thực hiện chức năng đại điện
So với các nước trong khu vực, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu
tiên ban hành văn bản pháp luật để điều chỉnh vấn đề bảo vệ người tiêu dùng với Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng được ban hành năm 1999 (Pháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27/04/1999) và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Luật số 59/2010/QH12 ngày 17/11/2010) được ban hành năm 2010. Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) được thành lập vào năm 1988 nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng qua đó góp phần thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh của doanh nghiệp, cá nhân, tạo động lực quan trọng cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững.
Ra đời sớm như vậy tuy nhiên đến nay địa vị pháp lý của VINASTAS vẫn chưa thực sự rõ ràng. Điều này xuất phát từ chính những quy định cịn chung chung, thiếu sự gắn kết và chặt chẽ mà tác giả đã phân tích ở trên. Trên thực tế các tổ chức cũng khó lịng có thể bảo vệ cho người tiêu dùng tối ưu được vì mặc dù đã có những quy định đầu tiên về Hội nhưng về cơ chế khởi kiện tập thể vẫn còn hạn chế. Trên thực tế người tiêu dùng Việt Nam có thể khởi kiện độc lập hoặc
quyền lợi bị vi phạm. Tuy nhiên người tiêu dùng và các tổ chức tham gia Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn chưa tỏ ra “nhiệt tình” với hình thức giải quyết tranh chấp này, mặc dù tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng vẫn diễn ra phổ biến. Nhìn chung, hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và những chế định quy định về quyền hạn của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam tuy đã có nhưng cịn sơ sài, chưa đầy đủ chi tiết cũng như các cơ chế xã hội hoá, huy động nguồn lực xã hội vào công tác bảo vệ người tiêu dùng cịn chưa rõ ràng.
Có thể kể đến rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự bất cập như tác giả đã phân tích ở trên như cơng tác lập pháp, cơng tác hệ thống hoá,... Trên thực tế mặc dù Việt Nam tham khảo và tiếp thu tinh hoa từ các hệ thống pháp luật khác trên thế giới nhưng việc làm thế nào đế áp dụng sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội,... ở nước ta là một điều khơng hề dễ dàng. Bên cạnh đó, việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của nước ta trải qua nhiều giai đoạn phức tạp dẫn đến việc hồn thiện mất thời gian và khơng thể bắt kịp so với tốc độ phát triển của đời sống pháp lý trên thực tế.
Mặt khác, cơng tác pháp điển hố, hệ thống hoá pháp luật cũng chưa được đồng bộ dẫn đến việc thiếu sự tổng quát đối với hệ thống pháp luật cũng như khơng tìm được nhiều điểm hạn chế, chồng chéo, không dùng được những quy
định mà nhà nước ban hành.
Một lý do nữa xuất phát từ việc công tác lấy ý kiến đóng góp của người dân ở nước ta cịn chưa hiệu quả. Điều đó thể hiện qua việc có rất nhiều ý kiến đóng góp cần lrru tâm của người dân nhưng lại không được truyền tải trong các văn bản quy phạm pháp luật bởi lẽ họ là những người trực tiếp tham gia vào đời sống pháp lý. Việc không chú tâm đến công tác lấy ý kiến sẽ làm cho những văn bản trên đi vào đời sống mới thấy phát sinh nhiều sự bất hợp lý.