Các phương thức huy động khác

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh tỉnh đắc nông (Trang 29 - 33)

+ Đi vay các ngân hàng thương mại

Trong thực tế, các NHTM luụn cú sự không cân đối giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn sử dụng, vì vậy khi thiếu vốn đột xuất NHTM có thể vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) khác thông qua thị trường liên ngân hàng. Thị trường này giúp cho NHTM bổ sung nguồn vốn cho nhau, giải quyết nhanh nhu cầu thiếu hụt trong thanh toán của nền kinh tế. Hoạt động của thị trường này nhằm tận dụng đến mức cao nhất các khả năng sẵn có một cách triệt để trước khi cần yêu cầu đến tiền của NHTW.

Tỷ trọng nguồn này trong tổng nguồn vốn phản ánh quan hệ của ngân hàng với các tổ chức tài chính tín dụng khác và chất lượng công tác thanh toán của ngân hàng bởi nếu tỷ trọng của nguồn này lớn, chứng tỏ rằng ngân hàng rất có uy tín trong quan hệ thanh toán cả đối với khách hàng và đối với các TCTD khác.

+ Vốn phát hành giấy tờ có giá

Vốn phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng thuộc loại: “chủ động thu gom” đây là hình thức huy động thông qua phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,.. Những hình thức huy động vốn đó nờu ở trên được xếp vào loại “ bị động thu gom”. Xét về bản chất thì hai loại này không khác nhau nhiều, tuy nhiên nó khác nhau ở chỗ:

. Lãi suất “vốn chủ động đi vay” cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm.

. “Vốn chủ động đi vay” được huy động theo sáng kiến của từng ngân hàng, đây là khoản tiền nhận gửi có bảo đảm chứ không phải tiền gửi đơn thuần. Vốn này cũng thuộc loại tín dụng dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.

Với loại “vốn chủ động đi vay” ngân hàng hoàn toàn tự chủ về mặt thời hạn hoàn trả do đó có thể sử dụng cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn là tùy

thuộc vào thời hạn của vốn vay và mặc dù lãi suất cao hơn thông thường ngân hàng vẫn được lợi nhiều từ hình thức này.

1.3 Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại1.3.1 Quan niệm về hiệu quả huy động vốn 1.3.1 Quan niệm về hiệu quả huy động vốn

1.3.1.1. Khái niệm về hiệu quả huy động vốn

Hiệu quả huy động vốn là phạm trù phản ánh trình độ, khả năng đảm bảo thực hiện công tác huy động vốn có kết quả và hiệu quả cao với chi phí thấp nhất. có nghĩa là đối với mặt lượng, hiệu quả huy động vốn biểu hiện giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Còn đối với mặt chất nó phản ánh năng lực và trình độ quản lý của nhân hàng tính hiệu quả của một họat động thể hiện ở việc có mang lại một lợi ích nhất định cho chủ thể thực hiện hoạt động ấy cũng như các đối tượng khác có liên quan.

Trên giác độ ngân hàng, để đạt được hiệu quả huy động vốn cao, ngân hàng cần bám sát nhu cầu sử dụng vốn, huy động vốn không những đáp ứng nhu cầu mà còn phù hợp về cơ cấu, kỳ hạn và loại tiền với chi phí huy động thấp nhất. Đồng thời phải duy được tính ổn định cao của các nguồn tiền huy động. Có như vậy mới hạn chế được rui ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Trên giác độ khách hàng, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng đạt được khi thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng về tính đa dạng của sản phẩm huy động vốn, về lãi suất, về thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng... Nói cách khác, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng cao khi tạo cho khách hàng cảm giác thuận tiện, an toàn khi gửi tiền vào ngân hàng cũng như khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

Trong thực tế nếu không nâng cao được hiệu quả huy động vốn, thì việc thực hiện các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa huy động vốn trở nên vô nghĩa, từ đó dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng không đạt được mục tiêu đề ra. Chính vì vậy mà trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng phải đạt được các chỉ tiêu như sau:

+ Sự tăng trưởng quy mô vốn + Cơ cấu nguồn vốn huy động + Chi phí huy động vốn

+ Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn

1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn:1.3.2.1. Các chỉ tiêu định lượng: 1.3.2.1. Các chỉ tiêu định lượng:

1.3.2.1.1 Sự tăng trưởng của quy mô vốn

Quy mô vốn là chỉ tiêu đầu tiên khi đánh giá hiệu quả nguồn vốn, quy mô của nguồn vốn được đánh giá là hiệu quả và phù hợp phải đáp ứng được nhu cầu hoạt vốn cho hoạt động của nhân hàng. Quy mô vốn phải phù hợp với tốc độ tăng trưởng của ngân hàng, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của nền kinh kế.

