CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
3.3 Thực trạng phát triển dịch vụngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương
3.3.2 Về sảnphẩm dịch vụngân hàng bán lẻ
3.3.2.1 Dịch vụ huy động vốn bán lẻ
Nguồn tiền gửi đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Hà Nội ln đặt trọng tâm mục tiêu tăng trưởng huy động vốn và có giải pháp thích hợp để thực hiện kế hoạch. Để ổn định nguồn vốn từ dân cư, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đã triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn linh hoạt, phù hợp với các nhóm khách hàng khác nhau. Đẩy mạnh hoạt động bán lẻ là mục tiêu trọng tâm của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội trong giai đoạn hiện nay và huy động vốn đóng một vai trò quan trọng nhằm ổn định nguồn vốn góp phần gia tăng hiệu quả kinh doanh.
Các hình thức huy động động vốn bán lẻ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội gồm: dịch vụ tài khoản, dịch vụ tiết kiệm dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình, DNVVN, doanh nghiệp siêu nhỏ. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội cung cấp nhiều sản phẩm tiết kiệm với mức lãi suất và điều kiện đa dạng nhắm đến các đối tượng khách hàng có nhu cầu khác nhau. Ngồi sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thơng thường, Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Hà Nội còn phát triển nhiều sản phẩm tiền gửi khác, nổi bật là một số sản phẩm sau:
Tiết kiệm đồng đô la Úc (AUD) ưu đãi: khách hàng được gửi tiết kiệm
thường. Hiện nay, đô la Úc là ngoại tệ duy nhất mà khách hàng gửi tiết kiệm được hưởng lãi suất.
Tích lũy cho con: là sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn mà bố mẹ, người thân
có thể tiết kiệm tích lũy định kỳ tiền gửi cho trẻ em dưới 18 tuổi vào tài khoản của trẻ. Kỳ hạn gốc tối đa 12 tháng và khách hàng có thể nộp tiền định kỳ vào tài khoản tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn theo từng thời kỳ. Với khách hàng có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Hà Nội, khách hàng có thể chọn hình thức nộp tiền định kỳ tại quầy hoặc tự động để chủ động trong việc tích lũy cho con mình.
Tiền gửi cán bộ công nhân viên: là sản phẩm tiền gửi dành cho khách
hàng là cán bộ cơng nhân viên có tài khoản nhận lương mở tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Hà Nội, có nguồn thu nhập định kỳ dều, ổn định và có nhu cầu tích lũy, định kỳ gửi tiền có kỳ hạn từ nguồn thu nhập từ lương. Khách hàng có thể gửi tiết kiệm định kỳ hàng tháng với số tiền cố định hoặc thay đổi vào một tài khoản với kỳ hạn gốc là 12 tháng .
Tiết kiệm rút gốc từng phần: là loại tiền gửi dành cho khách hàng cá
nhân gửi tiết kiệm có nhu cầu rút từng phần tiền gốc trong kỳ hạn gửi mà vẫn được hưởng nguyên lãi suất xác định tại đầu kỳ đối với phần gốc còn lại.
Tiết kiệm trực tuyến: sản phẩm cho phép khách hàng gửi/rút tiền tiết
kiệm thông qua internet. Sử dụng sản phẩm này, khách hàng có thể truy cập website của NHNT để chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán (lãi suất thấp) sang tài khoản tiền gửi trực tuyến (để hưởng lãi suất cao hơn) với các tiện ích tương đương gửi tiết kiệm tại quầy giao dịch. Với sản phẩm này khách hàng có thể gửi tiết kiệm 24/7 vào bất cứ thời gian nào (kể cả ngày nghỉ và ngày lễ) và giao dịch tại bất cứ nơi nào mà không cần đến ngân hàng.
Trong giai đoạn 2017 - 2021, tổng huy động vốn từ dân cư của Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Hà Nội có sự chuyển biến rõ rệt theo như bảng 3.2.
