Về phía tổ chức bảo vệ quyền lọi người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật việt nam (Trang 120 - 122)

Cách xử lý của người tiêu dùng khi bị xâm phạm quyền lợ

3.2.2. về phía tổ chức bảo vệ quyền lọi người tiêu dùng

Bảo vệ NTD là vấn đề vô cùng quan trọng góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội và luôn là vấn đề được các quốc gia, các tổ chức quốc tế quan tâm. Đe Hội bảo vệ người tiêu dùng thực sự trở thành một thiết chế quan trọng, có hiệu quả thì chính phủ,các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, bản thân người tiêu dùng phải thật sự quan tâm, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ người tiêu dùng. Các Hội bảo vệ người tiêu dùng phải đổi mới phương thức hoạt động hợp tác, giúp đỡ nhau để thực hiện tốt vai trò là tổ chức đại diện cho quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi cả nước và ở từng địa phương.

Qua khảo sát tại chương 2, có thể thấy vai trị cũng như hình ảnh của các tổ chức, hội nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay ở nước ta còn đang khá hạn chế. vẫn cịn rất nhiều người tiêu dùng khơng biết về sự tồn tại của các tổ chức, hội nhóm đó dẫn đến khi có tranh chấp xảy ra người tiêu dùng không biết kêu ai, nhờ ai giúp đỡ để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của họ. Vì vậy cần nâng cao vai trị của các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng nói chung và VINASTAS nói

riêng trong cơng tác thơng tin, tun truyền và hồ trợ xử lý các khiếu kiện của người tiêu dùng.

Hội Bảo vệ người tiêu dùng cần phát huy vai trò đại diện người tiêu dùng, trung gian, hòa giải mâu thuẫn với người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng. Khi có yêu cầu của người tiêu dùng, Hội cần chủ động liên hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh xâm phạm để giải quyết vụ việc, trở thành cầu nối giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Bên cạnh đó, nhà nước cân có sự quan tâm chú trọng đây mạnh đâu tư vê cơ sở vật chất, nhân lực nguồn lực cho Hội bảo vệ người tiêu dùng, để các cán bộ phát huy được hết năng lực của mình, từ đó hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài việc đầu tư, nâng cao chất lượng hoạt động, Hội bảo vệ người tiêu dùng còn phải chú trọng vai trò cầu nối của mình để phối kết hợp với các cơ quan có thẩm quyền khác trong việc thực hiện chức năng quyền hạn của mình (Ví dụ: Hội Luật sư, các cơ quan truyền thơng, thơng cáo báo chí...)

Với quyết tâm chuyển đổi số ở nước ta như hiện nay, các tổ chức hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể phối hợp với các tổ chức, đồn thể có chun mơn trong việc tạo ra một cổng thông tin điện tử. cống thông tin không

chỉ mang nhiệm vụ tuyên truyền rộng rãi đến người tiêu về chức năng, quyền hạn của Hội, giúp cho họ có cái nhìn đúng hơn về Hội bảo vệ người tiêu dùng mà còn là nơi tiếp nhận những tâm tư, khiếu nại, đóng góp của người tiêu dùng để có thể hỗ trợ họ một cách tốt hơn. Từ đó tạo nên sự yên tâm, tin tưởng của người tiêu dùng đối với Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật việt nam (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w