Những hạn chế

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh tỉnh đắc nông (Trang 67 - 69)

- Phân tích vốn huy động theo tính chất tiền gử

2.3.2.1. Những hạn chế

Một là: Chưa khai thác tối ưu tiềm năng vốn của xã hội trên địa bàn

Theo nhận định của các nhà chuyên môn thì hiện nay một tỷ lệ khá vốn nhàn rỗi trong xã hội người dân vẫn cất trữ trong nhà, trong gia đình và sử

dụng thanh toán bằng tiền mặt là phổ biến. Sở dĩ như vậy trong đó có một phần do hạn chế các hình thức huy động vốn của các NHTM còn đơn điệu chưa thực sự thu hút đối với công chúng. Vấn đề đặt ra là các NHTM cần tăng cường khả năng khai thác triệt để hơn nữa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để có thể đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển mà khỏi phải trông chờ vốn điều chuyển theo hệ thống là nguồn vốn phụ thuộc vào chỉ tiêu kế hoạch điều chuyển, lãi suất thường cao.

Một phần yếu kém trong huy động vốn là phát triển dịch vụ thiếu đồng bộ và đơn điệu. Dịch vụ ngân hàng chưa phát triển, chủng loại chưa đa dạng, chưa có nhiều loại dịch vụ mới, chất lượng dịch vụ chưa cao. Nhìn chung dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, chưa hấp dẫn, chưa tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho các khách hàng thuộc các thành phần kinh tế tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Hệ thống nghiệp vụ chưa định hướng theo khách hàng, còn nặng về các nghiệp vụ dịch vụ truyền thống, các dịch vụ ngân hàng hiện đại mới được đưa vào sử dụng chưa được ngân hàng thực sự quan tâm. Số lượng máy ATM cũn ớt, cỏc dịch vụ và chính sách hỗ trợ, quảng cáo còn hạn chế, tập quán người dân sử dụng phương tiện chủ yếu là tiền mặt, nên đối tượng chủ yếu chỉ là cán bộ công nhân viên chức và một số khách hàng truyền thống của các NH trên địa bàn.

Hai là: Cơ cấu vốn huy động chưa hợp lý hạn chế hiệu quả huy động vốn

Tỷ lệ cơ cấu huy động của Chi nhánh vẫn chưa hợp lý. Tỷ trọng vốn huy động có lãi suất thấp, tiền gửi thanh toán, tiền gửi trên tài khoản sử dụng thẻ còn thấp. Tất nhiên nguồn vốn này có hạn chế là không ổn định, tỷ lệ sử dụng vốn không cao, nhưng đây là xu hướng chung trên thế giới và ở Việt Nam, là nguồn vốn có lãi suất thấp. Tỷ lệ huy động vốn trung dài hạn cũng chưa cao, chủ yếu là vốn huy động từ 12 tháng trở xuống. Chi nhánh vẫn sử dụng khoảng 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Do đó vấn đề đặt ra là

cần có chiến lược để có một cơ cấu vốn huy động hợp lý.

Ba là: Tính linh hoạt trong lãi suất tiền gửi và tiền vay

Trong thực tế hiện nay đa phần khách hàng quan hệ với ngân hàng đều có tiền vay và tiền gửi. Do vậy khi sử dụng lãi suất cho vay thả nổi. Khi có điều chỉnh lãi suất cho vay tăng thêm nhưng không điều chỉnh lãi suất tiền gửi theo một biên độ tương ứng làm cho khách hàng thiệt thòi thiếu mặn mà với ngân hàng từ đó có hạn chế đến số lượng và hiệu quả huy động vốn của ngân hàng đó là hạn chế mà ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông cần khắc phục.

Bốn là: Chưa đảm bảo sự cân đối vững chắcgiữa huy động vốn với sử dụng vốn

Nhìn vào các bảng trên ta thấy trong nhiều thời kỳ, nguồn vốn huy động hoặc là dư thừa, hoặc chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn, đặc biệt giữa nguồn vốn dài hạn với nhu cầu cho vay dài hạn

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh tỉnh đắc nông (Trang 67 - 69)