Sản lượng chứng nhận UTZ và sản lượng bán UTZ tại Việt Nam từ năm 2009-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chương trình phát triển cà phê bền vững đến nông hộ trồng cà phê ở việt nam , trường hợp nghiên cứu tại huyện cư mgak, đăk lắk (Trang 38 - 48)

2009-2014 Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Sản lượng chứng nhận (tấn) 40.690 93.634 67.753 76.973 153.096 197.759 Sản lượng bán (tấn) 20.000 22.000 22.000 38.000 48.000 70.000 % sản lượng bán/sản lượng chứng nhận 49% 23,5% 32,5% 49,5% 31,4% 35,4%

Nguồn: Văn phòng đại diện UTZ tại Việt Nam (2015)

3.4.3. Kết quả chương trình CPBV RA

Năm 2014, sản lượng cà phê có chứng nhận RA là 40.000 tấn, diện tích cà phê có chứng nhận RA là 9.500ha13.

3.4.4. Kết quả chương trình CPBV FT

Đến năm 2012 tại Việt Nam có 5 đơn vị được chứng nhận Thương mại công bằng với sản lượng khoảng 3.000 tấn14

.

Tiểu kết:

Tại Việt Nam và Đắk Lắk, các hộ chủ yếu tham gia chương trình CPBV 4C và UTZ. Diện tích cà phê tham gia các chương trình này đã được phát triển rộng từ năm 2011 đến nay làm cho sản lượng cà phê 4C, UTZ tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, sản lượng cà phê 4C và UTZ bán được khơng q 50% sản lượng sản xuất ra. Do đó, nếu tiếp tục phát triển theo chiều rộng, lượng cà phê bền vững 4C, UTZ sẽ dư nhiều. Điều này làm cho các nông hộ khơng cịn được nhận thêm giá thưởng vì cà phê 4C, UTZ được mua như cà phê thông thường.

13

Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (2014)

14

Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (2013)

3.5. Cách thức triển khai chương trình CPBV tại điểm nghiên cứu 3.5.1. Các bước tiến hành để được chứng nhận 3.5.1. Các bước tiến hành để được chứng nhận

3.5.2. Hình thức hợp tác, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi liên kết tham gia chương trình CPBV chương trình CPBV

Quyền lợi

+ Nơng dân:

- Được tập huấn miễn phí về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản cà phê… theo hướng sản xuất bền vững. Các doanh nghiệp, UBND huyện, xã, Hội nông dân, Khuyến nơng xã, nơng hộ cho rằng lợi ích lớn nhất của nơng hộ khi tham gia chương trình CPBV là được tiếp cận, tập huấn các TBKHKT mới.

1. Doanh nghiệp liên hệ chính quyền địa phương nơi cần triển khai xây dựng hệ thống tổ nhóm tại địa bàn

2. Doanh nghiệp tập huấn bộ nguyên tắc sản xuất cà phê bền vững

3. Sau buổi tập huấn doanh nghiệp và nông dân ký cam kết hợp tác

4. Doanh nghiệp thành lập hệ thống quản lý nội bộ bao gồm: nhóm trưởng, tổ trưởng, cán bộ chuyên trách phụ trách vùng nguyên liệu

5. Doanh nghiệp tập huấn kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững.

6. Doanh nghiệp triển khai thực hiện các tiêu chí cà phê bền vững đến từng nông hộ 7. Doanh nghiệp thực hiện đánh giá nội bộ các tiêu chí sản xuất cà phê bền vững. 8. Doanh nghiệp yêu cầu các nông hộ khắc phục lỗi được phát hiện trong q trình đánh

giá nội bộ.

9. Hồn tất hồ sơ, nộp đơn đề nghị kiểm tra chứng nhận tiêu chuẩn.

10. Tổ chức đánh giá độc lập kiểm tra việc đáp ứng các tiêu chí sản xuất cà phê bền vững và cấp chứng nhận.

- Khi bán cà phê chứng nhận nhận được thêm giá cộng thưởng so với cà phê thông thường. Tùy vào từng công ty, từng chứng nhận mà giá cộng thưởng khác nhau. Tại Công ty TNHH Ned coffee Việt Nam giá cộng thưởng cho 4C là 200 đồng/kg, UTZ và RA là 400 đồng/kg; Công ty TNHH Nestle (Nestle) giá cộng thưởng cho 4C là 300 đồng/kg; Công ty TNHH Amajaro (Amajaro) giá cộng thưởng cho UTZ, RA là 200 đồng/kg; Công ty TNHH Đăk Man (Đăk Man) giá cộng thưởng cho cà phê UTZ là 300 đồng/kg; Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết (Hợp tác xã) giá cộng thưởng cho cà phê FT khoảng 2000 đồng/kg và giá cà phê được đảm bảo tối thiểu là 38.000 đồng/kg, ngoài ra với 1 kg cà phê FT Hợp tác xã sẽ được nhận thêm 9.000 đồng/kg tiền phúc lợi và số tiền phúc lợi này sẽ được đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất cho nơng hộ.

