Cách xử lý của người tiêu dùng khi bị xâm phạm quyền lợ
3.2.3. về phía cá nhân, tổ chức kinh doanh
Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng đòi hỏi sự thay đổi về nhận thức một cách mạnh mẽ của các nhà sản xuất, kinh doanh về vai trò của mình trong quan hệ với người tiêu dùng. Nhà sản xuất cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Việc nâng cao hiếu biết pháp luật này được xây dựng trên cơ sở nhận thức đúng đắn về pháp luật, về thực hiện pháp luật và vai trò của thực hiện pháp luật. Trên thực tế, rất nhiều người đứng đầu doanh nghiệp đã thừa nhận sự cần thiết về chăm sóc khách hàng và quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng trong định hướng mơ hình kinh doanh của họ. Tuy nhiên vẫn cịn số lượng lớn doanh nghiệp bỏ qua khung pháp lý để nhằm đến mục đích tối đa hóa lợi nhuận gây thiệt hại cho người tiêu dùng (sữa tươi không đạt chuấn, xăng pha aceton,... và mới đây nhất là vụ tẩy trắng mực đi bán khấp thành phố Hà Nội). Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Các doanh nghiệp sản xuất phải nhận thức được trách nghiệm của mình đối với người tiêu dùng; về những hậu
quả pháp lý sẽ phải gánh chịu khi thực hiện xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Pháp luật vê bào vệ người tiêu dùng nói chung và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng nói riêng khơng chỉ bảo vệ tối đa lợi ích cho người tiêu dùng mà cịn đảm bảo một mơi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng là bảo vệ quyền và lợi ích của chính những nhà sản xuất.