- Phải nắm chắc kiến thức của vấn đề thì mới có thể thực hành có hiệu quả.
Đây cũng là quy tắc quan trọng trong đạo đức nghề của nhân viên CTXH. Nếu như khơng có kiến thức về vấn đề, tuyệt đối khơng được tự mình đưa ra phương án giải quyết mà phải nhờ sự hỗ trợ từ những người có chun mơn, kỹ năng và kinh nghiệm trong vấn đề này.
- Cần phải biết lựa theo sự phản kháng
Trong tiến trình thực hành, khơng phải bao giờ nhóm thân chủ cũng phản ứng tích cực đối với nhân viên CTXH. Trong nhiều trường hợp, thân chủ phản kháng và chống đối. Có những chống đối cần can thiệp tức thời để ngăn chặn hành vi nguy cơ. Song, cũng có những phản kháng cần được ứng xử lại bằng những hành động nhún nhường nhằm xoa dịu thân chủ. Biết lựa theo sự phản kháng giúp ích cho việc xây dựng mối quan hệ. Tuy nhiên, không phải chúng ta cần luôn nhường nhịn thân chủ, nhường trong trường hợp nào và như thế nào là một việc
làm khó khăn, địi hỏi chúng ta phải trau dồi và rèn luyện hơn nữa thông qua các hoạt động can thiệp thực tế trong tương lai.
- Không để cảm xúc tiêu cực của thân chủ ảnh hưởng đến bản thân
Thân chủ trong đợt can thiệp này thường bị những yếu tố môi trường tác động làm cho trở nên trì trệ, kém linh hoạt. Nhân viên CTXH là một nhân tố thuộc môi trường của thân chủ. Việc chúng ta lựa chọn bị cảm xúc tiêu cực của thân chủ gây ảnh hưởng, hay chúng ta chọn trở thành một yếu tố tích cực kích thích thân chủ là một điều rất quan trọng. Từ đó, chúng ta sẽ kích thích tốt hơn hoạt động tương tác trong nhóm của mình.
- Phải có mối quan hệ tích cực với những người khác trong cùng môi trường làm việc.
CTXH là một ngành làm việc với con người, phụ thuộc nhiều vào các mối quan hệ liên cá nhân khác nhau. Do đó, khác với những ngành kỹ thuật, cơng nghệ có thể khơng cần xây dựng tốt các mối tương tác để làm việc hiệu quả, nếu như những người làm CTXH khơng có được vốn xã hội tốt, cơng việc của họ sẽ khơng thể nào hồn thành một cách có hiệu quả được. Trong mơi trường làm việc là cơ sở nhà nước với nhiều đặc trưng mang phong cách văn hóa của Việt Nam như làng Hữu Nghị lại càng đòi hỏi chúng ta phải cộng tác tốt với những người cùng làm việc xung quanh. Nếu sinh viên coi thường việc thiết lập mối quan hệ tốt với những người xung quanh, việc thực hành của sinh viên chắc chắn sẽ gặp những bất lợi, khiến cho tiến trình trợ giúp trở nên kém hiệu quả. Đánh giá đúng tầm quan trọng của các mối quan hệ và có cách ứng xử phù hợp là một trong những yếu tố tiên quyết để làm nên một tiến trình CTXH thành cơng.
- Chủ động tích cực tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm đi trước.
Trước khi tự đúc kết được những kinh nghiệm cho bản thân mình, chúng ta cần chủ động tham khảo ý kiến từ những người đi trước. Việc làm này sẽ nhằm tích lũy thêm cho bản thân những phương án ứng xử phù hợp khi chúng ta đứng
trước một tình huống mới chưa từng trải nghiệm. Thời gian để xử lý một tình huống khó khăn cũng từ đó mà có thể được rút ngắn, giảm bớt. Đồng thời làm phong phú thêm kiến thức và thế giới quan của bản thân mỗi người.
- Tận dụng triệt để nguồn lực có sẵn.
Xung quanh chúng ta ln tồn tại nhiều nguồn lực có thể tận dụng để giải quyết một vấn đề nào đó. Tuy nhiên khơng phải bao giờ chúng ta cũng có thể nhận ra và việc sử dụng được triệt để những nguồn lực này cũng không phải là một việc dễ dàng. Để làm được điều nay chúng ta phải học hỏi nhiều qua thực tế cũng như từ những tiền bối đi trước, đồng thời không ngừng rèn giũa những kỹ năng giao tiếp để có thể sử dụng trong việc kết nối và huy động các nguồn lực, phục vụ cho tiến trình CTXH, hỗ trợ cho thân chủ một cách hiệu quả nhất.
