II Tổng chi trên địa bàn 2.032.504 6.379.102 9.336
d) Tác động của công nghiệp đối với nền kinh tế Thanh Hóa
2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ.
Khu vực dịch vụ có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, chất lượng, địa bàn và lĩnh vực hoạt động… thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, góp phần quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững . Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ (theo giá so sánh) năm 2010 đạt 6.673,2 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2009 và gấp 1,8 lần so với năm 2005; tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2006-2010 là 12,3%.
Ngành thương mại có nhiều chuyển biến tích cực, mạng lưới thương mại được mở rộng, văn minh thương mại có chuyển biến rõ rệt, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về các loại vật tư phục vụ sản xuất, hàng hố tiêu dùng và tiêu thụ nơng sản cho nhân dân, nhất là ở các vùng cao, vùng xa. Hiện nay tồn tỉnh có gần 60.000 cơ sở kinh doanh thương mại, trong đó có 8 doanh nghiệp quốc doanh, thu hút trên 89.900 lao động. Các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc, giầy dép, vật liệu xây dựng, thiết bị và đồ dùng gia đình, thép, xăng dầu... được lưu thông một cách thuận lợi theo cơ chế thị trường.
Doanh nghiệp quốc doanh vẫn thực hiện tốt chức năng điều tiết, ổn định thị trường, dự trữ và cung cấp các mặt hàng thiết yếu được trợ giá, trợ cước cho nhân dân ở các vùng cao, vùng xa….
Cơ sở vật chất ngành thương mại được cải thiện, hiện nay tồn tỉnh có 4 trung tâm thương mại, 9 siêu thị và mạng lưới chợ rộng khắp trên địa bàn. Tại trung tâm các huyện đều đã hình thành các chợ đầu mối để thu mua các loại nơng, lâm sản hàng hố, đồng thời cung ứng các vật tư phục vụ sản xuất và hàng tiêu dùng cho nhân dân.
* Tình hình xuất nhập khẩu
Về xuất khẩu. Xuất khẩu được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của
tỉnh nên được các cấp các ngành quan tâm và tập trung chỉ đạo. Công tác tổ chức sản xuất và xúc tiến thương mại có nhiều chuyển biến, thu hút thêm nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia nên giá trị xuất khẩu ngày càng tăng, thị trường cũng được mở rộng. Năm 2005, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn đạt 72,67 triệu USD, năm 2009 đạt 288 triệu USD và năm 2010 đạt 377 triệu USD.
Cơ cấu xuất khẩu của tỉnh hiện nay gồm: (1) xuất hàng hóa chiếm tỷ trọng 75,3% (hàng thuỷ sản, hàng công nghiệp và TTCN, hàng nơng sản, khống sản và VLXD; (2) dịch vụ thu ngoại tệ: 24,7%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như lạc nhân, rau củ quả các loại, chiếu cói, súc sản, mây tre đan chất lượng cao, hàng thủ công mỹ nghệ, hải sản đông lạnh, đá ốp lát, quặng các loại… đều tăng qua các năm, trong đó một số mặt hàng đã phát triển tốt và ổn định như đá ốp lát, hải sản, quặng các loại...
Về nhập khẩu. Chính sách nhập khẩu của tỉnh đã hướng vào phục vụ phát triển sản
xuất. Kim ngạch nhập khẩu bình quân hàng năm trên 50 triệu USD với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm các loại máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất và một số hàng tiêu dùng cao cấp như ôtô, thiết bị điện gia đình,...
