II Tổng chi trên địa bàn 2.032.504 6.379.102 9.336
a) Tăng trưởng công nghiệp
Trong những năm qua, mặc dù có những khó khăn do biến động giá cả và sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường, nhưng sản xuất công nghiệp trên địa bàn vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, bình quân giai đoạn 2001-2005 GTSX tăng 16,9%/năm. Tính đến năm 2005, trên địa bàn Thanh Hố có 53.450 cơ sở sản xuất cơng nghiệp, tăng 6.362 cơ sở so với năm 2000, trong đó có 25 doanh nghiệp quốc doanh (Trung ương: 15 doanh nghiệp, địa phương: 10 doanh nghiệp) và 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Trong 2 năm 2006-2007, năng lực sản xuất công nghiệp được tăng lên đáng kể, một số cơ sở lớn đã hoàn thành và đi vào sản xuất như: Nhà máy bia Tây Bắc ga, cơng suất 10 triệu lít/năm; Dây chuyền 2 nhà máy gạch ceramic tại KCN Lễ Môn; Nhà máy xi măng Công Thanh; Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 đạt 7250 tỷ đồng (giá 94), đạt tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2006-2010 là 16,9%.
Nhiều cơ sở công nghiệp lớn tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất như Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy bia Thanh Hóa mở thêm dây truyền 2 tại khu cơng nghiệp Nghi Sơn, cơng suất 30 triệu lít/năm; nhà máy bao bì PP, cơng ty may Việt Thanh,... Các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với năm 2000. Một số cơ sở công nghiệp lớn đã khởi cơng xây dựng như nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhà máy đóng mới và sửa chữa tầu biển Nghi Sơn... tạo tiền đề cho tăng trưởng nhanh hơn trong thời gian tới.
Sự phát triển của công nghiệp trong những năm gần đây đã thu hút được một lực lượng lao động khá lớn. Tính đến năm 2009, số lao động tham gia vào sản xuất công nghiệp trong tỉnh là 253,5 nghìn người, tăng 38,5 nghìn người so với năm 2005 và 62,6 nghìn người so với năm 2001, bình quân tăng gần 7.000 lao động/ năm. Các ngành thu hút nhiều lao động gồm: sản xuất sản phẩm gỗ, lâm sản(40.552 lao động), sản xuất thực phẩm và đồ uống (24.258 lao động), sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại (22.775 lao động)... Số lao động tăng thêm chủ yếu được chuyển sang từ nơng nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong tỉnh.
Bảng 12: Hiện trạng phát triển công nghiệp Đơn vị tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Tăng trưởng BQ 2001- 2010 2001- 2005 2006- 2010 I GTGT (Giá 94) 1537,5 3.309 6.501,5 15,5 16,6 14,5 II GTSX CN (giá CĐ) 3.379,6 8.249,2 17.538 16,5 16,9 16,3 Theo thành phần KT 1 Quốc doanh 1701,9 3123,9 5.237,7 7,9 12,9 3,2
2 Ngoài quốc doanh 1342,6 3016,4 7.911,6 16,7 17,6 15,9 3 Khu vực có vốn ĐTNN 753,1 2108,9 4.388,8 21,4 22,9 20,0
* Nguồn: Niên giám thống kê Thanh Hóa; SKH&ĐT, 2011.