- Thường xuyên trao đổi với những người có liên quan để thiết lập được một tiến trình can thiệp có hiệu quả nhất.
CTXH là một tiến trình trợ giúp hướng tới con người một cách trực tiếp. Trong khi đó cuộc sống của một cá nhân thường phức hợp nhiều mối quan hệ khác nhau, có vài trị to lớn đối với cuộc đời của họ. Do đó trong hầu hết các trường hợp, ngoài làm việc trực tiếp với thân chủ, chúng ta cịn cần có sự trao đổi, thảo luận với các bên hữu quan, ý kiến tham khảo được sẽ đều nhằm thiết lập một tiến trình can thiệp có hiệu quả nhất đối với thân chủ của CTXH. Đối với tiến trình can thiệp CTXH nhóm này, chúng tơi đã thường xun trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của các thân chủ để có thể liên tục chỉnh sửa tiến trình can thiệp sao cho phù hợp nhất với nhóm thân chủ của mình.
- Trong mọi trường hợp, khơng được nảy sinh định kiến, phán xét với thân chủ mình.
Nếu có định kiến, việc trợ giúp sẽ khơng thành tâm và không đạt được hiệu quả thực sự. Chấp nhận địi hỏi việc tiếp nhận thân chủ, theo nghĩa bóng và nghĩa đen, khơng tính tốn, khơng thành kiến và khơng đưa ra phán quyết nào về hành vi
của người đó. Nguyên tắc chấp nhận thân chủ dựa trên nến tảng của giả định triết học mỗi cá nhân đều có giá trị bẩm sinh, bất kể địa vị xã hội hay hành vi của mình. Dù thân chủ bị khuyết, các em vẫn là một con người với những khả năng và bản sắc riêng có. Dù các em có những hành vi hung hăng gây tổn hại, có những hành vi khơng đúng chuẩn mực,… nhưng khơng vì thế mà sinh viên có thái độ kì thị, xa lánh các em. Sinh viên chấp nhận thân chủ, khơng có nghĩa là dung túng cho hành vi này, mà là quan tâm và có thiện chí giúp các em sửa đổi những hành vi sai lệch.
Nhờ tuân thủ nguyên tắc này, sinh viên đã có thể tiến hành làm việc với thân chủ một cách tự nhiên và hợp tác, khơng gây lãng phí thời gian làm việc, đồng thời nhận ra được điểm mạnh, lợi thế của thân chủ, giúp ích cho q trình khai thác tiềm năng, giúp cho thân chủ giải quyết được nan đề của mình.
Qua tiến trình CTXH này, cá nhân tơi học được nhiều kinh nghiệm làm việc và bài học liên quan đến thực hành CTXH. Trong đó, bài học mà tơi tâm đắc nhất chính là: Phải mềm dẻo làm việc lựa theo văn hóa của địa bàn thực hành để có thể
đạt được hiệu quả can thiệp cao. Không phải bất cứ khi nào và ở đâu cũng được
thoải mái làm việc đúng với chun mơn và nhiệm vụ của mình. Tùy thuộc vào văn hóa ở địa bàn đó mà tiến trình làm việc sẽ bị ảnh hưởng ở một mức độ nhất định. Ở VN chưa nhiều người hiểu rõ CTXH là làm gì do đó khi làm việc khó có thể nhận được sự trợ giúp thích hợp từ những người xung quanh đồng thời sự quan liêu, giáo điều, thói “ma mới bắt nạt ma cũ” cũng là những rào cản đối với một cá nhân khi hội nhập làm việc. Với những sinh viên mới ra trường hay sinh viên tham gia thực hành như chúng tơi, khơng được vì thế mà nản lịng hay chán ghét nghề nghiệp của mình. Từng bước làm việc và khơng ngừng nỗ lực vượt qua từng khó khăn một sẽ giúp cho những người cộng tác hiểu được hơn về CTXH. Đây cũng chính là việc phải làm nếu muốn hoàn thành được sứ mệnh phát triển nghề nghiệp CTXH ở Việt Nam, hướng tới tạo dựng một nghề nghiệp vững mạnh, thúc đẩy sự phát triển của ngành nghề này.