2.2.3.2. Du lịch
Trong 5 năm (2006 -2010), tồn tỉnh đón được 10,695 triệu lượt khách, tăng bình qn trên 22%/năm, gấp 2,74 lần so với giai đoạn 2001 – 2005 (trong đó khách du lịch quốc tế là 98.537 lượt khách). Phục vụ 20,033 triệu ngày khách; doanh thu du lịch đạt 3.753 tỷ đồng, tăng bình quân trên 35%/năm, gấp 4,29 lần so với giai đoạn 2001-2005, nộp ngân sách nhà nước 213.850 triệu đồng. Công tác quy hoạch được triển khai thực hiện kịp thời tại các khu vực có tài nguyên du lịch có giá trị; chất lượng quy hoạch cũng được nâng lên rõ rệt góp phần tạo nên sự gắn kết giữa phát triển ngành và vùng lãnh thổ, là cơ sở để kêu gọi và triển khai thực hiện các dự án đầu tư về du lịch. Hạ tầng du lịch tại các khu du lịch trọng điểm đã được quan tâm đầu tư, với tổng kinh phí 167 tỷ đồng chủ yếu tập trung vào khu du lịch Sầm Sơn, góp phần làm thay đổi diện mạo các khu du lịch; cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng tăng nhanh về số lượng và chất lượng, tính đến nay có 485 cơ sở lưu trú du lịch với 10.580 phịng (trong đó: 47 khách sạn xếp hạng 1 – 4 sao với 2.366 phòng; 186 cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch với 4.355 phòng); 40 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao với 10.500 lao động, trong đó lao động đã qua đào tạo chiếm 68% trong tổng số; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế; xuất bản các ấn phẩm, vật phẩm; hợp tác, liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố lân cận; khảo sát, nghiên cứu thị trường các nước trong khu vực (ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…), tổ chức thành công nhiều sự kiện, lễ hội VHTT&DL, hội thi, hội thảo chuyên đề như: Lễ hội du lịch Sầm Sơn – 2007, Lễ hội Lam Kinh 2008, liên hoan “văn hóa ẩm thực các tỉnh phía Bắc”, hội thảo “giải pháp xây dựng điểm đến du lịch”, hội thi nhân viên khách sạn “giỏi nghiệp vụ, đẹp phong cách”, kỷ niệm 50 năm thành lập ngành du lịch, hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch “Việt Nam điểm đến của bạn”, xây dựng đề án tổ chức năm du lịch quốc gia 2015 tại Thanh Hóa…, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao hình ảnh và tính hấp dẫn của Du lịch Thanh Hóa.
Hoạt động vận tải (gồm cả vận tải đường bộ, đường thuỷ) phát triển nhanh và có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Năm 2005 tồn tỉnh có 7.959 phương tiện vận tải cơ giới đường bộ gồm 7.324 phương tiện vận tải hàng hoá với năng lực 44.717 tấn; 635 phương tiện vận tải hành khách với 14.554 ghế, trong đó chủ yếu tập trung ở các thành phố, thị xã và các trung tâm huyện để đón trả khách; 3 bến xe ở Tp. Thanh Hoá và 16 bến xe tạm thời ở các huyện lỵ. Phương tiện vận tải thuỷ hiện có 1.237 chiếc với tổng tải trọng 46.180 tấn, trong đó vận tải biển có 55 tầu với tổng trọng tải 25.712 tấn; vận tải sông gồm 25 xà lan, 297 thuyền gắn máy, cịn lại là thuyền thủ cơng.
Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hoá đều tăng qua các năm. Tăng trung bình trên 20 %/năm giai đoạn 2006-2010. Đặc biệt vận tải thuỷ tăng mạnh, năm 2009 khối lượng hàng hố thơng qua cảng đạt hơn 2 triệu tấn. Bến số 1 và số 2 của cảng Nghi Sơn đi vào hoạt động đã mở ra cơ hội phát triển dịch vụ vận tải biển.
Đến nay hầu hết các huyện thị đều có tuyến xe đi đến trung tâm, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách trong địa bàn. Các tuyến xe liên tỉnh đường dài phần lớn đều xuất phát từ TP. Thanh Hoá, thuận tiện trong việc đi lại, giao lưu giữa Thanh Hóa với các tỉnh khác trong cả nước.
