- Các chi phí có liên quan khác
1.3.3.1 Nhóm nhân tố khách quan
.
a. Chính sách, pháp luật của Nhà nước
Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng luôn bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý chặt chẽ. Chính vì vậy, ngành ngân hàng là một trong nhiều ngành chịu ảnh hưởng lớn với mỗi sự biến động của chính trị và pháp luật.
Môi trường chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của nền kinh tế cũng như hoạt dộng kinh doanh của ngân hàng. Ngược lại, nếu môi trường chính trị không ổn định làm cho các doanh nghiệp không quan tâm đến sản xuất, hiệu quả sản xuất thấp, điều đó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.
Hành lang pháp lý có ảnh hưởng lớn đến nghiệp vụ tạo vốn của các NHTM. Hành lang pháp lý thông thoáng tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng hoạt động kinh doanh nói chung và mở rộng các hình thức huy động vốn nói riêng. Đây là cơ sở để các ngân hàng có thể huy động được khối lượng vốn đáp ứng mục tiêu, từ đó nâng cao hiệu quả huy động vốn. Khi pháp luật thường xuyên thay đổi, không nhất quán, không rõ ràng, còn tồn tại nhiều văn bản mâu thuẫn nhau thì việc huy động vốn của các NHTM sẽ không đáp ứng được mục tiêu, hiệu quả huy động vốn giảm.
Bên cạnh đú, cỏc chính sách của Nhà nước cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM. Khi Nhà nước khuyến khích huy động vốn trung dài hạn phục vụ các dự án lớn của quốc gia sẽ tạo điều
kiện thuận lợi để các NHTM mở rộng huy động vốn trung dài hạn bằng các hình thức phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn.
b. Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệ (CSTT) như dữ trữ bắt buộc, lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất liên ngân hàng,... cũng tác động tới hiệu quả huy động vốn của NHTM.
Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, số tiền dự trữ bắt trên tổng khối lượng vốn huy động tăng. Nghĩa là số huy động được sử dụng để cho vay, đầu tư giảm, thu nhập của ngân hàng giảm và hiệu quả huy động vốn giảm là tất yếu.
Lãi suất cho vay bị khống chế bởi lãi suất trần (trước đây ở Việt Nam, lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản). Khi lãi suất huy động tăng cao, lãi suất cho vay bị khống chế, thu nhập của ngân hàng sẽ giảm. Lãi suất liên ngân hàng, lãi suất chiết khấu tác động tới lãi suất đi vay của ngân hàng. Nếu các mức lãi suất này cao, chi phí cho nguồn đi vay của ngân hàng sẽ cao và hiệu quả huy động vốn sẽ giảm.
e. Điều kiện thị trường và cạnh tranh
Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng luôn phải tính đến điều kiện môi trường kinh doanh, như có bao nhiêu cơ hội đầu tư tiềm tàng ở những khu vực thuộc địa bàn hoạt động của ngân hàng, có bao nhiêu ngân hàng và các TCTD khác cũng tham gia trên địa bàn đó? Để cạnh tranh với các đối thủ , ngân hàng buộc phải cải tiến chất lượng phục vụ, đưa ra một lãi suất phù hợp với thị trường, nghiên cứu kỹ hơn các điều kiện thị trường… Như vậy, cạnh tranh vừa là một thách thức vừa là một nhân tố thúc đẩy các ngân hàng nâng cao chất lượng hoạt động, trong đó có hoạt động huy động vốn.
f. Sự phát triển của thị trường tài chính
Thị trường tài chính là nơi mua bán các công cụ tài chính, nhờ đó vốn được chuyển giao một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ các chủ thể dư thừa vốn đến các chủ thể có nhu cầu về vốn. Thị trường tài chính cung cấp phương
thức chuyển đổi các loại tài sản tài chính thành tiền mặt. Hay nói cách khác, thị trường tài chính tạo dễ dàng để bán những tài sản tài chính nhằm thu tiền mặt, do đó làm cho những tài sản tài chính “lỏng” thờm. Tớnh lỏng thêm của những tài sản tài chính khiến chúng được ưa chuộng hơn và như thế sẽ dễ dàng hơn cho các NHTM khi phát hành các loại giấy tờ có giá để huy động vốn.
Nếu thị trường tài chính kém phát triển thỡ tớnh thanh khoản của các tài sản tài chính kém, người tiết kiệm sẽ ưu thích nắm giữ tài sản hoặc vốn dưới hình thái tiền mặt hơn là các hình thức khác gần với tiền. Khi đó, hoạt động huy động vốn của các NHTM sẽ gặp khó khăn.
Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường chứng khoán cũng gây ra không ít khó khăn cho các NHTM trong việc huy động vốn, do thị trường chứng khoán đã thu hút một phần tiền nhàn rỗi từ dân cư và TCKT.