Kiểm định sự khác biệt về Độ tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Trang 67)

sai mức độ hài lòng giữa các độ tuổi là như nhau. Do đó, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng. Trong kết quả kiểm định ở phần giả định phương sai bằng nhau, giá trị Sig. = 0.922 (> 0.05) cho thấy đối với học viên các lớp học, sự đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo là giống nhau giữa các độ tuổi.

Bảng 4. 18. Kiểm định sự khác biệt về Độ tuổi Kiểm định phương sai Kiểm định phương sai

OVR

Kiểm định Levene df1 df2 Sig.

2.124 2 207 .122 ANOVA HAILONG Tổng biến thiên df Trung bình biến thiên F Sig. Giữa các nhóm .133 2 .067 .081 .922 Trong nhóm 169.981 207 .821 Tổng 170.114 209 Nguồn: Tổng hợp từ SPSS

4.6.2. Kiểm định T-Test về sự hài lòng về chất lượng dịch vụ giữa nam và nữ

Bảng 4. 19. Phân tích“giá trị trung bình về sự hài lịng giữa nam và nữ” Thống kê nhóm

GIOI_TINH N Trung bình Std. Độ lệch Std. Lỗi trung bình

HL

NAM 124 3.7097 1.06684 .09581

NU 86 4.2326 .43707 .04713

Bảng 4. 20.Kết quả kiểm định T – Test sự hài lòng giữa nam và nữ Kiểm tra mẫu độc lập Kiểm tra mẫu độc lập

Kiểm tra chỉ số Levene's

t-test cho các giá trị

F Sig. t df Sig. (2- tailed) Khác biệt trung bình Khác biệt sai chuẩn 95% độ tin cậy Lower Upper HL Phương sai bằng nhau 67.907 .000 -4.299 208 .000 -.52288 .12162 -.76 264 -.28312 Phương sai không bằng nhau -4.897 174.914 .000 -.52288 .10677 -.73361 -.31216 Nguồn: Tổng hợp từ SPSS

Kết quả kiểm định cho thấy Sig. Levene Test = 0.000 < 0.05 và Sig. (2- tailed) = 0.000 < 0.05. Vì vậy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự hài lịng của học viên nam và nữ.

4.7. Đánh giá sự hài lịng của học viên về chương trình đào tạo nghề

Quan sát kết quả ở bảng 4.21 về mức độ hài lòng chung của học viên cho

thấy điểm trung bình của yếu tố này đạt 3.92 trên thang đo 5 điểm. Với số điểm này mức độ hài lòng của phần lớn học viên về chất lượng đào tạo nghề của Trung tâm Dạy nghề huyện Đầm Dơi đạt mức trên trung bình (điểm 3 và điểm 4 của thang đo Likert 5 mức độ). Điều này cho thấy phần cơ sở vật chất còn lạc hậu, cũ kỹ, phương pháp giảng dạy kém phần sinh động, một phần do thiếu thốn trang thiết bị, dẫn đến những nỗ lực của Trung tâm Dạy nghề huyện Đầm Dơi trong công tác phục vụ học viên, tạo thuận lợi cho học viên khi tham gia học nghề chưa thực sự đáp ứng kỳ vọng được kỳ vọng của học viên và chưa được họ đánh giá cao về mức độ hài lịng.

Bảng 4. 21. Thống kê“giá trị trung bình của yếu tố Hài lòng”

N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

HAILONG 210 1.33 5 3.92 .902

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 04 (bốn) yếu tố là: Phương diện học thuật, Cơ sở vật chất, Sự tiếp cận và Chương trình đào tạo có ảnh hưởng đến sự hài lịng của học viên, điều này phù hợp với tình hình thực tế tại Trung tâm và được thể hiện qua từng yếu tố cụ thể như sau:

