Danh sách lớp được khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Trang 45 - 50)

STT Tên lớp Số phiếu phát ra

1 Sửa chữa xe gắn máy 40

2 May dân dụng 40

3 Nữ công gia chánh 40

4 Điện dân dụng 40

5 Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản nước ngọt 40

6 Kỹ thuật nuôi cua biển 40

Tổng cộng 240

3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu 3.3.3.1. Kiểm tra và nhập dữ liệu 3.3.3.1. Kiểm tra và nhập dữ liệu

Tác giả thu nhận các bảng hỏi (bảng hỏi có 32 biến quan sát), đầu tiên kiểm tra số phiếu không hợp lệ. Sau đó, tiến hành làm sạch thơng tin, mã hóa các thơng tin cần thiết trong bảng hỏi, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS.

3.3.3.2. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo

“Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả

năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát (các câu hỏi) trong thang đo”thông qua hệ số Cronbach’s“Alpha. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến khơng phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số”Cronbach’s Alpha. Các biến có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha >0.6 (Nunnally & Burnstein (1994) trích trong Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2003)).

Theo“Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008),”nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0.8 trở lên đến gần 1.0 là thang đo tốt; từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhiều nhà nghiên đề nghị hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.

“Tuy nhiên, Cronbach’s Alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại. Vì vậy, bên cạnh hệ số Cronbach’s Alpha, người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (item - total correlation) và những biến nào có tương quan biến tổng < 0.3 sẽ bị loại bỏ”(Nunnally and Burnstein, 1994 trích trong Nguyễn

Đình Thọ, 2011). Với nghiên cứu này, tác giả sẽ giữ lại thang đo có trị““số

Cronbach’s Alpha là 0.6 và loại các biến quan sát có tương quan biến tổng < 0.3”.”

3.3.3.3. Phân tích các nhân tố và kiểm định mơ hình Phân tích nhân tố khám phá EFA Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi kiểm tra độ tin cậy của các thang đo bằng Cronbach’s Alpha, tiếp theo là đến phần phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để đánh giá mức độ hội

tụ của các biến quan sát theo thành phần. Phương pháp rút trích được chọn để phân tích nhân tố là phương pháp Principal Components với phép quay Varimax. Một số yêu cầu trong phân tích nhân tố:

* Cỡ mẫu phải đủ lớn, thông thường số biến quan sát phải ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

*“Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer - Olkin Measure of Simping Adequacy) được dùng để phân tích sự thích hợp của các nhân tố. Giá trị KMO lớn”(0.5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố thích hợp (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

* Kiểm định Barlett’s test: Căn cứ vào giá trị Sig., kiểm định giả thuyết Ho = các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể.“Nếu Sig ≤ 0.05 thì có thể

tiến hành phân tích nhân tố đồng thời phương sai trích được (Cumulative % of Variance) phải lớn hơn hơn hoặc bằng 50% thì phân tích nhân tố mới có giá trị.”

* Nhân tố trích được phải có Eigenvalue >1.0 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích vì đây là đại lượng đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

* Các biến có trọng số < 0.4 sẽ bị loại, đồng thời các biến có trọng số không đạt độ phân biệt cao (<0.3) cũng sẽ bị loại (Nguyễn Hữu Chí, 2001).

* Phân tích tương quan Pearson

“Những thang đo đạt yêu cầu thì tiếp tục đưa vào phân tích tương quan

Pearson. Phân tích tương quan Pearson được thực hiện cho các biến độc lập và biến phụ thuộc nhằm khẳng định có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến

độc lập, sau đó tiến hành phân tích hồi quy”. Vì điều kiện để chạy hồi quy thì trước

hết phải tương quan. Trong phân tích tương quan yếu tố cần phải xem xét là giá trị Sig.; nếu giá trị Sig. < 0,05 thì hệ số tương quan r có ý nghĩa thống kê, tức là có sự tương quan giữa 2 biến này, ngược lại thì khơng tương quan.

* Phân tích hồi qui bội

Sau khi rút trích được các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá EFA, dị tìm các vi phạm giả định cần thiết trong mơ hình hồi qui tuyến tính bội, kiểm tra hệ

số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor - VIF) nhỏ hơn 10 sẽ không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến thì các giả định khơng bị vi phạm. Nếu các giả định không bị vi phạm, mơ hình hồi qui tuyến tính bội được xây dựng. Qua đó,

kiểm định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu dựa vào R2 và hệ số R2 đã được hiệu

chỉnh (adjusted R square) cho biết mơ hình hồi quy được xây dựng phù hợp đến mức nào, đồng thời kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến.

