Một số phát hiện từ các doanh nghiệp liên kết tham gia chương trình CPBV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chương trình phát triển cà phê bền vững đến nông hộ trồng cà phê ở việt nam , trường hợp nghiên cứu tại huyện cư mgak, đăk lắk (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.6. Một số phát hiện từ các doanh nghiệp liên kết tham gia chương trình CPBV

1. Hầu hết các doanh nghiệp đang triển khai các chương trình CPBV trên địa bàn tỉnh đều chọn địa phương có các điều kiện thuận lợi như điều kiện tự nhiên tốt, phù hợp với cây cà phê; giao thông dễ dàng; các hộ nông dân chủ yếu là dân tộc Kinh, trong 4 doanh nghiệp có nơng hộ được chọn phát phiếu điều tra chỉ có 2 doanh nghiệp có hộ đồng bào và hộ đồng bào chỉ chiếm khoảng 3-5%. Như vậy, nhà nước cần có nhiều chính sách hỗ trợ, tập trung để phát triển cà phê ở vùng sâu, vùng đồng bào DTTS hơn.

2. Qua phỏng vấn các doanh nghiệp FDI cho biết diện tích cà phê doanh nghiệp liên kết với nơng dân tham gia chương trình CPBV đều bị lỗ. Tuy nhiên, họ vẫn thực hiện vì đây là kế hoạch, dự án do công ty mẹ ở nước ngồi đưa ra. Ví dụ Chi nhánh Công ty TNHH Nestle thực hiện chương trình liên kết CPBV là dự án phi lợi nhuận của Tập đoàn Nestle được trích từ quỹ phi lợi nhuận của Tập đồn nhằm hỗ trợ cho người nông dân sản xuất cà phê. Như vậy, doanh nghiệp thực hiện dự án khơng có lời sẽ không đảm bảo thực hiện được lâu dài. Vì vậy, nhà nước cần chủ động phát triển chương trình CPBV khơng phụ thuộc vào doanh nghiệp.

3. Các doanh nghiệp cho biết khi triển khai chương trình doanh nghiệp đã liên hệ với chính quyền địa phương để tìm diện tích thực hiện nhưng chính quyền địa phương không xác định được diện tích nào đã tham gia liên kết nên đã xảy ra tình trạng một số hộ dân liên kết cùng lúc với nhiều công ty. Điều này đã làm các hộ chưa tham gia chương trình CPBV khơng có cơ hội tham gia chương trình, cơng ty gặp khó khăn trong q trình triển khai. Vì vậy, chính quyền địa phương cần phải tăng cường việc quản lý các diện tích cà phê đã tham gia liên kết.

4. Nhiều doanh nghiệp đăng ký thực hiện chương trình CPBV và đã được chứng nhận là thành viên của 4C, UTZ nhưng sau 3,4 năm dường như khơng cịn bất cứ hoạt động nào hoặc các hoạt động diễn ra rời rạc. Như vậy, nhà nước cần phải tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động của doanh nghiệp nhằm nắm rõ tình hình phát triển của chương trình CPBV tại địa phương từ đó đưa ra kế hoạch phát triển cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chương trình phát triển cà phê bền vững đến nông hộ trồng cà phê ở việt nam , trường hợp nghiên cứu tại huyện cư mgak, đăk lắk (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)