2.2.3.4. Bưu chính viễn thơng và Cơng nghệ thơng tin
Ngành bưu chính viễn thơng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Các dịch vụ bưu chính viễn thơng được mở rộng cả về loại hình và phạm vị hoạt động, chất lượng dịch vụ được cải thiện, về cơ bản đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin giữa các vùng miền trong tỉnh, với cả nước và quốc tế.
Trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp đã tích cực tham gia triển khai xây dựng hạ tầng cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thơng. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 3 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ điện thoại cố định với 492 trạm chuyển mạch, dịch vụ thơng tin di động đã có 7 doanh nghiệp tham gia thiết kế và cung cấp dịch vụ với 2.363 trạm thu, phát sóng BTS, mạng truyền dẫn được các doanh nghiệp xây dựng và phát triển chủ yếu là cáp quang được phân bổ đến tất cả các trung tâm huyện, thị xã, thành phố. Dịch vụ Bưu chính và chuyển phát được cung cấp bới Bưu điện tỉnh Thanh Hóa, ngồi ra cịn có 8 doanh nghiệp tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ chuyển phát triên địa bàn thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn và Sầm Sơn và trung tâm các huyện thị đồng bằng. Các doanh nghiệp Bưu chính, viễn thơng đã và đang tạo nên sự cạnh tranh sôi động, với hệ thống dịch vụ đa dạng, giá cả hợp lý góp phần khơng nhỏ tới đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Công nghệ thông tin đã được triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng và ứng dụng mạnh mẽ phục vụ sự chỉ đạo, điều hành tác nghiệp trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đảm bảo an ninh mạng và an toàn dữ liệu. Mạng truyền số dữ liệu chuyên dùng trong các cơ quan quản lý Nhà nước đã cơ bản hoàn thành từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Trong giai đoạn tới sẽ tiếp tục mở rộng đến cấp xã.
Doanh thu bưu chính viễn thơng tăng nhanh từ 90,6 tỷ đồng năm 2000 lên 370,4 tỷ đồng năm 2005; năm 2009 đạt 1.301,5 tỷ đồng. Hiện nay tồn tỉnh có 661 điểm phục vụ, đạt bán kính bình qn là 2,32 km/1 điểm phục vụ, số dân bình quân được phục vụ là 5.173 người/1 điểm phục vụ. Số lượng thuê bao điện thoại cũng tăng mạnh. Toàn tỉnh có 1.830.288 thuê bao điện thoại; trong đó có trên 1 triệu thuê bao di động; đạt mật độ trên 65,91 máy/100 dân; 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh có điện thoại. Ngoài ra, dịch vụ Internet tốc độ cao ADSL đã triển khai cung cấp dịch vụ truy nhập tại 27/27 trung tâm huyện, thị, thành phố, với 610/637 xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh đã cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của các ngành và phục vụ đời sống của nhân dân.
Sự phát triển mạnh mẽ của bưu chính viễn thơng và cơng nghệ thơng tin trong những năm qua đã góp phần khơng nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống nhân dân và bảo đảm quốc phòng-an ninh. Tuy đạt tốc độ tăng trưởng cao (30-50%/năm) nhưng mật độ điện thoại và tỷ lệ người sử dụng internet cịn thấp so với trung bình cả nước… Dịch vụ bưu chính viễn thơng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đặc biệt là vùng sâu vùng xa.
2.2.3.5. Các dịch vụ khác
Các hoạt động dịch vụ khác như tài chính ngân hàng, bảo hiểm, thông tin, tư vấn, việc làm… phát triển nhanh, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Đặc biệt dịch vụ tài chính, ngân hàng tăng nhanh cả về quy mơ và phạm vi hoạt động, đa dạng hố các hình thức khai thác nguồn vốn, cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh. Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tăng bình quân 18 %/năm; doanh số cho vay tăng 17,3%/năm; tổng dư nợ tăng 17 %/năm...
Với phương châm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại dư nợ theo hướng mở rộng đối tượng cho vay, phát triển các dịch vụ ngân hàng đến tận cơ sở… thời gian qua dịch vụ tài chính ngân hàng đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xố đói giảm nghèo… thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tỉnh.