Y = B0 + B1*X1 + B2*X2 + B3*X3 + … + Bi*Xi Trong đó :

Y: sự hài lịng

Xi: các yếu tố tác động đến sự hài lòng B0: hằng số

Bi: các hệ số hồi quy (i > 0)

* Kiểm định sự khác biệt các trung bình:

Các bước được tiến hành để xem xét ảnh hưởng giữa các biến liên quan đến đặc điểm cá nhân của người khảo sát và mức độ hài lòng chung, tác giả tiến hành kiểm định T- test và ANOVA.

« Tóm tắt chương 3 »

Trong Chương 3 này, tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, đánh giá các thang đo về mơ hình lý thuyết và các yếu tố tác động đến sự hài lòng của học viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trung tâm Dạy

nghề huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. « Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua 2

bước»:

Bước 1 : nghiên cứu sơ bộ. Bước 2 : nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm điều chỉnh và bổ sung thang đo các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua phỏng vấn trực tiếp với bảng hỏi chi tiết đã

được thiết kế trước với một mẫu có kích thước mẫu »thu được từ khảo sát là 210 mẫu

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong Chương 4, tác giả giới thiệu sơ nét đặc điểm của Trung tâm Dạy nghề huyện Đầm Dơi, mẫu khảo sát, trình bày kết quả kiểm định thang đo và kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết cũng như các giả thuyết nghiên cứu đã đưa ra. Bên cạnh đó, chương 4 phân tích thực trạng sự hài lịng của học viên về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thơn theo Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

4.1. Đặc điểm của Trung tâm Dạy nghề huyện Đầm Dơi

Đầm Dơi là huyện đồng bằng ven biển, cách trung tâm tỉnh Cà Mau 30 km về phía Đơng Nam. Diện tích tự nhiên 82.288 ha, diện tích đất sản xuất 67.731 ha, chiếm 86,6% diện tích tự nhiên. Có chiều dài bờ biển trên 25 km và 3 cửa sơng chính thơng ra biển là Hố Gùi, Gành Hào và Giá Cao; với hệ thống sơng ngịi chằng chịt, thuận tiện cho việc tháo nước phục vụ nuôi trồng thủy sản và giao thông đi lại bằng đường thủy. Lợi thế kinh tế chủ yếu của huyện là nuôi trồng và khai thác thủy sản.

Địa giới hành chính được phân định thành 15 xã, 1 thị trấn và 139 ấp khóm. Dân số 183.300 người.

Trên địa bàn huyện Đầm Dơi có chỉ 01 Trung tâm Dạy nghề là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi, và được giao nhiệm vụ đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Hiện tại, Trung tâm Dạy nghề huyện Đầm Dơi được Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Cà Mau cấp giấy phép đào tạo 12 loại hình sơ cấp nghề như: May dân

dụng, May công nghiệp, Sửa chữa Điện tử, Điện dân dụng, Nữ công Gia chánh, Kỹ thuật Nuôi tôm công nghiệp, Kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến, Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản nước ngọt; Kỹ thuật trồng rau an toàn, Sửa chữa xe gắn máy, Sơ cấp thú y.

Với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, nhân viên 22 người, trong đó: Ban Giám đốc: 3 người, Giáo viên cơ hữu: 6 người, viên chức: 10 người và 3 người hợp đồng theo Nghị định số 68 của Chính phủ.

Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2010 đến tháng 11 năm 2018, Trung tâm

Dạy nghề huyện Đầm Dơi đã tổ chức đào tạo được 286 lớp, với 9.164 học viên, trong đó có 1.465 đối tượng chính sách tham gia học nghề. Đối với chỉ tiêu được giao hàng năm đơn vị đều đạt và vượt chỉ tiêu cấp trên giao.

Đạt được thành tích trên là nhờ sự quan tâm hỗ trợ của các ngành, các cấp, sự phấn đấu, nổ lực của“cán bộ, viên chức, giáo viên”của Trung tâm đã đồn kết nhất trí trong thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu cấp trên giao.

4.2. Mô tả mẫu

Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện học viên học nghề tại Trung tâm Dạy nghề huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

Bảng câu hỏi hoàn chỉnh được phát ra là 240 phiếu khảo sát. Trong 240 phiếu khảo sát thu về có 30 phiếu khơng hợp lệ do bị thiếu nhiều thơng tin và có quá nhiều ô trống. Kết quả là có 210 phiếu khảo sát hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu cho nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)