Bảng 3.2: Quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ dân cư của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội giai đoạn 2017 - 2021
Chỉ tiêu Kết quả theo các năm (tỷ VNĐ) Tốc độ tăng trưởng (%)
2017 2018 2019 2020 2021 13/12 14/13 15/14 16/15 Phát hành GTCG 2.028 2.014 2.209 2.479 10.286 -0,69 9,69 12,24 314,93 Tiền gửi từ TCKT 123.302 159.104 195.981 224.730 263.434 29,04 23,18 14,67 17,22 Tiền gửi từ dân dư 162.080 173.142 226.222 276.432 326.964 6,82 30,66 22,19 18,28 Tổng huy động vốn 287.409 334.259 424.412 503.642 600.684 16,30 26,97 18,67 19,27 Tỷ trọng tiền gửi dân cư/ Tổng HĐV 57% 52% 54% 55% 55% -8,24 2,82 2,94 0,40
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội)
Tổng nguồn vốn huy động trong giai đoạn từ 2017 – 2021 tăng trưởng bình quân 20,2%/năm và đặc biệt tăng trưởng khá ở năm 2019 so với năm 2018. Trong đó, tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ dân cư đạt bình quân 19,45%/năm. Năm 2021, tiền gửi dân cư đạt 326.964 tỷ đồng, tỷ trọng với tiền gửi tổ chức kinh tế là 55%/45%. Tỷ trọng tiền gửi từ dân cư đã tăng mạnh từ 43% giai đoạn 2008 – 2010 lên đến 55% như hiện nay. Sự thay đổi cơ cấu trong tiền gửi khách hàng hiện nay phù hợp với định hướng phát triển dịch vụ NHBL của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Đây là kết quả của việc trong thời gian qua Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đã đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, đa dạng hóa sản phẩm nhằm phục vụ các nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Biểu đồ 3.5 Thị phần huy động từ dân cư của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội năm 2021
(Nguồn: báo cáo tài chính năm 2021 của các ngân hàng và thống kê của Ngân hàng nhà nước)
Về thị phần huy động vốn từ dân cư, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đứng thứ 3 sau BIDV và Vietinbank (không tính Agribank). Trong thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong giai đoạn tới để đạt được mục tiêu top 1 bán lẻ vào năm 2020.
3.3.2.2 Về hoạt động cho vay bán lẻ
Trong những năm gần đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đã đưa ra nhiều sản phẩm tài trợ vốn vay với thời gian và lãi suất linh hoạt nhằm phục vụ cho nhu cầu đa dạng của từng đối tượng khách hàng. Đối với khách hàng DNVVN có các sản phẩm cho vay kinh doanh: Vay đầu tư tài sản cố định, Vay bổ sung vốn lưu động. Đối với khách hàng cá nhân hộ gia đình có sản phẩm bổ sung vốn kinh doanh như Kinh doanh tài lộc, các sản phẩm cho vay phục vụ nhu cầu đời sống như cho vay mua ô tô, mua nhà: Vay mua Nhà – Đất, Vay xây dựng – sửa chữa nhà, Vay mua căn hộ dự án. Cũng như các NHTM khác, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội nhận biết được thị trường tín dụng tiêu dùng cịn rất nhiều tiềm năng, do đó ngân hàng đã đầu tư nghiên cứu, phát triển nhằm đưa ra các sản phẩm đa dạng danh
cho mục đích vay tiêu dùng như: Vay tiêu dùng tín chấp cán bộ công nhân viên, Vay tiêu dùng thế chấp, Vay cầm cố thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, Vay mua xe ơ tơ, Vay thấu chi tài khoản, Vay du học,... Các dịch vụ tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội phát triển mạnh cả về danh mục sản phẩm và doanh số. Ngoài ra, các sản phẩm cho vay bán lẻ của Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Hà Nội có lãi suất khá cạnh tranh trên thị trường so với các ngân hàng TMCP trong nước. Đây là một lợi thế lớn cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.
Giai đoạn từ năm 2017 – 2021, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đã nỗ lực phát triển hoạt động cho vay bán lẻ và đạt được những kết quả tích cực.