- Có quyền bán sản phẩm cho cơng ty, đại lý khác

+ Doanh nghiệp: có được vùng nguyên liệu khi cần thiết và sản phẩm cà phê chứng nhận theo yêu cầu của khách hàng.

Nghĩa vụ

+ Nông dân: Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, các hoạt động của nhóm sản xuất cà phê; ghi chép sổ nông hộ đầy đủ (Phụ lục 7); tuân thủ các bộ nguyên tắc trong quá trình sản xuất cà phê.

+ Doanh nghiệp: Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân. Thông thường hàng năm các doanh nghiệp sẽ tổ chức các khóa tập huấn theo từng chuyên đề khác nhau. Hầu hết các công ty đều tổ chức tập huấn TBKHKT cho nông dân tại hội trường của UBND xã, riêng Nestle tổ chức tập huấn ngay tại vườn cây và thực hành trực tiếp cho nông dân (Phụ lục 8). Số lượng các buổi tập huấn cho nông dân tùy vào điều kiện của từng doanh nghiệp, hiện nay các cơng ty tổ chức trung bình 2 năm/lần.

Hình thức hợp tác

Doanh nghiệp liên kết với nơng dân thơng qua hình thức cam kết tự nguyện. Cam kết hợp tác này được thể hiện thông qua một phiếu đăng ký tham gia tự nguyện (Phụ lục 6), trong đó quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đều được quy định; tuy nhiên, quyền lợi và nghĩa vụ này khơng có sự ràng buộc về mặt thời gian, pháp lý, trách nhiệm nên trong thực tế một số nông hộ và doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ của mình. Một số doanh nghiệp liên kết với nông hộ tham gia chương trình CPBV sau 3,4 năm khơng cịn tổ chức bất cứ hoạt động nào liên quan đến việc tập huấn, thu mua cà phê của các hộ nông dân liên kết. Một số

nông dân vẫn canh tác truyền thống theo kinh nghiệm, không ghi sổ nông hộ theo quy định, không tham gia đầy đủ các buổi tập huấn. Điều này dần dần sẽ dẫn đến chấm dứt mối liên kết. Như vậy, liên kết khơng có sự ràng buộc về trách nhiệm sẽ khơng tồn tại lâu dài. Do đó, để tất cả nơng dân sản xuất cà phê theo các chương trình CPBV nhà nước cần chủ động phát triển chương trình CPBV khơng phụ thuộc vào doanh nghiệp, mà chỉ xem doanh nghiệp là một đơn vị hỗ trợ của quá trình phát triển chương trình CPBV. Đồng thời, chính quyền địa phương cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nơng dân về lợi ích từ việc ghi chép sổ nông hộ, ứng dụng các TBKHKT mới, tham gia đầy đủ các buổi tập huấn. Ngồi ra, chính quyền địa phương cần giám sát chặt chẽ mối liên kết này để có chính sách hỗ trợ nơng dân trên địa bàn kịp thời khi doanh nghiệp chấm dứt liên kết.

Chi phí

+ Nơng dân: khơng mất chi phí khi tham gia chương trình CPBV.

+ Doanh nghiệp: chịu chi phí tập huấn, phí thành viên khi tham gia các chứng nhận, trả giá cộng thưởng thêm cho nông dân.

Thu mua

Doanh nghiệp trong nước thu mua trực tiếp từ nông hộ. Các doanh nghiệp FDI thu mua sản phẩm cà phê bền vững từ nông hộ thông qua các đại lý thu mua CPBV trên địa bàn huyện. Xuất hiện sự khác nhau trong việc thu mua của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI là do theo Nghị định số 23/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định các doanh nghiệp nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh cà phê tại Việt Nam nhưng không được thu mua trực tiếp nguyên liệu từ nông dân. Điều này đã làm doanh nghiệp FDI không chủ động được nguyên liệu đầu vào, mất thêm chi phí trung gian. Như vậy, Nghị định số 23/2007/NĐ-CP đã hạn chế việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào kinh doanh trong lĩnh vực cà phê.

3.6. Một số phát hiện từ các doanh nghiệp liên kết tham gia chương trình CPBV

1. Hầu hết các doanh nghiệp đang triển khai các chương trình CPBV trên địa bàn tỉnh đều chọn địa phương có các điều kiện thuận lợi như điều kiện tự nhiên tốt, phù hợp với cây cà phê; giao thông dễ dàng; các hộ nông dân chủ yếu là dân tộc Kinh, trong 4 doanh nghiệp có nơng hộ được chọn phát phiếu điều tra chỉ có 2 doanh nghiệp có hộ đồng bào và hộ đồng bào chỉ chiếm khoảng 3-5%. Như vậy, nhà nước cần có nhiều chính sách hỗ trợ, tập trung để phát triển cà phê ở vùng sâu, vùng đồng bào DTTS hơn.

