II Tổng chi trên địa bàn 2.032.504 6.379.102 9.336
b) Về lưới điện
Mạng lưới phân phối điện được xây dựng khá đồng bộ gồm 265 km đường dây 220 KV, 365 km đường dây 110 KV; hơn 2.000 km đường dây từ 6 - 35 KV và gần 2.500 trạm biến áp các loại, gồm:
- Lưới điện 220KV có chiều dài 265,2 km bao gồm 4 tuyến : Nho Quan - Thanh Hố (Thiệu Vận-Thiệu Hóa): 62 km; Ninh Bình-Thanh Hố (60,2 km), Thanh Hố- Nghi Sơn (70 km) và Nghi Sơn-Vinh (73 km).
- Lưới điện 110 KV dài 365,2 km bao gồm các tuyến chính: Ninh Bình-Bỉm Sơn (2 lộ; 171: 22,5km và 172: 24km); Thiệu Vận (Thiệu Hóa)-Nghi Sơn (2 x 64km), trên đó có các nhánh rẽ: Nơng Cống, Nghi Sơn; Thiệu Vận (Thiệu Hóa)-TP.Thanh Hóa-Sầm Sơn (34,5 km); Thiệu Vận (Thiệu Hóa)-Thọ Xuân (32km); Thiệu Vận (Thiệu Hóa) - Yên Định: 22 km... Thiệu Vận (Thiệu Hóa) - Núi I: 10,7 km; Núi I -Hà Trung - Bỉm Sơn: 46 km; Núi I - Thành phố: 10,7 km và tuyến Yên Định-Bá Thước. Nhìn chung các tuyến đường dây 110 KV vận hành tốt đảm bảo điện cho các trạm.
- Lưới điện 35 KV dài 1843,5 km được xây dựng mới, tiết diện dây lớn, hợp lý tạo điều kiện cho việc vận hành lưới điện, nâng cao độ tin cậy.
- Lưới điện 22 KV dài 114,6 km, trong đó đường dây nội thị hầu hết là cáp ngầm hoặc bọc, đảm bảo an tồn và mỹ quan đơ thị.
- Lưới điện 6 KV dài 121,5 km, đường dây này đã vận hành từ lâu, chất lượng xuống cấp, nhiều đoạn chắp vá, tổn thất lớn và không bảo đảm an toàn khi vận hành.
Đến năm 2005, 92% số xã phường trong tỉnh có điện. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện đạt khoảng 90% .
2.5.4. Hệ thống cấp, thoát nước a) Hệ thống cấp nước a) Hệ thống cấp nước
Các công trình cấp nước đơ thị ở Thanh Hóa hiện có gồm nhà máy nước Thanh Hóa cơng suất 50.000 m3/ngàyđêm, cấp nước sản xuất và nước sinh hoạt cho thành phố Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn; Nhà máy nước Bỉm Sơn 7.000 m3/ngày đêm; cấp nước cho thị xã Bỉm Sơn; Nhà máy nước Đồng Chùa công suất 30.000 m3/ngày.đêm cấp nước cho khu kinh tế mới Nghi Sơn; nhà máy nước Hàm Rồng, Mật Sơn cấp nước cho Thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, các khu dân cư lân cận (Đơng Sơn, Hoằng Hóa, Quảng Xương); nhà máy nước Hoằng Vinh cấp nước cho thị trấn Bút Sơn và khu dân cư tập trung thuộc huyện Hoằng Hóa và một số nhà máy nước khác cung cấp riêng cho các khu công nghiệp và các thị trấn huyện lỵ. Hầu hết khu vực nông thôn sử dụng nước mưa, giếng khơi và giếng khoan, chất lượng nước thấp. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh mới đạt 80%.
Tóm lại. Việc cấp nước của tỉnh trong những năm qua đã được cải thiện đáng kể,
nhất là ở các đô thị, các khu cơng nghiệp... song vẫn cịn nhiều hạn chế cả về nguồn cung cấp, hệ thống ống dẫn và chất lượng nước. Các nhà máy nước ở 3 khu vực đơ thị là Thanh Hố, Bỉm Sơn và Sầm Sơn được xây dựng từ lâu và đang xuống cấp. Một số thị trấn, khu công nghiệp đã khoan giếng cấp nước nhưng mang tính chất cục bộ, chắp vá và hầu hết nước chưa được xử lý nên chất lượng thấp. Hệ thống đường ống ở các khu đô thị đều được xây dựng từ lâu, xuống cấp và tổn thất quá lớn. Tiêu chuẩn cấp nước bình quân đầu người ở các khu vực đơ thị thấp, chỉ từ 60 - 100 lít/ngày.đêm, chất lượng nước khơng bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh.