Hạn hán và xâm nhập mặn

Một phần của tài liệu DIU KIN t NHIEN thanh hoa (Trang 29 - 32)

Do lượng mưa phân bố không đều, mùa mưa chỉ xảy ra trong 4 tháng, các tháng còn lại lượng mưa khơng đáng kể vì vậy tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn vùng hạ lưu thường xuyên xảy ra, đặc biệt năm 2010 nắng nóng kéo dài tình trạng hạn hán xâm nhập mặn xảy ra nghiêm trọng trên địa bàn 6 huyện, thị xã vùng biển, mặn đã lấn sâu vào nội địa trên 30 km, tổng diện tích đất bị hạn hán khu vực ven biển là 4.882 ha, trong đó: Nga Sơn là 2.282 ha; Hoằng Hóa là 1.000 ha; Hậu Lộc là 1.200 ha; Hà Trung là 400 ha. Hạn hán và xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản suất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt của 1.075.548 người dân.

Như vậy, trong các năm gần đây, sự biến đổi khắc nghiệt của khí hậu đã đe dọa trực tiếp đến đời sống con người và cả nền kinh tế với tần suất và cường độ của những cơn bão, đợt lũ, những đợt mưa lớn trên diện rộng, mưa lớn cục bộ gây ngập úng, triều cường tăng đột biến, không theo quy luật tự nhiên, sự thiếu hụt nguồn nước; có thể nói thiên tai có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Hơn nữa, với đường bờ biển dài 102 km, biến đổi khí hậu biểu hiện rõ nhất là nước biển dâng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, thủy lợi, giao thông vận tải, xây dựng, du lịch và các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, môi trường, tài nguyên đất, tài nguyên nước… ở 6 huyện ven biển và 2 huyện tiếp giáp có địa hình thấp (Nơng Cống, Hà Trung). Mực nước biển dâng sẽ thu hẹp diện tích rừng ngập mặn, tạo điều kiện xói lở bờ biển, gây khó khăn cho nghề cá do những thay đổi theo hướng xấu đi của phần lớn nguồn lợi thủy sản. Tác động của BĐKH đến các khu vực khác trong nội địa nơi có địa hình đồi núi cao dễ bị tác động của hạn hán, lũ quét, sạt lở đất, cháy rừng và bệnh tật.

1.3.4.2 Nhận định về biến đổi khí hậu ở Thanh Hóa

Qua chuỗi số liệu quan trắc khí tượng từ năm 1995 đến năm 2009 cho thấy những biến đổi bất thường của thời tiết trong những năm gần đây như sau

Nhiệt độ:

Nhiệt độ có xu thế tăng lên, nhiệt độ trung bình trong 10 năm gần đây phổ biến cao hơn từ 0,1 – 0, 4 oC. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt và vượt số liệu lịch sử (42,2oC) tại Tĩnh Gia tháng 7/2010. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối không thấp như nhiều năm trước đây kể cả trong những ngày rét đậm rét hại đầu năm 2008 (từ 6 – 7 oC trở lên).

Nắng nóng:

Nắng nóng có xu thế xuất hiện sớm và kết thúc muộn, số đợt nhiều hơn, xảy ra cục bộ và và diễn biến phức tạp, số ngày nắng nóng gay gắt nhiều hơn, điển hình là đợt nắng nắng kéo dài gần 30 ngày trong mùa hè năm 2008 nhiều ngày nắng nóng gayy gắt, nhiệt độ tối cao tuyệt đối từ 39 – 41 oC; mùa hè năm 2010, nhiều đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tối cao tuyệt đối dao động từ 40 – 43 oC ở nhiều nơi, gió nam đến tây nam liên tục cả ngày.

Có nhiều biểu hiện bất thường, xuất hiện sớm (cuối tháng 8 đã xuất hiện khơng khí lạnh), số đợt nhiều hơn, diễn biến tạp, nhưng cường độ không mạnh như nhiều năm trước đây. Nhưng lại có những đợt mang tính lịch sử như đầu năm 2008, một đợt khơng khí lạnh kéo dài liên tục trên 20 ngày, trong đó nhiều ngày rét đậm, rét hại. Nhìn chung những năm gần đây KKL hoạt động phức tạp hơn, số đợt nhiều nhưng cường độ không mạnh, nhiều mùa đơng khơng có rét gây khó khăn cho sản xuất vụ Đơng Xn.