4.7.1. Yếu tố chương trình đào tạo

Kết quả phương trình hồi quy cho thấy, yếu tố Chương trình đào tạo là yếu tố có mức tác động lớn nhất đến sự hài lòng của học viên đối với loại hình đào tạo nghề và có chỉ số Beta là 0.410. Đồng thời, điểm đánh giá về các yếu tố thuộc phương diện Chương trình đạt mức trung bình khá (điểm trung bình là 3.84). Theo kết quả nghiên cứu thì biến quan sát CT5 “Tỷ lệ phân bổ giờ học giữa lý thuyết và thực hành là phù hợp” có giá trị trung bình cao nhất 3.89, điều này cho thấy việc tổ chức giảng dạy tại Trung tâm hiện nay tương đối phù hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành đáp ứng được nhu cầu của người học (thực hiện theo điểm e, Điều 7, Thông tư số 42 của Bộ Lao động -Thương binh và xã hội quy định: “Thời gian khóa học, bao gồm: tổng thời gian tồn khóa, thời gian thực học, thời gian học lý thuyết, thời gian thực hành, thực tập, thời gian ôn, kiểm tra hoặc thi kết thúc mô - đun, khóa học; trong đó thời gian thực hành, thực tập tối thiểu chiếm từ 70% thời gian thực học”. Theo đó CT1 “Mục tiêu chương trình đào tạo của ngành học là rõ ràng đối với học viên” cũng có giá trị trung bình tương đối cao 3.87, điều này nói lên việc xác định mục tiêu chương trình đào tạo cho người lao động có một trình độ tay nghề nhất định, tạo công việc làm sau khi học xong các lớp nghề. Phương pháp giảng dạy luôn được cập nhật, điều chỉnh theo nhu cầu thực tiễn hiện nay, thông qua việc tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên theo định kỳ hàng năm. Tuy nhiên, trong công tác giảng dạy một số môn học còn nặng lý thuyết, các bài học trên lớp còn ít sự tương tác giữa người nói và người nghe, thiếu sự trao đổi trực tiếp, bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về nội dung bài học nhiều khi còn bị ép buộc suy nghĩ theo

một chiều, cụ thể ở một số loại hình nghề: Sửa chữa xe gắn máy, điện dân dụng, may dân dụng… thường thì học viên ít có ý kiến trao đổi với giáo viên mà chỉ thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên, dẫn đến biến quan sát CT3 “Nội dung các môn học đem lại cho bạn nền tảng thức cơ bản, hữu ích” có giá trị trung bình thấp nhất 3.79.

Bảng 4. 22. Thống kê giá trị trung bình của“yếu tố chương trình đào tạo”

N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

CT1 210 1 5 3.87 .949

CT2 210 1 5 3.86 .880

CT3 210 2 5 3.79 .900

CT4 210 1 5 3.83 .996

CT5 210 1 5 3.89 1.018

Chương trình đào tạo (CT) 3.84 0.948

Nguồn: Tổng hợp từ SPSS

4.7.2. Yếu tố Sự tiếp cận

Từ kết quả khảo sát ở bảng 4.23, cho thấy Sự tiếp cận là yếu tố có tác động thứ hai vào mức độ hài lịng của học viên đối với mơ hình nghiên cứu, có hệ số Beta là 0.339. Và điểm đánh giá mức độ trung bình là 3.83, kết quả trên cho thấy ở yếu tố này học viên khá hài lòng. Biến quan sát TC1 “Học viên luôn nhận được sự hỗ trợ từ Trung tâm một cách nhanh chóng trong các vấn đề cần thiết” có giá trị trung bình ở mức cao nhất (4.04), điều này phù hợp với thực tế tại Trung tâm Dạy nghề huyện Đầm Dơi việc hỗ trợ học viên trong thời gian tham gia khóa học được Trung tâm đặc biệt quan tâm, cụ thể đối với một khóa học diễn ra thì Ban Giám đốc Trung tâm có phân cơng cán bộ quản lý lớp trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận tiện để học viên tích cực học tập. Tiếp theo đó biến CT2, CT3 “Khi cần thiết học viên dễ dàng liên lạc với giáo viên”, “Trung tâm tư vấn đầy đủ những thắc mắc của học viên” giá trị trung bình tương đối cao (3.92), điều này chứng tỏ học viên có nhiều khó khăn xuất phát từ chính bản thân những người cần đào tạo nghề như: Lao động tham gia học nghề hầu hết tuổi cao, trình độ học vấn thấp, điều kiện giao thơng đi lại khó khăn, cùng với tâm lý lo ngại sau khi học xong chưa chắc tìm được

