8.1. Tiềm năng và thế mạnh của sinh viên
- Lòng yêu nghề: Sinh viên tự nhận thấy rằng mình có lịng u mến và
mong muốn gắn bó lâu dài đối với nghề Công tác xã hội. Đây là một lợi thế đối với sinh viên. Vì chỉ khi có được lịng u nghề, sinh viên mới có động lực để trau dồi kiến thức cho phát triển nghề. Đồng thời, khi u nghề, sinh viên sẽ có được ý chí quyết tâm để theo đuổi nghề, vượt qua được những trở ngại khi hành nghề và kiên tâm theo đuổi mục tiêu, sứ mệnh của nghề Công tác xã hội.
- Sự nghiêm túc: Sinh viên đảm bảo được tính nghiêm túc trong làm việc và
khơng cảm thấy bản thân bị gị bó trong các quy tắc do người hướng dẫn đặt ra (khả năng thích ứng tốt đối với các quy tắc, quy định). Sinh viên tuân thủ nghiêm túc các quy định về giờ giấc, yêu cầu báo cáo, hoàn thành tốt các cơng việc được giao,… vì vậy đã nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm từ phía nhân viên cơ sở thực tập. Đây là một thế mạnh của sinh viên để sinh viên có thể hội nhập tốt vào mơi trường việc làm sau này.
- Tính kiên nhẫn: Sinh viên có tính kiên nhẫn tốt, biểu hiện cụ thể khi làm
khơng cảm thấy nản chí khi liên tục nhận sự chối từ giao tiếp hay phản kháng từ phía thân chủ của mình. Sinh viên kiên nhẫn và khơng nóng vội khi thực hiện các can thiệp: duy trì thực hiện một hoạt động lặp lại nhiều lần để đạt được hiệu quả cụ thể rồi mới chuyển sang hoạt động khác; Khơng vì sự khơng hợp tác từ phía thân chủ mà khiến bản thân nóng vội hay muốn bỏ cuộc.
- Khả năng thích ứng: Sinh viên có thể linh hoạt trong thích ứng đối với
từng bối cảnh và từng đối tượng cụ thể. Trong thời gian làm việc tại địa bàn, ngoài làm việc liên tục và trực tiếp đối với thân chủ, sinh viên cịn có cơ hội tiếp xúc và hợp tác với các trẻ ở nhiều dạng tật khác nhau và cả trẻ mắc hội chứng tự kỉ. Ở mỗi đối tượng, sinh viên tự nhận thấy mình đã có nhận thức đúng đắn, từ đó nảy sinh những hành vi ứng xử phù hợp và tự nhiên, tạo được tâm thế thoải mái và nhận được sự cộng tác nhất định từ phía đối tượng.
Điều quan trọng nhất sinh viên rút ra được chính là sinh viên khơng có định kiến, kì thị đối với các thân chủ của mình, nhìn nhận được khả năng và thế mạnh của thân chủ, từ đó có thể thúc đẩy sự hợp tác với họ
8.2. Định hướng phát triển nghề nghiệp
Với những năng lực và phẩm chất đã được nhận diện thông qua hoạt động thực hành trực tiếp tại địa bàn, sinh viên tự đánh giá rằng bản thân có khả năng để tiếp tục theo đuổi nghề nghiệp của mình trong tương lai.
Với đối tượng là trẻ khuyết tật, sinh viên chưa đạt được nhiều thành công trong việc can thiệp, song về sau, khi đã có nhiều kinh nghiệm thực tế và kiến thức chun mơn hơn, sinh viên có thể làm tốt vai trò làm người trợ giúp cho thân chủ của mình trong các vấn đề của họ. Tiền đề chính là những phẩm chất và khả năng hợp tác tốt với sự tôn trọng thân chủ và các bản sắc riêng có của họ.
Đây cũng là một định hướng tốt trong phát triển nghề nghiệp bởi người khuyết tật chiếm một tỷ lệ không nhỏ và là một bộ phận không thể tách rời trong
bất kì một xã hội nào. Giúp đỡ cho người khuyết tật, thúc đẩy sự phát triển nói riêng của họ là đang góp phần vào sự phát triển nói chung của tồn xã hội.
Sinh viên nhận thấy rằng môi trường làm việc trong những trung tâm bảo trợ xã hội không thể nào phát triển được bản thân cũng như nghề CTXH do đó nếu sau này vẫn tiếp tục theo đuổi ngành CTXH sẽ không lựa chọn môi trường này. Tuy nhiên sẽ không ngừng nỗ lực chung với mọi người để đạt được sự thay đổi tích cực trong hệ thống này. Từ đó phát triển tốt nhất cho các đối tượng đang được chăm sóc ni dưỡng tại các trung tâm, đồng thời phát triển xã hội nói chung.
Ngồi ra, sinh viên có mong muốn được thử nghiệm và đánh giá tiềm năng bản thân ở những lĩnh vực chuyên sâu khác. Do hạn chế về thời gian, khả năng kết nối và kinh nghiệm thực tiễn, cho tới nay, đối tượng thân chủ của Công tác xã hội mà sinh viên được tiếp cận và hợp tác mới chỉ là người khuyết tật. Để đánh giá được đâu là lĩnh vực mình có tiềm năng phát triển nhất, cần tiếp tục mở rộng phạm vi thực hành và khơng ngừng tìm tịi, học hỏi trong từng cơng việc cụ thể. Có như vậy sinh viên mới có thể tìm được cho mình một mảng hoạt động phù hợp nhất với năng lực bản thân và đóng góp được tối đa khả năng của mình trong phát triển nghề Cơng tác xã hội.
KẾT LUẬN
Tiến trình thực hành dù chưa đưa đến nhiều lợi ích cho thân chủ, tuy nhiên cũng đã góp một phần nhất định trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho thần chủ trong khoảng thời gian nhóm sinh viên tham gia thực hành là từ tháng 3 đến tháng 4.
Sinh viên xin được bày tỏ lòng biết ơn đối ban quản lý Làng Hữu Nghị, tới giáo viên chủ nhiệm lớp Giáo dục Đặc biệt 1 cùng toàn thể các em học sinh trong lớp nói chung, thân chủ T nói riêng đã tạo điều kiện và hợp tác với sinh viên trong quá trình thực hành của sinh viên tại cơ sở.
Những kiến thức, kỹ năng được thực hiện và phát triển thông qua đợt thực tế này sẽ tiếp tục được sinh viên trau dồi và củng cố hơn nữa trong tương lai để có thể góp phần vào phát triển nghê Cơng tác xã hội, trợ giúp thiết thực hơn cho các nhóm yếu thế để đạt được mục tiêu phát triển xã hội cơng bằng và bình đẳng.