CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
4.3 Giải pháp hỗ trợ mang tính kiến nghị từ phía tác giả
4.3.2 Đối với Chính phủ
Chính phủ cần nhanh chóng tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ cho họat động ngân hàng. Chính phủ cần tích cực hồn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách nhất là khi các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng do nhiều cấp, nhiều cơ quan ban hành. Để phát triển dịch vụ NHBL cần có một cơ chế đơn giản, gọn nhẹ, thống nhất, đồng bộ và dễ hiểu đảm bảo lợi ích của khách hàng cũng như ngân hàng. Mỗi thay đổi của hệ thống pháp luật đều ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng. Vì vậy khi Chính phủ ban hành các văn bản điều chỉnh, sửa đổi luật thì cần nghiên cứu thật kỹ để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
Với mục tiêu phát triển hệ thống thanh tóa khơng dùng tiền mặt Chính phủ cần chủ trương tăng cường quản lý thanh toán bằng tiền mặt, giảm sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán; đề cao và tài trợ cho các nghiên cứu phát triển và ứng dụng các sản phẩm thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, khuyến khích phát triển các loại thẻ đa dụng, đa năng (để thu phí cầu đường, mua xăng dầu, mua vé xe buýt, đi taxi, chi trả bảo hiểm xã hội...); phát triển các hình thức thanh tốn không dùng tiền mặt trong việc thanh tốn các loại cước, phí định kỳ (điện, nước, điện thoại...). Chính phủ cùng ngành ngân hàng phải đẩy mạnh thực hiện các chính sách tuyên truyền về các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt và các tiện ích trong thanh tốn không dùng tiền mặt đến mọi người dân để mọi người biết và có thể sử dụng.
Tạo mơi trường kinh tế xã hội ổn định: Môi trường kinh tế xã hội ổn định luôn là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển. Bên cạnh đó cơ chế chính sách về phát triển kinh tế thuận lợi, môi trường kinh tế xã hội ổn định tiếp tục sẽ thu hút người dân, doanh nghiệp mở rộng và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ gia tăng.
Xây dựng hệ thống pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, thương mại điện tử phát triển; thành lập hệ thống cổng thơng tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, đồng thời xây dựng khung pháp lý cho các mơ hình tổ chức có hoạt động mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức tín dụng như trung tâm xếp hạng tín dụng, trung tâm thơng tin tín dụng…nhằm phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng. Ngồi ra, Chính phủ cần ban hành các quy định và có chế tài xử lý nhằm thúc đẩy các NHTM tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật trong lĩnh vực thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương thức thanh tốn sử dụng cơng nghệ cao để khách hàng an tâm khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Trên cơ sở chiến lược phát triển dịch vụ NHBL đến năm 2020 và thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Hà Nội, để góp phần giúp Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đạt được mục tiêu trong dài hạn là trở thành một ngân hàng số 1 Việt Nam về dịch vị NHBL, tác giả đã đưa ra các giải pháp để phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Đồng thời tác giả cũng đưa ra những kiến nghị đối với chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ trợ việc phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.
KẾT LUẬN
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là xu hướng tất yếu của các NHTM. Đặc biệt ở Việt Nam hiện nay khi mà dịch vụ ngân hàng ngày càng phổ biến, cơ cấu dân số trẻ với xu hướng sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng gia tăng. Trong giai đoạn tiếp theo, hứa hẹn tiềm năng phát triển của dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Do đó các NHTM Việt Nam nói chung cũng như Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Hà Nội nói riêng cần có sự chuẩn bị chu đáo, hoạch định kế hoạch cụ thể để giành lợi thế trong cuộc đua giành thị phần bán lẻ này.
Từ việc phân tích thực trạng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội trong giai đoạn 2017-2021 cũng như bảng khảo sát ý kiến khách hàng, tác giả đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Bên cạnh đó, dựa vào việc nghiên cứu những bài viết của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, cũng như kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của một số ngân hàng thế giới, cùng với những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập và làm việc, tác giả đã trình bày những giải pháp cơ bản để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Tác giả hy vọng với các kết quả phân tích, các giải pháp được nêu ra trong luận văn này có thể đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội trong thời gian tới, góp phần vào sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập thế giới.
Do hạn chế về thời gian, luận văn chỉ lấy mẫu khảo sát từ đối tượng chính của dịch vụ ngân hàng bán lẻ là khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội - chi nhánh Bắc Sài Gòn. Tác giả hy vọng, các nghiên cứu tiếp theo sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu, đối tượng khảo sát để có được kết quả khách quan hơn, từ đó có những giải pháp phù hợp với thực tiễn hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội các năm 2017 đến 2021. 2. Báo cáo thường niên NHTMCP Công Thương, NHTMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam, NHTMCP Á Châu, NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, NHTMCP Quân Đội, NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam, NHTMCP Sài Gịn Thương Tín, NHTMCP Quốc tế Việt Nam các năm 2017 đến 2021.