việc làm ở những nghề phi nông nghiệp (May dân dụng, điện dân dụng, sửa chữa xe gắn máy, nữ công gia chánh), hoặc không vốn sản xuất ở những nghề nông nghiệp (kỹ thuật nuôi cua biển, kỹ thuật ni tơm quảng canh cải tiến…) thì khi đó Trung tâm sẽ làm cầu nối để tư vấn, hướng nghiệp cho học viên đến các sàn giao dịch việc làm hay thành lập tổ hợp tác sản xuất và nhận được chính sách hỗ trợ vay vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo (vay từ Ngân hàng chính sách xã hội). Đồng thời, nếu học viên có những thắc mắc thì dễ dàng gặp gỡ, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, nhân viên Trung tâm qua nhiều kênh thông tin và được giải đáp những yêu cầu, thắc mắc một cách nhanh chóng, hợp lý. Vào các ngày lễ lớn trong năm như: Ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày 30/4, ngày 01/5, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11… Trung tâm cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, phong trào thể dục thể thao như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lơng và các trị chơi dân gian … để các học viên tham gia thi đấu, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, qua đó vừa rèn luyện sức khỏe vừa tạo sự gắn kết giữa giáo viên, nhân viên và học viên trong Trung tâm. Bên cạnh đó, học viên đánh giá biến quan sát TC7 “Người học được phổ biến về các quy chế của Trung tâm như: quy chế thi, kiểm tra, cơng nhận tốt nghiệp” có giá trị trung bình thấp nhất (3.61), điều này chứng tỏ Trung tâm chưa làm tốt công tác triển khai, phổ biến nội dung các quy chế: thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp cho học viên dẫn đến có nhiều trường hợp học viên chỉ tham gia học mà không thi tốt nghiệp và không được cấp chứng chỉ học nghề sơ cấp, vấn đề này đã có xảy ra tại Trung tâm.

Bảng 4. 23. Thống kê“giá trị trung bình của yếu tố sự tiếp cận”

N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

TC1 210 1 5 4.04 1.075 TC2 210 1 5 3.92 1.084 TC3 210 1 5 3.92 .950 TC4 210 1 5 3.78 1.016 TC5 210 1 5 3.68 1.058 TC6 210 1 5 3.87 1.103 TC7 210 1 5 3.61 .938 Sự tiếp cận (TC) 3.83 0.886 Nguồn: Tổng hợp từ SPSS

4.7.3. Yếu tố Phương diện học thuật

Theo kết quả nghiên cứu, phương diện học thuật đây là yếu tố có mức độ tác động trung bình khá (chỉ số trung bình 3.83) đối với sự hài lịng của học viên về mơ hình chất lượng đào tạo nghề; đây là yếu tố đề cập đến trách nhiệm của giáo viên, thể hiện qua biến quan sát HT2 “Giáo viên có phương pháp truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu cho các học viên” có giá trị trung bình ở mức cao nhất (3.93) cho thấy kết quả đo lường phản ảnh học viên về phương pháp, truyền đạt của giáo viên Trung tâm được đánh giá khá cao. Mặt khác, giáo viên là một yếu tố rất quan trọng trong dịch vụ đào tạo. Một giáo viên có năng lực, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về bằng cấp, trình độ sư phạm, kiến thức chun mơn, khả năng truyền đạt rõ ràng, có kinh nghiệm giảng dạy, có thái độ làm việc tích cực sẽ làm cho những giờ học trở nên thú vị hơn, làm học viên u thích các giờ học. Bên cạnh đó, học viên đánh giá thấp (giá trị trung bình 3.68) biến quan sát HT6 “Giáo viên thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy: sử dụng máy vi tính, máy chiếu và những thiết bị hỗ trợ khác khi giảng dạy” trên thực tế yếu tố này tại Trung tâm cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: Một số giáo viên chưa sử dụng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho nhu cầu giảng dạy, mà chỉ lên lớp giảng lý thuyết bằng lời khơng dùng máy tính, máy chiếu để thuyết minh, trình chiếu cho bài giảng thêm phần trực quan sinh động; mặt khác, giáo viên chưa thường xuyên cập nhật kiến thức mới để áp dụng kịp thời vào nội dung giảng dạy, một giáo án một số giáo viên có thể sử dụng nhiều năm liền mà không cập nhật bổ sung, thay đổi kiến thức mới cho phù hợp với sự phát triển của thời đại; về phương pháp giảng dạy còn rập khn và thiếu tính sáng tạo trong hoạt động giảng dạy, điều này cũng xuất phát từ một số giáo viên còn yếu về chuyên mơn; bên cạnh đó, do Trung tâm thiếu giáo viên cơ hữu nên hợp đồng, thỉnh giảng một số giáo viên bên ngoài để thực hiện công tác giảng dạy ở một số loại hình như: May dân dụng, kỹ thuật chăn ni thú y, kỹ thuật ni tơm, cua…., thì một số giáo viên hợp đồng này ít đầu tư để nâng cao trình độ tay nghề mà chỉ thực hiện vào những nội dung trọng tâm mà thơi… từ đó dẫn đến thiếu sự lơi cuốn nên chưa khơi dậy niềm đam mê học tập trong cá nhân mỗi học viên... nên hiệu quả học theo nhóm chưa cao, nhiều học viên yếu nhút nhát ngày càng yếu hơn, trong khi học viên khá, giỏi thì mạnh dạn ngày càng tiến bộ hơn.

