- Phân tích vốn huy động theo tính chất tiền gử
3.2.3 Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực đảm bảo đủ năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp để thực hiện tốt các yêu cầu về phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng, đủ khả năng trình độ để điều hành hoạt động trong nền kinh tế thị trường hiện đại mở cửa và hội nhập.
Đối với hoạt động ngân hàng hiện đại là hệ thống chương trình, hệ thống quản trị dữ liệu phức tạp, xử lý liên quan đến nhiều nghiệp vụ kinh doanh. Sự ổn định và hiệu quả của hệ thống phụ thuộc nhiều vào đội ngũ cán bộ, nhân
viên của mỗi ngân hàng. Chính vì lẽ đó, đặt vấn đề thực hiện giải pháp nguồn nhân lực thật tốt, thông qua đào tạo tại các trường đại học, đào tạo tại chỗ và các lớp ngắn hạn do các chuyên gia truyền đạt … NHN0 cần tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, nhân viên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động ngân hàng ngày càng cao của một nền kinh tế, xã hội hiện đại. Ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh trên cơ sở các mối quan hệ nên công chúng thường tìm đến những ngân hàng mà ở đó nhân viên ngân hàng thực sự hiểu biết và có trình độ giao tiếp tốt.
Để thực hiện giải pháp này cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho ngân hàng được phát triển theo hai hướng cán bộ quản trị và cán bộ, nhân viên tác nghiệp. Cụ thể: Ngoài những chuẩn chất chung như có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết về văn hóa, xã hội, pháp luật và nắm bắt kịp thời sự phát triển của nền kinh tế mới, mỗi loại cán bộ nhân viên cần chú trọng những phẩm chất riêng như:
- Cán bộ quản trị cần có khả năng hoạch định hoạt động chung trong ngắn, trung và dài hạn; có năng lực tổ chức, điều hành hoạt động và có khả năng sử dụng đúng nguồn nhân lực sao cho tối đa hóa hiệu quả.
- Cán bộ, nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng ngoài trình độ nghiệp vụ phải có kỹ năng tiếp thị và giao tiếp tốt, có kiến thức, khả năng đánh giá năng lực tài chính khách hàng; có sự nhạy bén cao trong việc thuyết phục khách hàng “bỏn hàng và mua hàng”. Trước con mắt của khách hàng, họ chính là bộ mặt của ngân hàng nên cần phải được đào tạo kỹ năng mang tính chuyên nghiệp cao.
Muốn đạt được yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực như trên, NH cần có sự phối hợp tổ chức những lớp học chung đào tạo chuyên sâu cho từng loại nghiệp vụ, tạo nên những khóa đào tạo mà đối tượng người học có mặt bằng kiến thức chung đồng thời giảm chi phí đào tạo. Mặt khác để có những nột
riờng, đặc thù của mình mỗi ngân hàng cần thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, đào tạo cán bộ để quy hoạch và thống nhất về chất lượng nguồn nhân lực cho mỗi mảng nghiệp vụ, liên tục cập nhật sự phát triển của các sản phẩm mới để đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp.
Thực hiện được những điều nêu trên sẽ dẫn đến khả năng nâng cao trình độ chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo việc xây dựng đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị chiến lược, điều hành kinh doanh, tạo nên đội ngũ cán bộ ngân hàng vừa có phẩm chất đạo đức, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ vừa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Song song với công tác đào tạo, Chi nhánh nên bố trí các nhân viên ở vị trí phù hợp với trình độ và khả năng của họ, thực hiện đánh giá nghiêm túc về kết quả hoạt động: Huy động vốn, thu hút tiền gửi, số lượng thẻ phát hành mới, số lượng tài khoản cá nhân tăng thờm… để từ đó có chế độ trả lương cho phù hợp.
Phát triển tốt nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói chung cũng như trong mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động vốn nói riêng.