Mưa:

Mưa có nhiều biểu hiện khác với quy luật thơng thường nhiều năm, trong mùa khơ ít mưa nhưng có ngày mưa trên 100 mm xảy ra cục bộ. Trong những tháng cao điểm của mùa mưa bão, nhưng lượng mưa thiết hụt so với trung bình nhiều năm rất nhiều, điển hình là năm 2006, 2008 và 2009.

Mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm, đặc biệt là một số năm gần đây mùa mưa đến muộn kết thúc sớm hơn bình thường từ 15 ngày đến 1 tháng.

Lượng mưa biến động lớn giữa các khu vực, có năm lượng mưa ở khu vực đồng bằng ven biến lớn hơn TBNN từ 500 – 800 mm, nhưng khu vực vùng núi lại thấp hơn TBNN từ 300 – 700, như năm 2006, 2008, 2009 và năm nay 2010 cũng là trường hợp tương tự .

Các đợt mưa lớn ít hơn cả về số đợt lẫn cường độ so với nhiều năm trước đây đặc biệt là mưa lớn trên diện rộng, là do bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Thanh Hóa ít.

Hạn hán:

Do mưa có biến động lớn, lượng mưa không nhiều, mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm nên thường xảy ra khô hạn thiếu nước trong vụ Đông Xuân cũng như vụ Hè Thu. Vụ Đông Xuân hạn hán trên diện rộng xảy ra vào các năm 1993, 2003, 2004, 2005, 2007, 2008 và 2009, lượng nước thiếu hụt từ 30 – 80 %, có nơi 45 ngày liên tục khơng hề có mưa. Đơng Xn 2010 – 2011 có khả năng xảy khơ hạn thiếu nước trên diện rộng là do mùa mưa năm 2010 kết thúc sớm, lượng mưa chỉ đạt ở mức thấp hơn đến xấp xỉ so với TBNN.

Các số liệu và phân tích cho thấy BĐKH có những tác động tiềm tàng đến các lĩnh vực, các địa phương và các cộng đồng khác nhau của Thanh Hoá. BĐKH làm tăng khả năng bị tổn thương và tạo nguy cơ làm chậm hoặc đảo ngược quá trình phát triển. Những người nghèo nhất, thường tập trung ở các vùng nông thôn, đặc biệt ở dải ven biển và các khu vực miền núi là đối tượng chịu nguy cơ tổn thương lớn nhất do BĐKH.

Khả năng tổn thương cần được đánh giá đối với từng lĩnh vực, khu vực và cộng đồng, cả hiện tại và tương lai. Khả năng tổn thương do BĐKH (bao gồm cả biến động khí hậu, nước biển dâng và các hiện tượng khí hậu cực đoan) đối với một hệ thống phụ thuộc vào tính chất, độ lớn, mức độ biến động khí hậu và những áp lực do BĐKH mà hệ thống đó phải hứng chịu, tính nhạy cảm cũng như năng lực thích ứng của hệ thống đó. Năng lực thích ứng của một hệ thống phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và mơi trường của hệ thống đó. Tác động tổng hợp của BĐKH đối với hệ thống càng lớn và năng lực thích ứng của hệ thống càng nhỏ thì khả năng tổn thương càng lớn.

Ở Thanh Hố, những lĩnh vực, đối tượng được đánh giá là dễ bị tổn thương do BĐKH bao gồm: nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khoẻ, nơi cư trú, nhất là ven biển và miền núi .

Các khu vực dễ bị tổn thương bao gồm 6 huyện, thị xã ven biển; 2 huyện có địa hình thấp trũng là Nơng Cống và Hà Trung (là những vùng hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão, nước dâng do bão, lũ lụt) và các huyện vùng núi, nhất là những nơi thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất: huyện Mường Lát, Quan Hoá, Quan Sơn, Thạch Thành....

Có thể nói, về mặt tiêu cực, BĐKH làm tăng tính ác liệt của thiên tai, cả về cường độ lẫn tần suất.

Các cộng đồng dễ bị tổn thương bao gồm: nông dân, ngư dân (nhất là ở những khu vực dễ bị tổn thương), các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, phụ nữ, trẻ em và các tầng lớp nghèo nhất ở các đô thị là những đối tượng ít có cơ hội lựa chọn.

1.3.4.3. Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với Thanh Hố

Những tác động nghiêm trọng nhất của BĐKH đối với Thanh Hố có thể được tóm tắt như sau:

Một phần của tài liệu DIU KIN t NHIEN thanh hoa (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w