3. Báo cáo hoạt động dịch vụ thẻ của Trung tâm thẻ Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội các năm 2017 đến 2021.
4. Báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế của Trung tâm thanh toán quốc tế Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội các năm 2017 đến 2021.
5. Báo cáo Hội thẻ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các năm 2017 đến 2021. 6. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị quốc gia.
7. Đào Lê Kiểu Oanh (2017), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường đại học Ngân Hàng TP.HCM.
8. Lê Văn Huy –Phạm Thị Thanh Thảo (2008), Phương pháp đo lường chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng ,Tạp chí ngân hàng số 6 , trang.23-29
9. Nguyễn Đăng Dờn (2008), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê
10. Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Đức Hiển, Phạm Long, Mai Công Quyền (2004), Quản trị ngân hàng thương mại(dịch từ Commercial Bank Management của Peter S.Rose), NXB Tài Chính
11. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tiền tệ-Ngân hàng, NXB Thống Kê
12. Phạm Anh Thủy (2018), Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận Án Tiến Sĩ, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Tạp chí Ngân hàng – các số năm 2017 đến 2021.
14. Tơ Khánh Tồn (2019), Phát triển dịch vụngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia HồChí Minh.
15. Vũ Trọng Hùng và Phan Thăng (2000), Quản trị marketing (dịch từ Marketing Management của Phillip Kotler), NXB Thống kê
Trang web
16. Trang web của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam:
http://www.Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.com.vn/
PHỤ LỤC 01:
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾM KHÁCH HÀNG
Kính thưa Quý Khách Hàng!
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội) trân trọng cám ơn Quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn và sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Nhằm phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, mang đến nhiều tiện ích và sự hài lịng hơn cho khách hàng. Quý khách vui lòng điền vào phiếu thăm dò ý kiến sau đây:
1. Quý khách biết đến và giao dịch với Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Hà Nội thơng qua kênh thông tin nào?
□ Quảng cáo □ Người thân, bạn bè □ Khác
□ Nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội □ Tự tìm hiểu 2. Ngồi Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Hà Nội Quý khách hiện đang giao dịch
với bao nhiêu ngân hàng khác?
3. Quý khách thường giao dịch với Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Hà Nội thơng qua những hình thức nào?
4.
5. Quý khách có quan hệ giao dịch với Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội được bao lâu?
□ < 1 năm □ 1 -2 năm
□ 2 – 3 năm □ > 3năm
Theo Quý khách,
6. Các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đa dạng, phong phú?
7. Các hồ sơ, thủ tục khi sử dụng dịch vụ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội là đơn giản?
□ Rất đồng ý □ Đồng ý □ Trung lập □ Không đồng ý
8. Thời gian xử lý hồ sơ và cung ứng dịch vụ nhanh chóng?
□ Rất đồng ý □ Đồng ý □ Trung lập □ Không đồng ý
9. Mức độ cạnh tranh về phí dịch vụ và lãi suất của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội so với các ngân hàng khác là cao?
□ Rất đồng ý □ Đồng ý □ Trung lập □ Không đồng ý
10. Các dịch vụ ngân hàng điện tử Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội tiện ích và dễ dàng sử dụng?
□ Rất đồng ý □ Đồng ý □ Trung lập □ Không đồng ý
11. Hệ thống ATM, POS,… của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội thuận tiện và tiện ích?
□ Rất đồng ý □ Đồng ý □ Trung lập □ Không đồng ý
12. Cơ sở vật chất và phương tiện giao dịch, trang thiết bị của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội hiện đại, đáp ứng được nhu cầu?
□ Rất đồng ý □ Đồng ý □ Trung lập □ Không đồng ý
13. Tác phong và thái độ phục vụ của nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Hà Nội nhiệt tình, chun nghiệp?
□ Rất đồng ý □ Đồng ý □ Trung lập □ Không đồng ý
14. Khi giao dịch với Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Quý khách hàng cảm thấy an toàn và yên tâm?
□ Rất đồng ý □ Đồng ý □ Trung lập □ Không đồng ý
15. Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Hà Nội có chính sách chăm sóc khách hàng, những chương trình khuyến mãi, ưu đãi dành cho khách hàng tốt?
□ Rất đồng ý □ Đồng ý □ Trung lập □ Không đồng ý
16. Khi giao dịch với Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Quý khách cảm thấy hài lòng và sẽ tiếp tục sử dụng?
□ Rất đồng ý □ Đồng ý □ Trung lập □ Không đồng ý
17. Xin quý khách cho biết ý kiến đóng góp khác………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………