2. Qua phỏng vấn các doanh nghiệp FDI cho biết diện tích cà phê doanh nghiệp liên kết với nông dân tham gia chương trình CPBV đều bị lỗ. Tuy nhiên, họ vẫn thực hiện vì đây là kế hoạch, dự án do công ty mẹ ở nước ngồi đưa ra. Ví dụ Chi nhánh Cơng ty TNHH Nestle thực hiện chương trình liên kết CPBV là dự án phi lợi nhuận của Tập đồn Nestle được trích từ quỹ phi lợi nhuận của Tập đồn nhằm hỗ trợ cho người nông dân sản xuất cà phê. Như vậy, doanh nghiệp thực hiện dự án khơng có lời sẽ khơng đảm bảo thực hiện được lâu dài. Vì vậy, nhà nước cần chủ động phát triển chương trình CPBV khơng phụ thuộc vào doanh nghiệp.

3. Các doanh nghiệp cho biết khi triển khai chương trình doanh nghiệp đã liên hệ với chính quyền địa phương để tìm diện tích thực hiện nhưng chính quyền địa phương khơng xác định được diện tích nào đã tham gia liên kết nên đã xảy ra tình trạng một số hộ dân liên kết cùng lúc với nhiều công ty. Điều này đã làm các hộ chưa tham gia chương trình CPBV khơng có cơ hội tham gia chương trình, cơng ty gặp khó khăn trong q trình triển khai. Vì vậy, chính quyền địa phương cần phải tăng cường việc quản lý các diện tích cà phê đã tham gia liên kết.

4. Nhiều doanh nghiệp đăng ký thực hiện chương trình CPBV và đã được chứng nhận là thành viên của 4C, UTZ nhưng sau 3,4 năm dường như khơng cịn bất cứ hoạt động nào hoặc các hoạt động diễn ra rời rạc. Như vậy, nhà nước cần phải tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động của doanh nghiệp nhằm nắm rõ tình hình phát triển của chương trình CPBV tại địa phương từ đó đưa ra kế hoạch phát triển cho phù hợp.

3.7. Vai trị của chương trình CPBV đối với nơng hộ thông qua khảo sát tại điểm nghiên cứu nghiên cứu

3.7.1. Đặc điểm của các hộ được khảo sát

Trong 80 hộ được khảo sát mỗi hộ có khoảng từ 4-5 người, có 27,5% chủ hộ có trình độ văn hóa 12/12, dân tộc Ê đê chiếm 10%. Bình qn diện tích cà phê của các hộ là 1,4 ha và kinh nghiệm trồng cà phê 20 năm. Thu nhập chính của các hộ từ cà phê chiếm 100%, tiêu chiếm 61%, chăn nuôi chiếm 8%, từ công việc khác chiếm 24% (Hình 3.7). Các hộ tại điểm nghiên cứu chủ yếu trồng cà phê xâm canh.

Hình 3.7: Thu nhập chính của các hộ khảo sát (%)

Ghi chú: Các hộ có thể có nhiều nguồn thu nhập chính

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2015

3.7.2. Tiếp nhận và áp dụng thông tin khoa học kỹ thuật

Tiếp nhận thông tin kỹ thuật

Đối với các hộ tham gia chương trình CPBV, 100% các hộ đều được tập huấn tất cả các nội dung trồng, chăm sóc cà phê như kỹ thuật chọn giống, bón phân, tưới nước, bảo vệ mơi trường…thơng qua các chương trình tập huấn kỹ thuật của cơng ty, của khuyến nông xã. Số lần nông dân gặp cán bộ khuyến nông của huyện, xã trong 1 năm từ 1-3 lần chiếm 57,5%, từ 3-5 lần chiếm 22,5%; số lần nông dân gặp cán bộ khuyến nông của công ty từ 1- 3 lần chiếm 60%, từ 3-5 lần chiếm 27,5%. Qua các lần tập huấn có 98% các hộ tiếp thu thơng tin KHKT từ các khóa tập huấn của cơng ty, 73% từ các chương trình khuyến nơng của huyện, xã, 68% từ kinh nghiệm cá nhân (Hình 3.8 và 3.9).

