Mức bồi thường thiệt hạ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật việt nam (Trang 70 - 75)

Dựa trên nguyên tắc thiệt hại thực tế phải được bồi thường tồn bộ và kịp thời. Các bên có thế thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, tương ứng với mồi cách tính thiệt hại mà có mức bồi thường. Cụ thể như sau:

tiếp và gián tiếp, tương đương với mức thiệt hại về tài sản có thể xác định được theo quy định về mức thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.Trực tiếp thể hiện ở việc bồi thường bằng tiền, bằng vật, bằng công việc, sửa chữa hư hỏng, thay thế tài sản có giá trị tương đương (có tính đến khấu hao). Gián tiếp thể hiện ở việc khắc phục thiện hại, phục hồi hoa lợi lợi tức.

Trường hợp bồi thường về sức khỏe'. Phải bồi thường thiệt hại đầy đủ theo

quy định về mức thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và một khoản tiền khác để bù dấp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường này do các bên thỏa thuận, nếu khơng thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm khơng q năm mươi lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định.

Trường hợp bồi thường về tính mạng'. Phải bồi thường thiệt hại đầy đủ theo quy định về mức thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm và một khoản tiền khác đế bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại. Bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con ni của người chết. Neu khơng có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng. Mức bồi thường cũng do các bên thỏa thuận, không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người bị xâm phạm về tính mạng khơng q một trăm ần mức lương cơ sở.

Thiệt hại vê danh dự, nhân phâm, uy tín: Phải bôi thường thiệt hại đây đủ

theo quy định về mức thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường tôn thât vê tinh thân do các bên thỏa thuận, nêu khơng thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người bị xâm phạm về danh sự, nhân phẩm, uy tín khơng q mười lần mức lương cơ sở.

Do tổn thất về tinh thần là tổn thất không thể cân đo đong đếm được, đây là một khái niệm trừu tượng nên việc xác định tổn thất về tinh thần tương đối khó khăn. Vì vậy, bồi thường tổn thất về tinh thần ưu tiên thỏa thuận giữa các bên. Trường hợp khơng thỏa thuận được thì cơ quan giải quyết tranh chấp đưa ra một mức bồi thường hợp lý với từng trường hợp cụ thể luật định.

Theo quy định của Luật bảo vệ người tiêu dùng, mức bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, có ngoại lệ được miễn trừ trách nhiệm bồi thường. Trong trường hợp hàng hóa khuyết tật mà khơng thể phát hiện được với trình độ khoa học, kĩ thuật tại thời điểm cung cấp hàng hóa đó thì người tiêu dùng rơi vào thế bất lợi do khơng đủ năng lực để kiểm tra hàng hóa. Tuy nhiên, để xác định thế nào là “khơng thê phát hiện với trình độ khoa học, kỹ

thuật tại thời điểm cung cap hàng hóa ” lại chưa được đề cập làm rõ trong các

Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 cũng quy định về mức bồi thường thiệt hại, tuy nhiên đề cao vấn đề thỏa thuận giữa các bên. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của tịa án hoặc trọng tài. Luật cũng đề ra một số trường hợp ngoại lệ được miễn trách nhiệm bồi thường, nhưng tiếp cận dưới góc độ khác so với Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các trường hợp không phải bồi thường bao gồm:

“1. Người sản xuất, nhập khẩu không phải bồi thường trong các trường hợp sau:

a, Người bán hàng bán hàng hóa đã hết hạn sử dụng, người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng

b, Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện

d, Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thâm quyền

đ, Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gãy mat an tồn của sản phâm tính đến thời điêm hàng hóa gây thiệt hại

g, Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng

2. Người bán hàng không phải bồi thường cho người mua, người tiêu dùng trong các trường họp sau đây:

a, Người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng b, Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện

c, Đã thơng báo hàng hóa có khuyết tật đến người mua, người tiêu dùng nhưng người mua, người tiêu dùng vẫn mua, sử dụng hàng hóa đó

d, Hàng hóa có khuyết tật do người sản xuất, người nhập khẩu tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thâm quyền

đ, Trình độ khoa học, cơng nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gảy mất an toàn của hàng hóa tỉnh đến thời điêm hàng hóa gây thiệt hại

e, Thiệt hại phát sinh do loi của người mua, người tiêu dùng”

Có thể thấy rằng, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng được bảo vệ bằng nhiều cách thức khác nhau, bằng hệ thống văn bản pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng còn nhiều bất cập, các quy định nhiều khi còn chung chung, mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản về cả chế định và thực thi đã gây khó khăn cho việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật việt nam (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w