Bảng 3.3 Dư nợ cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội trong giai đoạn 2017 – 2021
Chỉ tiêu Kết quả theo các năm (tỷ VNĐ) Tốc độ tăng trưởng (%)
2017 2018 2019 2020 2021 13/12 14/13 15/14 16/15 Dư nợ cho vay KH doanh nghiệp 212.384 237.056 271.592 308.767 256.055 11,62 14,57 13,69 -17,07 Dư nợ KH cá nhân và hộ kinh doanh 28.784 37.259 51.746 78.385 116.463 29,44 38,88 51,48 48,58 Tổng dư nợ cho vay KH 241.167 274.314 323.338 387.152 460.808 13,74 17,87 19,74 19,03 Tỷ trọng dư nợ KH cá nhân/ Tổng dư nợ cho vay 11,94% 13,58% 16,00% 20,25% 25,27%
(Nguồn: báo cáo tài chính các năm từ 2017 – 2021 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội)
Tổng dư nợ cho vay khách hàng trong giai đoạn 2017 – 2021 đạt được tốc độ tăng trưởng 17,59%. Trong đó dư nợ cho vay khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh có mức tăng trưởng cao nhất, bình quân 42,10%/năm, đưa tỷ trọng dư nợ vay KH cá nhân từ 11,94% năm 2017 lên 20,25% năm 2021. Kết quả thực hiện giai đoạn này thể hiện được sự quyết tâm phát triển về hoạt động cho vay tín dụng bán lẻ nói riêng và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói cung của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.
Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội so với các ngân hàng TMCP khác trên thị trường được thể hiện tại biểu đồ 3.6.
Biểu đồ 3.6 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng năm 2021 ĐVT: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2021 của các ngân hàng)
Xét về dư nợ cho vay, đến năm 2021 Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đang đứng vị trí thứ 3 trên thị trường cho vay khách hàng cá nhân sau BIDV và Vietinbank.
Mặc dù được đánh giá là có sự tăng trưởngk khá trong hoạt động cho vay bán lẻ trong giai đoạn 2017 – 2021, nhưng để đạt mục tiêu vào top 1 ngân hàng bán lẻ thì Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay bán lẻ. Bên cạnh việc đưa ra nhiều sản phẩm cho vay phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng, Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Hà Nội cịn phải có chính sách lãi suất kịp thời với sự biến động của thị trường, đồng thời với việc linh hoạt trong quy trình thủ tục cho vay để tăng hiệu quả hoạt động.
3.3.2.3 Về dịch vụ thanh tốn
Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Hà Nội cung cấp các dịch vụ thanh tốn tiện tích dành cho khách hàng cá nhân và DNVVN với cả dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế. Đối với khách hàng cá nhân, bên cạnh dịch vụ chuyển tiền truyền thống, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đã xây dựng được
hệ thống thanh toán hoá đơn đa dạng, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng như: thanh tốn hóa đơn tiền điện, nước, vé máy bay, nạp tiền điện thoại, mua hàng hóa dịch vụ… bằng các kênh thanh toán hiện đại như Internet banking, Mobile banking, ATM. Đối với khách hàng DNVVN, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội cung cấp các dịch vụ thanh toán trong nước như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, nộp thuế điện tử, thư tín dụng nội địa…và các dịch vụ thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại đáp ứng nhu cầu luân chuyển vốn nhanh chóng, an toàn của khách hàng.