100% 61% 0% 1% 8% 24% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120%

Cà phê Tiêu Cao su Cây ăn trái Chăn nuôi Khác T ỷ lệhộ

Nguồn thu

Hình 3.8: Số lần tiếp xúc của các hộ tham gia chương trình CPBV với cán bộ khuyến nơng của huyện, xã và công ty (%)

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2015

Hình 3.9: Các nguồn tiếp thu KHKT của các hộ tham gia chương trình CPBV để trồng (%)

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2015

98% 68% 38% 73% 3% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Các khóa tập huấn kỹ thuật của công ty Kinh nghiệm cá nhân

Nông dân khác Các chương trình khuyến nơng của huyện, xã

Khác Tỷ lệ hộ

Nguồn tiếp thu KHKT của nông dân 13% 58% 23% 08% 00% 60% 28% 13% .00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00%

Không lần nào 1-3 lần 3-5 lần Hơn 5 lần

Khuyến nông của huyện, xã Khuyến nông của công ty T ỷ lệ hộ

Số lần gặp khuyến nông

Đối với các hộ không tham gia chương trình CPBV, chỉ có 35% các hộ được tập huấn tất cả các nội dung trồng, chăm sóc cà phê thơng qua các chương trình tập huấn của khuyến nơng xã (Hình 3.10). Số lần nơng dân gặp cán bộ khuyến nông của huyện, xã trong 1 năm từ 1-3 lần chiếm 50%, từ 3-5 lần chiếm 20%. Qua các lần tập huấn của các cán bộ khuyến nơng có 50% các hộ tiếp thu thơng tin KHKT từ các chương trình khuyến nơng của huyện, xã; 75% từ kinh nghiệm cá nhân.

Hình 3.10: Các biện pháp kỹ thuật các hộ khơng tham gia chương trình CPBV được tiếp cận (%)

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2015

Áp dụng các kiến thức được tập huấn

Qua khảo sát mặc dù có 89% các hộ có tham gia chương trình CPBV và 70% các hộ khơng tham gia chương trình CPBV cho rằng các kiến thức đã được tập huấn khi áp dụng dễ dàng và bình thường so với khả năng của hộ bởi vì đã được tập huấn và thực tế đã làm nhiều lần. Tuy nhiên, chỉ các hộ tham gia CPBV áp dụng các kiến thức đã học toàn bộ và trên 50% chiếm 82% hộ, cịn các hộ khơng tham gia CPBV chỉ có 33% (Hình 3.11). Ngun nhân các hộ khơng tham gia CPBV áp dụng kỹ thuật đã học thấp là do các hộ không bị thanh tra, kiểm tra nên vẫn thực hành theo truyền thống.

0% 10% 20% 30% 40% Chọn giống cà phê Kỹ thuật trồng cà phê Kỹ thuật bón phân

Kỹ thuật tưới nước

Kỹ thuật phịng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc BVTV Kỹ thuật bảo vệ môi trường sinh

thái Kỹ thuật thu hái cà phê

Kỹ thuật bảo quản Tất cả các kỹ thuật

5%

13%

54% 28%

Các hộ tham gia chương trình CPBV Áp dụng dưới 30% Áp dụng từ trên 30%- 50% Áp dụng trên 50% Áp dụng toàn bộ 21% 46% 27% 6%

Các hộ không tham gia chương trình CPBV Áp dụng dưới 30% Áp dụng từ trên 30%- 50% Áp dụng trên 50% Áp dụng tồn bộ

Hình 3.11: Các hộ áp dụng kiến thức kỹ thuật đã học vào thực tế sản xuất (%)

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2015

Tiểu kết:

Qua tiếp nhận thông tin KHKT và áp dụng thực tế các kiến thức đã được tập huấn, tác giả nhận thấy các hộ tham gia chương trình CPBV được tiếp cận với các chương trình tập huấn nhiều hơn và được tập huấn đầy đủ nội dung hơn nên nhận thức được nâng cao hơn từ đó áp dụng các TBKHKT vào thực tế sản xuất nhiều hơn. Ngồi ra, các chương trình khuyến nơng của xã đóng vai trị rất quan trọng trong việc tiếp nhận TBKHKT của nơng hộ. Vì vậy, cơ quan khuyến nơng cần tuyên truyền, vận động thường xuyên để các nông hộ nâng cao nhận thức trong quá trình sản xuất. Đồng thời, tăng cường mở thêm các lớp tập huấn cho các hộ khơng tham gia vào chương trình CPBV.

3.7.3. Thực hành các biện pháp KHKT

Bón phân

Bảng 3.3: Tình hình bón phân cho cây cà phê (% số hộ điều tra)

Chỉ tiêu nghiên cứu

Các hộ tham gia chương trình CPBV Các hộ khơng tham gia chương trình CPBV Sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ sinh học, ép xanh.. Thường xuyên 80% 27,5% Ít 20% 62,5% Khơng 0% 10% Sử dụng vỏ cà phê làm phân vi sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chương trình phát triển cà phê bền vững đến nông hộ trồng cà phê ở việt nam , trường hợp nghiên cứu tại huyện cư mgak, đăk lắk (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)