MƠI TRƯỜNG
1. Lợi thế.
- Thanh Hố là một tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế xã hội, có diện tích tự nhiên rộng, địa hình đa dạng (cả miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển), tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong đó một số loại có tiềm năng lớn như đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch, ngo ra Thanh Hố cịn có nguồn nhân lực dồi dào, có truyền thống lao động cần cù, ham học hỏi... cũng là một lợi thế để tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ hiện đại và tri thức mới cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai, đây là những nguồn lực quan trọng để phát triển đa dạng các ngành nghề, hình thành nền kinh tế tổng hợp.
- Có vị trí địa lý thuận lợi, nằm gần vùng KTTĐ Bắc Bộ và là điểm nối giữa vùng Bắc Bộ với Nam Trung Bộ và Nam Bộ, đồng thời là một trong những cửa ngõ ra biển chủ yếu của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Lào. Đây là lợi thế lớn để Thanh Hóa phát triển sản xuất hàng hố, mở rộng giao thương với các vùng miền trong cả nước và với quốc tế.
- Mạng lưới cơ sở hạ tầng của Thanh Hố tương đối hồn thiện, nhất là hệ thơng đường giao thơng khá phát triển: có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, giao thông đường thuỷ cũng rất thuận lợi...Có một số cửa khẩu với Lào, gần các đường xuyên Á trong khu vực, tạo cơ hội lớn để Thanh Hóa phát triển kinh tế cửa khẩu, mở rộng giao thương quốc tế, phát triển kinh tế đối ngoại, du lịch và dịch vụ vận tải quốc tế...
- Thanh Hố cịn là miền đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống cách mạng lâu đời, là quê hương của nhiều anh hùng dân tộc, có nền văn hố vật thể và phi vật thể khá phong phú, hệ thống các di tích lịch sử văn hố nổi tiếng như: Khu di tích Lam Kinh, thành Nhà Hồ, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như vườn quốc gia Cúc Phương, Bến En, các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên, nhiều bãi biển đẹp... Đây là những nguồn tài nguyên quý giá cho phát triển ngành kinh tế du lịch, dịch vụ.
- Ngoài ra Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt phương hướng phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Thanh Hố và phía Tây đường Hồ Chí Minh đến năm 2020; đặc biệt sự hình thành khu kinh tế Nghi Sơn với nhiều cơng trình kinh tế lớn của quốc gia và những chính sách ưu đãi sẽ là "cú hích" lớn để Thanh Hóa thu hút mạnh đầu tư, tạo bước đột phá trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH.
2. Những khó khăn, thách thức
- Địa bàn rộng, trong đó hơn 2/3 diện tích lãnh thổ là vùng núi có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, kinh tế chậm phát triển, kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém và chưa đồng bộ, phong tục tập quán sản xuất và sinh hoạt của đồng bào các dân tộc vùng cao còn lạc hậu, dễ bị lơi kéo, kích động, đã và sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hút đầu tư từ bên ngoài, nhất là đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cả trong hiện tại và tương lai.
- Là một trong số các tỉnh nghèo trong cả nước, sản xuất hàng hoá chưa phát triển mạnh, quy mơ nền kinh tế nhỏ bé, GDP bình quân đầu người chỉ bằng 65% mức trung bình cả nước, là hạn chế rất lớn đối với việc huy động vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế để phát triển nhanh trong giai đoạn tới.
- Khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa vùng thấp với vùng cao, giữa nông thôn và thành thị và giữa khu vực nông nghiệp (chiếm đại đa số) với khu vực phi nơng nghiệp cịn rất lớn (thu nhập bình qn đầu người khu vực nơng nghiệp mới đạt dưới 3 triệu
đồng/năm, chỉ bằng 40% mức thu nhập bình qn tồn tỉnh) cũng là một thách thức lớn
cần giải quyết.
- Nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhưng chưa vững chắc. Chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chậm, chưa hình thành các ngành mũi nhọn, các sản phẩm chủ lực một cách rõ nét, ngành nơng lâm nghiệp cịn chiếm tỷ trọng lớn, khu vực dịch vụ phát triển chậm.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội trong tỉnh tuy đã được cải tạo, nâng cấp đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là hạ tầng ở khu vực miền núi phía Tây... chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút đầu tư bên ngoài, chưa tạo tiền đề cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh trong thời gian tới.
- Việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế động lực cịn chậm, tốc độ đơ thị hóa chậm, tỷ lệ đơ thị hố q thấp, chỉ đạt 9,8% trong khi trung bình cả nước là 26% nên chưa tạo ra được các khu vực động lực, các hạt nhân tăng trưởng có sức lan toả rộng, lơi kéo và thúc đẩy các vùng ngoại vi cùng phát triển, chưa có tác động đáng kể thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng thấp, thừa lao động phổ thông nhưng lại thiếu lao động kỹ thuật. Tình trạng thiếu việc làm và việc làm khơng ổn định, nhất là ở khu vực nơng thơn vẫn cịn bức xúc. Đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý và các nhà doanh nghiệp, còn nhiều bất cập cả về số lượng và chất lượng so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đây là một sức ép lớn, đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thể để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của tỉnh trong giai đoạn tới.
Với thực trạng trên, để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng hiệu quả, bền vững trong thời gian tới, địi hỏi cần có sự quyết tâm cao của lãnh đạo các cấp, các ngành và toàn thể cán bộ, nhân dân trong tỉnh để vượt qua những khó khăn và thách thức nêu trên, đồng thời phải có định hướng phát triển phù hợp và các giải pháp cụ thể để phát huy có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh và trên từng vùng lãnh thổ.