THỤC HIỆN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1.2. Quy định về lãi suất, hình thức vay
3.3.170. Lãi suất cho vay tín chấp được quy định tại điều 468- Bộ luật dân sự 2015; điều 91 - Luật tổ chức tín dụng 2010 và điều 13, Thơng tư 39/TT-NHNN-2016 cụ thể như sau:
3.3.171. Điều 468, BLDS 2015: “Trường họp các bên có thỏa thuận về lãi suất
thì lãi suất theo thỏa thuận khơng được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường họp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt q khơng có hiệu lực. Trường họp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng khơng xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ."
3.3.172. Điều 91, Luật các TCTD: “Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của
tơ chức tín dụng:
1. Tơ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
2. Tơ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tơ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
an tồn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tơ chức tín dụng”
3.3.173. Điều 13, Thông tư 39/TT-NHNN-2016: “Lãi suất cho vay
1. Tô chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường họp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.
2. Tơ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận vê lãi suât cho vay ngăn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ ....”
3.3.174. Theo đó, bộ luật dân sự đưa ra quy định lãi suất không vượt quá 20%/năm nhưng quy định tại luật tổ chức tín dụng và thơng tư 39/TT-NHNN-2016 thì cho phép ngân hàng và khách hàng tự do thoả thuận về lãi. Nội dung này không mâu thuẫn do xét về phạm vi điều chỉnh cho thấy Bộ luật dân sự có phạm vi điều chỉnh rộng hơn bao quát hơn Luật các tổ chức tín dụng 2010. Luật các tổ chức tín dụng 2010 là luật chuyên ngành khi quan hệ dân sự có sự tham gia một bên của “các tố chức tín dụng”. Tuy Bộ luật dân sự điều chỉnh chung các quan hệ dân sự nhưng đối với Luật tổ chức tín dụng, hai luật này vẫn có giá trị pháp lý ngang nhau nên sẽ áp dụng luật chuyên ngành. Việc áp dụng luật tổ chức tín dụng 2010 sẽ khơng phải là áp dụng văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý thấp hơn.
3.3.175. Do tính chất tự thỏa thuận, do vậy các ngân hàng thương mại sẽ căn cứ trên quy định của pháp luật, theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn, mức độ tín nhiệm của khách hàng trừ trường hợp ngân hàng nhà nước có quy định về lãi suất cho vay tối đa nên tại từng ngân hàng và từng quy định sản phẩm mà mức lãi suất cho vay
khác nhau và vì tính chất rủi ro hơn nên lãi suất vay tín chấp này thường cao hơn lãi suất vay thể chấp cùng loại. Ví dụ lãi suất vay tại một vài ngân hàng như sau:
-Tại TechcomBank, lãi suât vay tùy thuộc sản phâm với mức khoảng 18%/nãm.
-Tại TPBank, lãi suất đối với khoản vay theo lương lãi suất 17%/năm; vay theo bảo hiểm nhân thọ lãi suất 16,5%-17,5%/năm; vay theo hóa đơn điện nước 17,5%/năm; thẻ tín dụng là 17,5%/năm.
3.3.176. Ngồi ra, theo quy định của pháp luật “ trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng khơng vượt q 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả; còn trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn” do vậy tại hợp đồng vay của của các ngân hàng thường đưa ra mức lãi suất quá hạn là 150% lãi suất trong hạn còn lãi suất phạt chậm trả lãi là 10%.
3.3.177. Thứ hai, quy định về hình thức cho vay tín chấp
vay trả góp, vay thẻ tín dụng. Quy định của Thơng tư 39/2016/TT-NHNN tại điều 27 đưa ra khái niệm về phương thức cho vay thấu chi như sau:
3.3.179. ‘Tơ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng việc áp dụng các phương
thức cho vay như sau:
3.3.180. 6. Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh tốn: Tỏ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng chi vượt sổ tiền có trên tài khoản thanh tốn của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 (một) năm
3.3.181. Cùng với đó hình thức mở thẻ tín dụng được quy định tại thơng tư 03/VBHN- NHH về hoạt động thẻ ngân hàng theo đó:
3.3.182. “Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tô chức phất hành thẻ
3.3.183. “TCPHT thỏa thuận với chủ thẻ về hạn mức thanh toán, hạn mức chuyển khoản, hạn mức rút tiền mặt và các hạn mức khác trong việc sử dụng thẻ đối với chủ thẻ phù hợp với quy định tại Thông tư này, quy định của pháp luật hiện hành vê quản lý ngoại hối và các quy định khác của phấp luật”.
3.3.184. Cịn đối với hình thức vay trả góp, khái niệm về phương thức trả góp được đưa ra như một hình thức vay tiêu dùng tại cơng ty tài chính tại điều 3, Thơng tư 43/2016/TT-NHNN: “Cho vay trả góp là hình thức cho vay tiêu dùng của công tỵ tài
chỉnh đối với khách hàng, theo đó cơng ty tài chỉnh và khách hàng thỏa thuận trả nợ gốc và lãi tiền vay theo nhiều kỳ hạn
3.3.185. Trên cơ sở quy định của pháp luật về các hình thức vay cơ bản, các ngân hàng đưa ra các sản phẩm vay khác nhau. Ví dụ như:
3.3.186. • Tại ngân hàng ShinhanBank, đẩy mạnh cho vay trả góp và thẻ tín dụng do vậy tất cả các sản phẩm của ngân hàng đều vay theo hình thức trả góp chỉ khác về điều kiện, mức lãi suất và hồ sơ cung cấp. Ví dụ nếu khách hàng cơng tác tại đơn vị trong
nhóm 500 doanh nghiệp lớn nhất, đóng bảo hiểm xã hội đầy đù thì có thể vay trả góp tối đa 50 triệu đồng với lãi suất 20%/năm mà chỉ cần cung cấp hồ sơ pháp lý cơ bản; cịn nếu muốn vay trả góp với lãi suất thấp 12%/năm và hạn mức cao hơn thì khách hàng phải
cung cấp thêm hồ sơ chứng minh nguồn thu nhập...
3.3.187. • Tại ngân hàng MaritimeBank, ngồi diện trả góp, thẻ tín dụng áp dụng thêm hình thức vay thấu chi tài khoản thanh tốn tối đa 300 triệu đồng dành cho khách hàng nhận được lương chuyển khoản qua các tổ chức tín dụng với điều kiện hách hàng thu nhập tối thiếu 10 triệu đồng tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và 8 triệu đồng tại các
tỉnh/thành phố khác, kinh nghiệm làm việc tối thiểu 6 tháng,...