Thật vậy công tác huy động vốn không thể có hiệu quả khi mà nguồn vốn huy động được lại không đạt được quy mô nhất định theo kế hoạch huy động của ngân hàng, hay không đáp ứng nổi về nhu cầu và khối lượng vốn cho kinh doanh. Cơ cấu vốn của ngân hàng lại không có sự hợp lý giữa các nguồn vốn huy động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn giữa vốn ngoại tệ và nội tệ. đối với ngân hàng do mỗi nguồn vốn có những điểm mạnh và điểm yếu riêng trong việc khai thác và huy động nên cơ cấu vốn biến đổi sẽ dẫn tới sự biến động trong cơ cấu đầu ra.

Khối lượng vốn huy động phản ánh huy động quy mô vốn, quy mô vốn lớn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Trong tổng nguồn vốn của nhân hàng thì quy mô vốn chím tỉ trọng cao nhất và có vai trò quan trọng hơn cả. sau khi huy động được khối lượng vốn lớn thỡ cỏi mà ngân hàng cần quan tâm lúc này là tốc độ tăng trưởng ổn định vì có thể lúc này quy mô vốn lớn nhưng sẽ là khó khăn cho ngân hàng khi đưa ra quyết định cho vay hay đầu tư nếu ngân hàng không kiểm soát, không dự đoán được đồng tiền rút ra và dòng tiền gởi vào.

1.3.2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động

Cơ cấu vốn huy động là một trong những chỉ tiêu được xem là quan trọng để các nhà quản lý đề ra mục tiêu lâu dài và hoạch định chiến lược kinh doanh trong ngân hàng.

- Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn

Chỉ tiêu cơ cấu huy động theo kỳ hạn phả ánh tỷ trọng vốn huy động theo kỳ hạn là bao nhiêu phần trăm. Nhân hàng có thể huy động và cho vay theo các kỳ hạn khác nhau. Chính vì vậy ngân hàng phải tính toán để huy động và cho vay vốn với kỳ hạn hợp lý nhằm mục đích sinh lời và an toàn

- Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng

Căn cứ vào mục tiêu và đặc trưng hoạt động mỗi ngân hàng sẽ hướng vào một đối tượng khách hàng khác nhau. Mỗi đối tượng khác nhau sẽ đem lại cho nhân hàng những thuận lợi và bất lợi riêng.

+ Khách hàng là các tổ chức kinh tế lớn số lượng khách hàng thuột các đối tượng này ít, khối lượng giao dịch không nhiều nhưng giá trong một giao dịch lớn, thường ngân hàng huy động vốn để tập trung đầu tư cho những đối tượng này mục đích mang lại thu nhập cao.

nghiệp vừa và nhỏ thường khách hàng thuột đối tượng này là nhiều, giá trị một giao dịch nhỏ nhưng số lượng khách hàng thuột đối tượng này nhiều. chính vì vậy ngân hàng cần thiết lập mạng lưới hoạt động với nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, áp dụng nhiều kênh phân phối để khai thác đối tượng khách hàng này sao cho hiệu quả nhất

- Cơ cấu theo loại tiền

Ngân hàng duy trì một tài sản nợ đa tiền tệ sẽ có lợi thể về khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng hơn các đối thủ cạnh tranh từ đó có điều kiện thu hút khách hàng gia tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận. đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi các mối quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng không chỉ ở phạm vi kinh tế mà các lĩnh vực khác như: du lịch, giáo dục… thỡ đõy sẽ là cơ hội cho ngân hàng tăng thu dịch vụ, gia tăng lợi nhuận

1.3.2.1.3. Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của công tác huy động vốn của NHTM. Chi phí huy động vốn bao gồm chi phí trả lãi và các chi phí có liên quan khác.

Một ngân hàng không thể coi là thành công trong việc huy động vốn nếu để có được một khối lượng vốn lớn nó phải bỏ ra chi phí huy động vốn quá lớn. Bởi cũng giống như các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lợi nhuận của ngân hàng cũng được tính bằng công thức: doanh thu – chi phí. Đối với ngân hàng lãi suất trả cho các khoản tiền vay huy động tỷ lệ cao nhất.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh tỉnh đắc nông (Trang 29 - 33)