II Tổng chi trên địa bàn 2.032.504 6.379.102 9.336
d) Tác động của công nghiệp đối với nền kinh tế Thanh Hóa
2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.
2.3.1. Dân số
Ước tính năm 2010, dân số tồn tỉnh là 3.412.612 người, chiếm xấp xỉ 35% dân số vùng Bắc Trung Bộ và 4,41% dân số cả nước; mật độ dân số bình quân 307 người/km2; gấp 1,4 lần mật độ dân số trung bình của vùng (207 người/km2) và 1,2 lần mật độ dân số trung bình cả nước (255 người/km2). Dân số phân bố khơng đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, vùng đồng bằng và ven biển 814 người/km2; vùng trung du, miền núi 122 người/km2.
Tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 2001-2005 là 1,0%/năm, thấp hơn mức tăng dân số của vùng Bắc Trung Bộ (1,01%) và thấp hơn mức tăng dân số trung bình cả nước (1,37%). Những năm gần đây, do công tác DS và KHH gia đình trong tỉnh được thực hiện thường xun và có hiệu quả, nhận thức của nhân dân ngày càng cao nên tốc độ tăng dân số của tỉnh có xu hướng giảm từ 1,17% (thời kỳ 1996 - 2000) xuống còn 1,00% (thời kỳ 2001-2005). Năm 2006, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn tỉnh là 0.78% và năm 2007 là 0,76%, năm 2009 là 0,99%.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 7 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 84,75%, tiếp đến là dân tộc Mường chiếm 8,7%, dân tộc Thái chiếm 6%, cịn lại là các dân tộc khác như H’Mơng, Dao, Hoa... chiếm một tỷ trọng nhỏ. Các dân tộc ở Thanh Hóa có những nét văn hố đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều lễ hội và phong tục truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc đang được phục hồi và phát triển theo hướng tiến bộ và trở thành một trong những nguồn lực phát triển quan trọng của tỉnh, nhất là phát triển du lịch.
Về chất lượng dân số: Thanh Hố có cơ cấu dân số tương đối trẻ, sức khỏe tốt. Đây là
nguồn nhân lực chủ yếu sẽ được huy động vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 10 - 15 năm tới. Trình độ học vấn của người dân cũng ngày càng được nâng cao. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi; 473 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó 69 trường mầm non, 343 trường tiểu học, 56 trường THCS và 5 trường THPT. Tuy nhiên, tại một số huyện miền núi phía Tây, nhất là các huyện giáp biên do phần lớn dân cư là người dân tộc với nhiều tập tục lạc hậu, lại sống rải rác ở các khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa, điều kiện đầu tư cho giáo dục khó khăn... nên trình độ dân trí và học vấn của dân cư cịn thấp, tình trạng tái mù chữ cịn tương đối phổ biến.
Về phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư ở Thanh Hóa rất khơng đều giữa các vùng,
các khu vực. Hầu hết dân cư sinh sống ở địa bàn nông thôn, năm 2009 dân số nơng thơn chiếm gần 89% dân số tồn tỉnh; dân số thành thị chỉ chiếm khoảng 11%, thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nước (trung bình cả nước là 27%). Điều đó cho thấy mức độ đơ thị hố, phát triển cơng nghiệp và dịch vụ ở Thanh Hóa trong những năm qua còn rất thấp.
Bảng 14: Dân số và lao động tỉnh Thanh Hóa 2000 - 2010
Chỉ tiêu 2000 2005 2010