Tình hình bão lũ

Một phần của tài liệu DIU KIN t NHIEN thanh hoa (Trang 26 - 29)

- Năm 1980, cơn bão số 6 với sức gió mạnh cấp 12 làm cho nước dâng cao ở diện rộng từ Lạch Trường đến cửa Hới, nước dâng trung bình 1,0-1,5 m cao nhất 2-3 m.

- Năm 1981, cơn bão số 2 sức gió cấp 10 đổ bộ vào phía Nam Thanh Hố, làm cho nước biển dâng cao từ khu vực cầu Ghép trở vào nước dâng cao trung bình 1,5-2,0 m, riêng khu vực Hoằng Tân (Hoằng Hố) nước biển dâng cao 1,9 m.

- Năm 1989, cơn bão số 6 đã gây ra nước dâng cao ở vùng biển Sầm Sơn và các khu vực khác từ 2,5-2,9 m. Riêng thị xã Sầm Sơn xác định được mực nước biển dâng cao là 2,92 m.

- Năm 1996, Áp thấp nhiệt đới ngày 13/8/1996 đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho ngư dân huyện Hậu Lộc. Trên các triền sơng đều xuất hiện nhiều đợt lũ lớn liên tiếp, có triền sơng vượt lũ lịch sử như sông Bưởi, sông Hoạt. Do lũ lớn và kéo dài đã làm vỡ một số tuyến đê và gây ngập úng nghiêm trọng trên diện rộng.

- Năm 2000, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, từ ngày 10-12/9 ở Thanh Hóa có mưa to và mưa rất to lượng mưa phổ biến từ 270-300mm, đây là đợt mưa diễn ra trên diện rộng và có cường độ mạnh gây nên ngập úng và lũ lụt ở nhiều vùng.

- Năm 2005, Thanh Hóa chịu nhiều ảnh hưởng từ mưa bão và ATNĐ. Có 3 cơn bão là bão số 3, số 6 và số 7 đổ bộ trực tiếp vào Thanh Hóa và gây hậu quả hết sức nặng nề cho các địa phương.

+ Sáng ngày 12/8/2005 bão số 3 có gió mạnh cấp 7, cấp 8 gây mưa to đến rất to trên diện rộng lượng mưa phổ biến 150-200 mm, trên các triền sông đều xuất hiện lũ lớn, mực nước lũ xấp xỉ báo động 2, riêng sông Cầu Chày mực nước lũ xấp xỉ báo động 3.

+ Chiều tối ngày 18/9, cơn bão số 6 đổ bộ vào phía Bắc tỉnh Nghệ An, Nam Thanh Hóa. Tại Thanh Hóa có gió mạnh cấp 9, cấp 10, do bão đổ bộ vào lúc triều cường nên đã gây ra nước dâng cao tại các vùng ven biển từ 2,5-3m, trên các sông xuất hiện lũ lớn ở mức báo động 2 và trên báo động 2.

+ Đêm ngày 26, sáng ngày 27/9 bão số 7 đã đổ bộ trực tiếp vào Thanh Hóa với sức gió mạnh cấp 12 và giật trên cấp 12, bão duy trì trong một thời gian dài đổ bộ vào lúc triều cường, đã làm cho nước biển dâng cao từ 4,5 – 5m, sau khi bão đổ bộ đã gây mưa lớn và lũ trên các triền sông Mã, sông Lèn lên nhanh ở mức báo động 2, riêng sông Bưởi trên báo động 3.

- Năm 2006 có 3 cơn bão và 1 ATNĐ đổ bộ vào Việt Nam nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến Thanh Hóa. Riêng Thanh Hóa đã xảy ra 9 đợt gió lốc ở các huyện Bá Thước, Như Xuân, Quan Sơn, Cẩm Thuỷ, Vĩnh Lộc, Ngọc Lặc, Thọ Xuân và Hậu Lộc; đặc biệt là ngày 18/8/2006 do mưa lớn đã xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở xã Trung Thành và xã Thành Sơn huyện Quan Hóa làm 2 người chết và gây thiệt hại đáng kể về tài sản và sản xuất cho nhân dân.

- Năm 2007 có 4 cơn bão và 3 ATNĐ đổ bộ trực tiếp vào nước ta, riêng Thanh Hóa khơng có bão và ATNĐ đổ bộ trực tiếp nhưng chịu ảnh hưởng trực tiếp của 4 cơn bão (số 1, số 2, số 4 và số 5) đặc biệt là cơn bão số 5 đổ bộ vào Hà Tĩnh - Quảng Bình, nhưng Thanh Hóa có gió mạnh cấp 6 và cấp 7. Mưa lớn đã xảy ra trên diện rộng lượng mưa phổ biến từ 200-300mm. Vùng thượng nguồn sông Mã, sông Chu lượng mưa phổ biến từ 400- xấp xỉ 800mm, hệ thống sông Mã xuất hiện một tổ hợp lũ đặc biệt lớn một số sông lũ vượt lũ lịch sử như:

+ Sông Mã tại Lý Nhân, HMax đạt 13,24 m vượt lũ lịch sử năm 1927 là 0,04 m + Sông Lèn tại Lèn, HMax đạt 6,95 m vượt lũ lịch sử năm 1973 là 0,15 m + Sông Bưởi tại Kim Tân, HMax đạt 14,25 m vượt lũ lịch sử năm 1996 là 0,86 m

- Năm 2008 khơng có bão và ATNĐ đổ bộ trực tiếp vào Thanh Hoá, riêng cơn bão số 7 đi vào vùng đất liền tỉnh Quảng Bình, vùng ven biển Thanh Hóa có gió giật cấp 6, cấp 7. Do ảnh hưởng của hồn lưu phía Bắc bão số 7 và đợt mưa từ ngày 26/10 – 03/11 gây lũ lụt, ngập úng làm thiệt hại nghiêm trọng cho các địa phương.

Một phần của tài liệu DIU KIN t NHIEN thanh hoa (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w