II Tổng chi trên địa bàn 2.032.504 6.379.102 9.336
2. LĐ trong độ tuổi (1.000 ng.) 1908,0 1869,6 2029,
2.3.2. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của Thanh Hóa khá dồi dào. Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2009 là 2068,56 ngàn người, chiếm 68% tổng dân số; số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 2.029,4 ngàn người, chiếm 97,0% lao động trong độ tuổi, trong đó phần lớn là lao động nơng lâm nghiệp, chiếm tới 72% tổng số lao động xã hội; lao động công nghiệp và xây dựng chiếm 12,0% và lao động khu vực dịch vụ là 16 %; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn trong tỉnh mới đạt 80,4%.
Cơ cấu lao động cũng đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng lao động nơng lâm nghiệp giảm từ 81,3% năm 2000 xuống cịn 72% năm 2009; tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng tăng từ 8,6% năm 2000 lên 12% năm 2009; khu vực dịch vụ tăng từ 10,1% năm 2000 lên 16% năm 2009. Đây là kết quả đáng khích lệ trong q trình chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh. Mặc dù vậy, cho đến nay số lao động làm việc trong lĩnh vực nơng, lâm nghiệp, là lĩnh vực có năng suất lao động thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao (trên 70%), số lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ cịn ít nên năng suất
lao động chung của tỉnh còn thấp.
Về chất lượng nguồn nhân lực: Những năm gần đây chất lượng lao động ở Thanh
Hóa đã được cải thiện một bước, trình độ văn hố của lực lượng lao động ngày được nâng cao. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốt nghiệp THCS và THPT ngày càng tăng. Số lao động được đào tạo tăng đều qua các năm từ 19,6% năm 2000 lên 27% năm 2005; 31,5% năm 2007 và đạt 38% năm 2010. Tuy nhiên hầu hết số lao động đã qua đào tạo tập trung ở các thành phố, thị xã và các thị trấn huyện lỵ.
Bảng 15: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
Đơn vị: 1.000 người TT Chỉ tiêu 2000 2005 2010 I Số LĐ đang làm việc 1.503,1 1.869,6 2029,4 1 LĐ trong ngành NLN và TS 1.222,4 1378,5 1470,3 2 LĐ trong ngành CN - XD 129,3 215,0 253,5 3 LĐ trong ngành dịch vụ 151,5 276,1 305,6 II Cơ cấu (%) 100.0 100.0 100.0 1 LĐ trong ngành NLN và TS 81,3 74 72 2 LĐ trong ngành CN - XD 8,6 11 12 3 LĐ trong ngành dịch vụ 10,1 15 16
Nguồn: Niên giám Thống kê 2000-2010;
Tóm lại nguồn nhân lực của Thanh Hóa mặc dù đã được nâng cao đáng kể, song
nhìn chung vẫn cịn nhiều bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu, số lao động chưa có việc làm cịn chiếm tỷ lệ lớn... Với tình trạng nguồn nhân lực như hiện nay cần phải đầu tư hơn nữa vào giáo dục và dạy nghề để đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh với tốc độ nhanh trong thời gian tới.