Về phía người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật việt nam (Trang 123 - 128)

Cách xử lý của người tiêu dùng khi bị xâm phạm quyền lợ

3.2.4. về phía người tiêu dùng

Ket quả khảo sát tại chương 2 cho thấy người tiêu dùng hiện nay đang thiếu kiến thức về pháp luật khá nghiêm trọng. Người tiêu dùng cần phải có ý thức pháp luật, ý thức tự bảo vệ quyền lợi của mình và của cả xã hội. Người tiêu dùng phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các quyền nói chung và quyền được bồi thường thiệt hại nói chung mà pháp luật đã ghi nhận; cần nắm rõ các cơ chế và biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình khi giao dịch với các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh có hành vi xâm phạm. Có như vậy, người tiêu dùng có thể tự tin trong mối quan hệ với nhà sản xuất vừa có thể bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình vừa mạnh dạn tố cáo, khởi kiện những hành vi xâm phạm.

dục người tiêu dùng. Với tình hình kinh tế phát triển như hiện nay cùng với đó là sự bùng nổ của mạng xã hội, truyền thông,... việc đưa những kiến thức cần thiết đến người tiêu dùng khơng cịn là một việc q khó khăn, hồn tồn có thể thực hiện được trên quy mơ tồn quốc nếu có một chiến lược đúng đắn. Việc tổ chức thực hiện này không phải tổ chức hời hợt, qua loa, cho có “phong trào”, mà phải in sâu vào tiềm thức người tiêu dùng đẩy đủ những quyền lợi của họ.

Giáo dục tốt người tiêu dùng sẽ giúp cân bằng quyền lợi trong mối quan hệ cung - cầu. Người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ tốt nhất với giá cả phải chăng mà các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh vẫn có thể thu được lợi nhuận tối đa). Được giáo dục toàn diện cũng sẽ giúp người tiêu dùng có những đóng góp xác đáng hơn trong q trình xây dựng luật, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật.

Từ những phân tích trên, có thê thây răng trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước ta cần phải có các chính sách, biện pháp và quy định phù hợp hơn về nâng cao trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng cũng như đảm bảo thực thi các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng một cách có hiệu quả. Các chính sách và quy định này phải được xây dựng theo kế hoạch, lộ trình rõ ràng và phải được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trên đây là một số kiến nghị của tác giả nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Tất cả đều xuất phát từ lợi ích của người tiêu dùng, qua đó hạn chế những thiệt hại xảy ra do hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Ngoài ra, kiến nghị của tác giả sẽ giúp trách nhiệm của nhà sản xuất cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người tiêu dùng, giúp cho đời sống xã hội phát triển.

Kêt luận chương 3

Dựa trên cơ sơ lý luận ở Chương 1 và những phân tích, đánh giá thực trạng về quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề BTTH cho người tiêu dùng ở Chương 2, tại Chương 3 tác giả đã tiến hành đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trên thực tế. Trong đó có các giải pháp chính như xây dựng hệ thống pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng một cách thống nhất, đồng bộ; Xây dựng quy định chi tiết về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ngồi ra tác giả cịn kiến nghị nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên chỉ dựa vào những kiến nghị trên là chưa đủ. Hơn ai hết chính người tiêu dùng phải có trách nhiệm tự bảo vệ quyền lợi của họ trước những xâm phạm. Việc giáo dục pháp luật cho người tiêu dùng và nhà sản xuất kinh doanh không chỉ giúp họ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà qua đó cịn nâng cao hiệu quả thực thi trên thực tế.

KẾT LUẬN

Quyền lợi người tiêu dùng là một trong những vấn đề xã hội đang nóng hiện nay. Với kinh tế đa phương như hiện nay các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh không ngần ngại dùng mọi thủ đoạn tinh vi xâm phạm đến quyền lợi của người tiêu dùng để tạo ra nhiều lợi nhuận nhất. Để bảo vệ người tiêu dùng tồn diện thì phải có một cơ chế về bồi thường đủ tốt. Khơng một cơ chế nào đủ mạnh để đảm bảo quyền được bồi thường cho người tiêu dùng ngoài pháp luật.

Trong đề tài tác giả đã khái quát các khái niệm về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền lợi. Qua đó, có thể thấy vị trí quan trọng của người tiêu dùng, đặc biệt là mối quan hệ giữa cá nhân, tổ chức kinh doanh với người tiêu dùng trong đời sống kinh tế xã hội và việc ghi nhận chế định bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mang nhiều ý nghĩa to lớn cả về mặt pháp luật, kinh tế và xã hội. Phân tích những quy định của pháp luật hiện hành ở chương 2 cho thấy những ưu điểm của hệ thống pháp luật Việt Nam phù hợp với tình hình xã hội hiện nay. Tuy nhiên vẫn cịn nhiều bất cập, chưa hoàn thiện trong hệ thống pháp luật dẫn đến quyền lợi của người tiêu dùng hiện nay bị xâm phạm rất nhiều cũng như việc thực thi trên thực tế gặp nhiều trở ngại. Vì vậy để bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng một cách thỏa đáng thật sự khơng dễ dàng, qua đó địi hỏi pháp luật cần có những sự khắc phục hồn chỉnh.

Nghiên cứu và xây dựng những sáng kiến khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu cấp bách, qua đó nâng cao khả năng thực thi trên thực tế. Với việc ký kết thành công rất nhiều những hiệp định về thương mại trong thời gian vừa qua như EVTFA, AFTA,... đã khiến cho nền kinh tế của Việt Nam phát triển vượt bậc hơn. Chính vì vậy các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh phải nhận thức được việc bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng góp phần đến sự tồn tại của họ. Các nhà làm luật cần sớm nghiên cứu những vấn đề bất cập, thiếu sót chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống để đề xuất sửa đổi hoặc hướng dẫn cụ thể việc áp dụng các quy đinh về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, góp phần đáp ứng yêu cầu về lý luận và thực tiễn.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật việt nam (Trang 123 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w