- Tạo được mối quan hệ thân tình với các em học sinh.
BIÊN BẢN SINH HOẠT NHÓM BUỔI 13 Tên NVXH : Đỗ Quỳnh Linh, Trần Thị Nga, Lê Thị Hiền, Vũ Thị Nga
Tên NVXH : Đỗ Quỳnh Linh, Trần Thị Nga, Lê Thị Hiền, Vũ Thị Nga Ngày sinh hoạt
Nơi sinh hoạt : Tại Làng Hữu Nghị, Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội Nhóm viên có mặt : D, H, M, T, Tô L, Th.L, Tr, V
Mục tiêu của buổi sinh hoạt :
• Học hỏi thêm kỹ năng thực hành của giáo viên, áp dụng một số mơ hình nhóm vào nhóm các em học sinh. Mơ hình nhóm giải trí, , mơ hình nhóm giáo dục, mơ hình can thiệp.
• Giao tiếp với em khiếm thính bằng ngơn ngữ ký hiệu.
Hoạt động để đạt được mục tiêu đó:
• Cho các em tập tô chữ, vẽ tranh, và dạy các em nhận biết các hình khối, con vật, màu sắc.
• Mở các bài hát vui nhộn để tạo hứng thú và sự thư giãn cho các em
• Dạy các em cách sắp xếp bàn ghế, tự phụ vụ bản thân.
-8h sáng khi trống vào lớp chỉ có 5 em đến lớp đó là H, M, D, T.L, T. sau đó các em vẫn lấy vở tập tơ chữ, sau đó 8h30 có thêm 3 em đến là Th, Tr , V
-Nhóm sinh viên bắt đầu cho các em tập tô chữ và dạy các em nhận biết một số hình khối, màu sắc. Có D, H, T.L, T tham gia trả lời rất nhiệt tình. Cịn lại các em khơng quan tâm đến việc nhóm sinh viên đang làm gì.
- Đến 9h30 các em được ra chơi tự do, sau đó nhóm sinh viên mở các bài hát vui nhộn để các em nhảy theo. Khi sinh viên yêu cầu các em xếp thành 2 hàng ngang các em đều xếp hàng. Tuy nhiên có T, V, M , Tr khơng tham gia, mà chỉ chơi ngoài riêng lẻ.
-Đến 10h trống vào lớp các em ngồi nghỉ ngơi. Đến 10h15 khi được nhóm sinh viên yêu cầu xếp lại bàn ghế để chuẩn bị ra về thì có em H, Th là kéo bàn cùng nhóm sinh viên.
-10h30 các em ra về.
NVXH phân tích buổi sinh hoạt:
• Qua buổi sinh hoạt nhóm sinh viên nhận thấy phần lớn các em chỉ tập trung được khoảng thời gian đầu và rất thích những bài hát vui nhộn. Vì khả năng nhận thức của các em kém nên các em chỉ hứng thú được với một số việc quen thuộc và thấy hứng thú khi nghe nhạc vui nhộn.
• Dù bị khuyết tật trí tuệ, khả năng nhận thức kém các bạn nhỏ khác trong lớp đều rất nhạy cảm với sự khen ngợi (Tuy nhiên vẫn ở mức độ kém hơn so với những đứa trẻ không khuyết tật khác). Áp dụng tốt kỹ năng này vào tương tác với các em có thể khiến các em yêu thích mối quan hệ với sinh viên hơn và phản hồi lại bằng những cảm xúc, hành vi tích cực, hợp ý muốn chủ quan của sinh viên hơn so với việc cố bắt em làm theo những yêu cầu của mình mà khơng có sự khen ngợi, tưởng thưởng thích hợp.
• Tuy nhiên nhóm sinh viên cịn rất nhiều hạn chế trong kỹ năng tạo hứng thú cho các em tham gia hoạt động nhóm.
Kết quả đạt dược sau buổi sinh hoạt :
• Nhóm sinh viên khá hài long với những kỹ năng đã áp dụng, tuy nhiên vẫn còn một số điểm hạn chế cần khắc phục cho buổi sinh hoạt sau. Đó là những hoạt động lặp đi lặp lại khơng có tính đổi mới.
• Nhóm sinh viên cảm thấy gắn bó sâu sắc với các em hơn rất nhiều.