Bảng 4. 24. Thống kê“giá trị trung bình của yếu tố”phương diện học thuật

N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

HT1 210 1 5 3.89 1.046 HT2 210 1 5 3.93 1.012 HT3 210 1 5 3.83 .992 HT4 210 1 5 3.81 .994 HT5 210 1 5 3.86 .931 HT6 210 1 5 3.68 .988

Phương diện học thuật (HT) 3.83 0.993

Nguồn: Tổng hợp từ SPSS

4.7.4.“Yếu tố cơ sở vật chất”

Theo kết quả nghiên cứu, cho thấy yếu tố Cơ sở vật chất là yếu tố tác động không lớn đối với chất lượng dạy và học của thầy cô và học viên, trong mơ hình nghiên cứu, yếu tố này có mức tác động vào sự hài lịng ở vị trí thứ tư và có chỉ số Beta là 0.113. Giá trị trung bình của yếu tố này chỉ đạt 3.52, điều này cho thấy đánh giá mức độ hài lòng của học viên đối với yếu tố cơ sở vật chất của Trung tâm còn thấp và đây cũng là vấn đề thực tại của Trung tâm. Biến quan sát CSVC3 “Thư viện có nguồn tài liệu tham khảo đáp ứng nhu cầu học tập của học viên” được đánh giá thấp nhất (3.34), điều này phù hợp với hiện trạng thực tế tại Trung tâm, vì thư viện khơng được bổ sung các loại tài liệu mới, Trung tâm không đầu tư mua sắm sách, báo… mà cho rằng các chủ trương, chính sách hay các nội dung khác đều đăng tải trên hệ thống internet. Theo đó, học viên cũng đánh giá thấp biến quan sát CSVC2 “Phòng học đảm bảo đủ yêu cầu về chỗ ngồi và các thiết bị nghe nhìn thuận tiện cho việc học tập của học viên” giá trị trung bình chỉ đạt (3.44), điều này cũng phù hợp với điều kiện thực tế tại Trung tâm, vì các trang thiết bị này hiện tại vẫn còn thiếu. Mặt khác, với loại hình đào tạo nghề phần lớn tập trung cho nội dung thực hành, nhưng một số phòng, xưởng thực hành chưa đáp ứng yêu cầu của học viên, một số trang thiết bị đã cũ kỹ, hao mòn, dụng cụ lỗi thời như phòng sửa chữa xe gắn máy thì các mơ hình này đều là xe số không có xe tay gas từ đó học viên khơng

được thực hành ở mơ hình xe tay gas, máy móc đã q cũ kỹ như các đầu máy may thì có cái tuổi thọ trên 10 năm, khi may thì phải đạp bằng chân (lạc hậu khơng cịn phù hợp) trong khi hiện nay đa phần là sử dụng mô tơ điện để may. Một số thiết bị hỗ trợ giảng dạy trên lớp như máy chiếu, máy vi tính thì cịn thiếu.

Bảng 4. 25. Thống kê“giá trị trung bình của yếu tố”cơ sở vật chất

N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

CSVC1 210 1 5 3.74 .854 CSVC2 210 1 5 3.44 .948 CSVC3 210 1 5 3.34 1.079 CSVC4 210 1 5 3.52 .964 CSVC5 210 1 5 3.59 .935 Cơ sở vật chất (CSVC) 3.52 0.956 Nguồn: Tổng hợp từ SPSS Tóm tắt chương 4

Ở chương 4, tác giả đã phân tích, mơ tả mẫu khảo sát, trình bày kết quả kiểm định thang đo và các giả thuyết đưa vào mơ hình nghiên cứu.

Từ kết quả phân tích trên cho thấy mức độ hài lòng của học viên đối với chương trình đào tạo nghề tại huyện Đầm Dơi chỉ đạt ở mức trung bình - khá (được 3.92 điểm trên thang đo 5 điểm). Từ đó, tác giả xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của học viên tại Trung tâm Dạy nghề huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau bị ảnh hưởng bởi yếu tố: Chương trình đào tạo, Sự tiếp cận, Phương diện học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)