- Phân tích vốn huy động theo tính chất tiền gử
3.3.2. Đối với ủy ban nhân dân tỉnh Đắc Nông
- Chỉ đạo các đơn vị ngành cung cấp dịch vụ như công ty cấp nước, bưu điện, điện lực … phối hợp với các NHTM thực hiện thanh toán các khoản tiền dịch vụ qua ngân hàng. Khuyến khích các đơn vị, tổ chức kinh tế chi lương, thanh toán qua thẻ qua hệ thống ngân hàng đối với mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đối với các tổ chức xã hội hưởng lương ngân sách.
- Hỗ trợ các NHTM trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng các yêu cầu hội nhập thông qua các chương trình đào tạo ngoại ngữ, thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài. Hỗ trợ các NHTM trong việc tiếp nhận các nguồn vốn từ nước ngoài vào để phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại.
- Có sự chỉ đạo để các ban ngành có sự phối hợp đầu tư và huy động vốn cho các NHTM cũng như trong việc xử lý nợ, đăng ký giao dịch đảm bảo, công chứng… giỳp cỏc NHTM hoạt động an toàn và hiệu quả hơn.
- Giao cho một đơn vị đầu mối nghiên cứu xây dựng đề án phát triển dịch vụ tài chính giai đoạn 2010 – 2015. Bởi vì dịch vụ tài chính và dịch vụ ngân hàng phát triển song song, hỗ trợ cho nhau. Theo đó đẩy mạnh và phát triển thị trường chứng khoán, thị trường tín phiếu, thị trường trái phiếu tạo thành một kênh vốn trung dài hạn ổn định của tỉnh. Đặc biệt phát triển thị trường chứng khoán theo hướng hoạt động mạnh không chỉ dựa vào các công ty cổ phần tham gia niêm yết chứng khoán mà còn phụ thuộc vào số lượng các giao dịch trên thị trường chứng khoán. Cụ thể là phải có sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế khác nhau trên thị trường chứng khoán. Xã hội hóa các hoạt động giao dịch chứng khoán đòi hỏi việc bồi dưỡng và nâng cao sự hiểu biết của tất cả mọi thành viên trong xã hội về hoạt động chứng khoán. Từ đó nâng dần tỷ lệ các đối tượng tham gia trên thị trường chứng khoán trong tương lai.
- Mở rộng tuyên truyền làm cho các doanh nghiệp am hiểu hơn về giao dịch chứng khoán và vận động một số công ty cổ phần có năng lực về tài chính tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán để đa dạng hóa nhằm làm cho thị trường hoạt động sinh động hơn. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho quỹ đầu tư phát triển đô thị thành phố tăng thêm năng lực tài chính, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực nhằm góp phần tích cực cho việc thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế mang tính động lực của địa phương.
- Cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, đảm bảo hoạt động tài chính thông suốt, chất lượng và hiệu quả.
3.3.3.Đối với NHNo & PTNT Việt Nam
- Tạo điều kiện cho chi nhánh loại 1 và loại 2 chủ động hơn trong việc điều hành lãi suất đây là một mấu chốt quan trọng để huy động đạt được số lượng hiệu quả nhất. Vì thực trạng hiện nay trên đại bàn Đăk Nông bắt đầu có cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khỏc trờn địa bàn Đăk Nụng luụn cú sự diều chỉnh lãi suất tăng đặc biệt trong thời gian gần đây. Trong lúc đó ngân hàng NHNo Đăk Nông là chi nhánh loại 2 không được chủ động điều chỉnh lãi suất để cạnh tranh với các ngân hàng khác mà phải chờ chỉ đạo lãi suất của ngân hàng nông nghiệp việt nam khi đó mới thực hiện dẫn đến bị động không cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại khác dẫn đế hiệu quả huy động bị hạn chế.
