững và cấp chứng nhận.

- Khi bán cà phê chứng nhận nhận được thêm giá cộng thưởng so với cà phê thông thường. Tùy vào từng công ty, từng chứng nhận mà giá cộng thưởng khác nhau. Tại Công ty TNHH Ned coffee Việt Nam giá cộng thưởng cho 4C là 200 đồng/kg, UTZ và RA là 400 đồng/kg; Công ty TNHH Nestle (Nestle) giá cộng thưởng cho 4C là 300 đồng/kg; Công ty TNHH Amajaro (Amajaro) giá cộng thưởng cho UTZ, RA là 200 đồng/kg; Công ty TNHH Đăk Man (Đăk Man) giá cộng thưởng cho cà phê UTZ là 300 đồng/kg; Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết (Hợp tác xã) giá cộng thưởng cho cà phê FT khoảng 2000 đồng/kg và giá cà phê được đảm bảo tối thiểu là 38.000 đồng/kg, ngoài ra với 1 kg cà phê FT Hợp tác xã sẽ được nhận thêm 9.000 đồng/kg tiền phúc lợi và số tiền phúc lợi này sẽ được đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất cho nơng hộ.

- Có quyền bán sản phẩm cho cơng ty, đại lý khác

+ Doanh nghiệp: có được vùng nguyên liệu khi cần thiết và sản phẩm cà phê chứng nhận theo yêu cầu của khách hàng.

Nghĩa vụ

+ Nông dân: Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, các hoạt động của nhóm sản xuất cà phê; ghi chép sổ nông hộ đầy đủ (Phụ lục 7); tuân thủ các bộ nguyên tắc trong quá trình sản xuất cà phê.

+ Doanh nghiệp: Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân. Thông thường hàng năm các doanh nghiệp sẽ tổ chức các khóa tập huấn theo từng chuyên đề khác nhau. Hầu hết các công ty đều tổ chức tập huấn TBKHKT cho nông dân tại hội trường của UBND xã, riêng Nestle tổ chức tập huấn ngay tại vườn cây và thực hành trực tiếp cho nông dân (Phụ lục 8). Số lượng các buổi tập huấn cho nông dân tùy vào điều kiện của từng doanh nghiệp, hiện nay các công ty tổ chức trung bình 2 năm/lần.

Hình thức hợp tác

Doanh nghiệp liên kết với nơng dân thơng qua hình thức cam kết tự nguyện. Cam kết hợp tác này được thể hiện thông qua một phiếu đăng ký tham gia tự nguyện (Phụ lục 6), trong đó quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đều được quy định; tuy nhiên, quyền lợi và nghĩa vụ này khơng có sự ràng buộc về mặt thời gian, pháp lý, trách nhiệm nên trong thực tế một số nông hộ và doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ của mình. Một số doanh nghiệp liên kết với nơng hộ tham gia chương trình CPBV sau 3,4 năm khơng cịn tổ chức bất cứ hoạt động nào liên quan đến việc tập huấn, thu mua cà phê của các hộ nông dân liên kết. Một số

nông dân vẫn canh tác truyền thống theo kinh nghiệm, không ghi sổ nông hộ theo quy định, không tham gia đầy đủ các buổi tập huấn. Điều này dần dần sẽ dẫn đến chấm dứt mối liên kết. Như vậy, liên kết khơng có sự ràng buộc về trách nhiệm sẽ khơng tồn tại lâu dài. Do đó, để tất cả nơng dân sản xuất cà phê theo các chương trình CPBV nhà nước cần chủ động phát triển chương trình CPBV khơng phụ thuộc vào doanh nghiệp, mà chỉ xem doanh nghiệp là một đơn vị hỗ trợ của quá trình phát triển chương trình CPBV. Đồng thời, chính quyền địa phương cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nơng dân về lợi ích từ việc ghi chép sổ nông hộ, ứng dụng các TBKHKT mới, tham gia đầy đủ các buổi tập huấn. Ngồi ra, chính quyền địa phương cần giám sát chặt chẽ mối liên kết này để có chính sách hỗ trợ nơng dân trên địa bàn kịp thời khi doanh nghiệp chấm dứt liên kết.

Chi phí

+ Nơng dân: khơng mất chi phí khi tham gia chương trình CPBV.

+ Doanh nghiệp: chịu chi phí tập huấn, phí thành viên khi tham gia các chứng nhận, trả giá cộng thưởng thêm cho nông dân.

Thu mua

Doanh nghiệp trong nước thu mua trực tiếp từ nông hộ. Các doanh nghiệp FDI thu mua sản phẩm cà phê bền vững từ nông hộ thông qua các đại lý thu mua CPBV trên địa bàn huyện. Xuất hiện sự khác nhau trong việc thu mua của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI là do theo Nghị định số 23/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định các doanh nghiệp nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh cà phê tại Việt Nam nhưng không được thu mua trực tiếp nguyên liệu từ nông dân. Điều này đã làm doanh nghiệp FDI không chủ động được nguyên liệu đầu vào, mất thêm chi phí trung gian. Như vậy, Nghị định số 23/2007/NĐ-CP đã hạn chế việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào kinh doanh trong lĩnh vực cà phê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chương trình phát triển cà phê bền vững đến nông hộ trồng cà phê ở việt nam , trường hợp nghiên cứu tại huyện cư mgak, đăk lắk (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)