Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. Kiểm định mơ hình nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy

4.5.2. Phân tích hồi quy

Tác giả sử dụng hàm hồi quy tuyến tính với phương pháp đưa vào một lượt để kiểm định sự phù hợp giữa biến Sự hài lòng (HL) với các biến Phi học thuật (PHT), học thuật (HT), sự tiếp cận (TC), chương trình đào tạo (CT).

Bảng 4. 14. Độ phù hợp của mơ hình các yếu tố tác động

Mơ hình R Hệ số R2 Hệ số R2 hiệu chỉnh Ước lượng độ lệch chuẩn Hệ số Durbin- Watson 1 .761a .579 .569 .59221 1.687

Bảng 4. 15. Phân tích phương sai

Giá trị Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình Bình phương F Mức ý nghĩa 1 Hồi quy 98.568 5 19.714 56.210 .000b Phần dư 71.546 204 .351 Tổng 170.114 209 Nguồn: Tổng hợp từ SPSS

Kết quả phân tích mức ý nghĩa Sig.= 0.000 < 0.05 và hệ số R2 = 0.579, R2

hiệu chỉnh = 0.569 chứng minh sự phù hợp của mơ hình ở mức trung bình khá. Điều này có nghĩa là mơ hình hồi quy tuyến tính được xây dựng với tập dữ liệu 56,9%. Hay các biến độc lập ảnh hưởng 56,9% sự thay đổi của biến phụ thuộc; với kết quả khảo sát này, theo đánh giá của tác giả là phù hợp với tình hình thực tế tại Trung tâm Dạy nghề huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

Với giá trị F = 56.210 kiểm định giả thiết về sự phù hợp của mơ hình hồi quy nhằm xem xét biến xung đột vai trị có quan hệ tuyến tính với các biến độc lập và mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05 điều này cho thấy sự phù hợp của mơ hình.

Tiếp theo, ta kiểm định Durbin -Watson được thực hiện với giá trị d = 1.687 nằm trong vùng chấp nhận, nghĩa là khơng có sự tương quan chuỗi bậc nhất hay nói cách khác là khơng có tương quan giữa các phần dư.

Bảng 4. 16. Phân tích hồi quy Thành Thành phần Hệ số chưa điều chỉnh Hệ số điều chỉnh t Mức ý nghĩa Đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Beta Dung sai VIF 1 (Hằng số) -1.175 .333 -3.530 .001 TC .385 .057 .339 6.723 .000 .810 1.235 HT .199 .060 .169 3.309 .001 .794 1.259 CSVC .134 .060 .113 2.244 .026 .817 1.224 PHT .113 .070 .085 1.620 .107 .758 1.320 CT .504 .064 .410 7.899 .000 .764 1.309 Nguồn: Tổng hợp từ SPSS

Kết quả phân tích các yếu tố hồi quy tuyến tính cho thấy trong 5 thành phần đo lường sự hài lịng, có 01 (một) thành phần Phi học thuật (PHT) có mức Sig. = 0.107 > 0.05 nên giả thuyết H1 khơng được chấp nhận; cịn lại 04 (bốn) thành phần: sự tiếp cận (TC), học thuật (HT), cơ sở vật chất (CSVC) và chương trình đào tạo (CT) có mức Sig. < 0.05 nên đều có tác động đến sự hài lòng. Giá trị VIF (hệ số phóng đại phương sai) của tất cả các biến độc lập đều thấp hơn 10, do đó mơ hình hồi quy khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Phương pháp hồi quy tổng thể của các biến (phương pháp Enter) được thực hiện bằng phần mềm SPSS 20. Kết quả hồi quy được nêu trong bảng 4.16.

Từ mơ hình hồi quy, có thể đi đến bác bỏ hoặc chấp nhận các giả thuyết thống kê với mức ý nghĩa là 5% (bảng 4.17).

Bảng 4. 17. Kết quả kiểm định các giả thuyết mô hình.

STT Giả thuyết Beta Sig. Kết luận

(tại mức ý nghĩa 5%)

1

H1: Phương diện phi học thuật“được học viên đánh giá cao thì sự hài lịng của học viên sẽ”cao và ngược lại

0.085 0.107 Không

chấp nhận

2

H2: Phương diện học thuật“được học viên đánh giá cao thì sự hài lòng của học viên sẽ”cao và ngược lại

0.169 0.001 Chấp nhận

3 H3: Cơ sở vật chất được học viên đánh giá cao

thì sự hài lịng của học viên sẽ cao và ngược lại 0.113 0.026 Chấp nhận

4 H4: Sự tiếp cận“được học viên đánh giá cao thì

sự hài lịng của học viên sẽ”cao và ngược lại 0.339 0.000 Chấp nhận

5

H5: Chương trình đào tạo“được học viên đánh giá cao thì sự hài lịng của học viên sẽ”cao và ngược lại

0.410 0.000 Chấp nhận

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Kết quả kiểm định các giả thuyết mơ hình cho thấy giả thuyết H1 không được chấp nhận, tức là yếu tố Phương diện phi học thuật khơng có tác động đến sự hài lòng của học viên, điều này phù hợp với thực tế tại Trung tâm. Bởi vì, theo quan sát của tác giả thì nhìn chung Trung tâm có xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của đơn vị, nhưng trên thực tế vấn đề này vẫn bị cho rằng có những điểm chưa tốt. Bởi vì học viên khơng quan tâm nhiều đến yếu tố này, mà chỉ chú trọng vào nội dung chương trình đào tạo và các phương tiện hỗ trợ trong quá trình học tập để họ được cái nghề sau khi tốt nghiệp sẽ có việc làm ổn định, tạo ra thu nhập cho bản thân. Mặt khác, do khoảng cách giữa việc khảo sát và nhận thức của người được khảo sát nên trả lời các câu hỏi chưa thể hiện hết sự nhiệt tình.

Như vậy, theo kết quả nghiên cứu này phản ánh tình hình thực tế tại Trung tâm Dạy nghề huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau thì yếu tố phương diện phi học thuật khơng có ý nghĩa thống kê đến sự hài lòng của học viên tham gia học các lớp đào tạo nghề tại Trung tâm Dạy nghề huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)