- Đối với công tác tổ chức
Ngân hàng nông nghiệp việt nam nên phân quyền cho chi nhánh loại 1 và loại 2 được phép ra quyết định thành lập phòng giao dịch trực thuộc. Vì như hiện nay muốn thành lập một phòng giao dịch vựng sõu vàng xa từ luc lập dự án đến lúc hội đồng quản trị ra được quyết đinh thành lập thường mất một năm do vậy làm mất cơ hội của ngân hàng cơ sở trong việc mở rộng mạng lưới. khó để khắc phục hạn chế thứ 8 đó nờu ở trên.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp cựng cỏc kiến nghị nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHN0&PTNT- trên địa bàn Tỉnh Đắc Nông, luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:
Một là, luận văn trình bày một số lý luận cơ bản về nghiệp vụ huy động vốn của NHTM. Trong đó đề cập sự ra đời, khái niệm, vai trò, cơ cấu nguồn vốn; sự luân chuyển của nguồn vốn huy động; các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM.
Luận văn còn đề cập đến bài học kinh nghiệm trong huy động vốn đối với Việt Nam từ Thái Lan, Đài Loan, Indonesia.
Hai là, luận văn đã khái quát về Chi nhánh NHN0&PTNT tỉnh Đắc Nông ; tập trung đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh NHN0&PTNT tỉnh Đắc Nông thời gian qua. Trong đó đề cập đến các hình thức, kết quả huy động vốn; đề cập đến các yếu tố tác động đối với huy động vốn như lãi suất, cạnh tranh, tỷ giá và kiều hối, giá vàng, dịch vụ ngân hàng, công nghệ, tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực và của mạng lưới ngân hàng.
Ba là, luận văn chỉ ra 2 nhóm nguyên nhân hạn chế đối với việc mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động vốn là:
Nhóm nguyên nhân từ bản thân Chi nhánh NHN0&PTNT tỉnh Đắc Nông như: Còn hạn chế trong khai thác tối ưu tiềm năng vốn trong xã hội; cơ cấu vốn huy động chưa thật hợp lý; sản phẩm, cạnh tranh còn đơn điệu; tính hệ thống chưa cao; thủ tục của ngân hàng còn rườm rà …
Nhóm nguyên nhân từ nền kinh tế gồm: Thiếu một chiến lược phù hợp để mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động vốn; nguồn nhân lực, quản trị và điều hành chưa theo kịp với thực tiễn.
Bốn là, trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế và những định hướng của Chi nhánh, luận văn đưa ra 2 nhóm giải pháp và những kiến nghị để mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh NHN0&PTNT tỉnh Đắc Nụng. Nhúm giải pháp đối với bản thân Chi nhánh NHN0&PTNT tỉnh Đắc Nông như: Xây dựng chiến lược huy động, mở rộng các hình thức huy động mới nhằm khai thác tối ưu tiềm năng vốn trong xã hội; nâng cao năng lực cạnh tranh trong huy động vốn … và những giải pháp khác để mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Đắc Nông.
Nhóm giải pháp đối với nền kinh tế là tăng cường tính ổn định và khả thi trong quy hoạch tổng thể và nâng cao chất lượng các dự án của tỉnh tạo điều kiện để mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh NHN0&PTNT tỉnh Đắc Nông. Ngoài ra luận văn còn đưa ra các kiến nghị đối với quản lý vĩ mô là Chính phủ; lãnh đạo tỉnh và đối với NHNN Việt Nam.
Những giải pháp nêu trên cần phải được triển khai một cách đồng bộ và theo một lộ trình nhanh, vững chắc.
Năm là, những điểm mới đạt được trong nghiên cứu đề tài luận văn:
- Xây dựng mới các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của các NHTM.
- Đưa ra những giải pháp mới mang tính đột phá trong huy động vốn và góp phần nâng cao năng lực tài chính cho Chi nhánh NHN0&PTNT tỉnh Đắc Nông
Những vấn đề khác như: Đổi mới cơ chế tài chính; nâng cao tính ổn định và khả thi của quy hoạch tổng thể về kinh tế, xã hội của Tỉnh Đắc Nông trong
luận văn có đề cập một vài khía cạnh, đó là những vấn đề lớn có thể trở thành những đề tài nghiên cứu mới. Luận văn không nghiên cứu sâu bởi chỉ là những vấn đề có liên quan không phải là đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu song khó tránh khỏi những hạn chế nhất định, tác giả luận văn mong muốn nhận được sự góp ý của những người quan tâm.