Bảng 3.4 Hoạt động thanh tốn của Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Hà Nội trong giai đoạn 2017-2021
Chỉ tiêu Kết quả theo các năm Tốc độ tăng trưởng (%)
2017 2018 2019 2020 2021 13/12 14/13 15/14 16/15 Thanh toán trong nước Số lượng giao dịch (triệu lượt) 9,4 12,4 17,2 23,1 27,1 31,66 39,31 33,26 17,71 Tổng trị giá các giao dịch (nghìn tỷ VNĐ) 7.369 6.034 9.248 9.248 12.456 -18,12 53,26 0,00 31,69 Thanh toán quốc tế Trị giá nhập khẩu (tỷ USD) 16 18 21 23 29 7,93 16,95 8,70 28,44 Trị giá xuất khẩu (tỷ USD) 15 16 19 22 25 1,97 23,23 16,23 13,06 Thu nhập thuần từ dịch vụ thanh toán (tỷ VNĐ) 494 596 659 867 1.070 20,64 10,64 31,48 23,41 Thu nhập thuần từ dịch vụ (tỷ VNĐ) 1.088 1.259 1.379 1.873 2.106 15,73 9,47 35,84 12,44 Tỷ trọng DV Thanh Toán/Tổng DV (%) 45,40 47,32 47,83 46,29 50,81 4,24 1,06 -3,21 9,76
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội)
Dịch vụ thanh toán trong nước của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội tăng trưởng nhanh qua các năm với số lượt giao dịch 9,4 triệu năm 2017 đã tăng lên 21,7 triệu năm 2021, tương đương 188%. Bên cạch đó thu nhập từ dịch vụ thanh tốn có xu hướng tăng khi năm 2017 đạt tỷ trọng 45,4%/tổng thu nhập từ dịch vụ và đến năm 2021 đã đạt 50,81%. Sự tăng trưởng về số lượng, doanh số, doanh thu phí dịch vụ các giao dịch thanh toán, chuyển tiền cho thấy mức độ phát triển của dịch vụ này tại VCB. Việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động thanh tốn đã có tác động mạnh mẽ, nâng cao chất lượng và rút ngắn được thời gian thanh toán.
Với thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội vẫn luôn giữ ưu thế về dịch vụ thanh tóan quốc tế trên thị trường. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội không ngừng tăng trong giai đoạn 2017 – 2021, tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh số nhập khẩu là 15,5%/năm và doanh số xuất khẩu là 13,6%/năm. Năm 2021, Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Hà Nội đã được tạp chí The Asian Banker đã bình chọn Ngân hàng tốt nhất về tài trợ thương mại năm 2021 tại Việt Nam.
3.3.2.4 Về dịch vụ thẻ
Năm 2002, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai phát hành thẻ ghi nợ nội địa và hệ thống ATM dựa trên nền tảng kết nối online toàn hệ thống. Sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội Connect 24 đã được bình chọn “Thương được trao tặng Giải thưởng “SaoVàng đất Việt” năm 2003.
Hiện nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội là ngân hàng duy nhất phát hành và chấp nhận thanh toán cả bảy loại thẻ quốc tế phổ biến: Visa, Mastercard, JCB, CUP, Diners Club, American Express (Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội là đại lý độc quyền thanh toán) và Discover card.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội là ngân hàng có sản phẩm, dịch vụ thẻ đa dạng nhất trên thị trường, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp thuộc nhiều phân khúc khác nhau và nhận được phản ứng tích cực từ phía khách hàng.
Năm 2021, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu về doanh số thanh toán thẻ, đạt gần 486 nghìn tỷ đồng, thị phần doanh số sử dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội dẫn đầu thị trường với tỷ trọng 21%.
Biểu đồ 3.7: Thị phần doanh số sử dụng thẻ ngân hàng năm 2021
(Nguồn: Số liệu Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam năm 2021)
Đến hết 31/12/2021, tổng số máy ATM của VCB đạt 2,499 máy ATM, chiếm 14.4% thị phần, đứng số 01 trên thị trường với số lượng ATM ngang bằng Agribank. Tuy nhiên, hiệu suất máy ATM của VCB đạt 168 tỷ đồng/ATM/năm bằng với hiệu suất máy ATM của Vietinbank, cao hơn rất nhiều hiệu suất của BIDV, Agribank và các NHTM cổ phần khác.
Biểu đồ 3.8: Thị phần số lượng máy ATM năm 2021
Là một trong những ngân hàng đầu tiên giới thiệu dịch vụ ngân hàng điện tử tới khách hàng, Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Hà Nội có số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ hiện đại lớn và tăng trưởng ổn định qua các năm. Với định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, trong thời gian qua Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đã hết sức chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, đưa ra nhiều sản phẩm ngân hàng hiện đại, tăng cường tiện ích sản phẩm, mang lại cho khách hàng nhiều sản phẩm hiệu quả cho khách hàng. Dịch vụ ngân hàng điện tử có ưu điểm nhanh chóng thuận tiện, đơn giản giúp khách hàng thực hiện được một số nghiệp vụ ngân hàng tại bất kỳ thời điểm nào