Đặc điểm của Trung tâm Dạy nghề huyện Đầm Dơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Trang 49 - 50)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đặc điểm của Trung tâm Dạy nghề huyện Đầm Dơi

Đầm Dơi là huyện đồng bằng ven biển, cách trung tâm tỉnh Cà Mau 30 km về phía Đơng Nam. Diện tích tự nhiên 82.288 ha, diện tích đất sản xuất 67.731 ha, chiếm 86,6% diện tích tự nhiên. Có chiều dài bờ biển trên 25 km và 3 cửa sơng chính thơng ra biển là Hố Gùi, Gành Hào và Giá Cao; với hệ thống sơng ngịi chằng chịt, thuận tiện cho việc tháo nước phục vụ nuôi trồng thủy sản và giao thông đi lại bằng đường thủy. Lợi thế kinh tế chủ yếu của huyện là nuôi trồng và khai thác thủy sản.

Địa giới hành chính được phân định thành 15 xã, 1 thị trấn và 139 ấp khóm. Dân số 183.300 người.

Trên địa bàn huyện Đầm Dơi có chỉ 01 Trung tâm Dạy nghề là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi, và được giao nhiệm vụ đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Hiện tại, Trung tâm Dạy nghề huyện Đầm Dơi được Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Cà Mau cấp giấy phép đào tạo 12 loại hình sơ cấp nghề như: May dân

dụng, May công nghiệp, Sửa chữa Điện tử, Điện dân dụng, Nữ công Gia chánh, Kỹ thuật Nuôi tôm công nghiệp, Kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến, Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản nước ngọt; Kỹ thuật trồng rau an toàn, Sửa chữa xe gắn máy, Sơ cấp thú y.

Với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, nhân viên 22 người, trong đó: Ban Giám đốc: 3 người, Giáo viên cơ hữu: 6 người, viên chức: 10 người và 3 người hợp đồng theo Nghị định số 68 của Chính phủ.

Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2010 đến tháng 11 năm 2018, Trung tâm

Dạy nghề huyện Đầm Dơi đã tổ chức đào tạo được 286 lớp, với 9.164 học viên, trong đó có 1.465 đối tượng chính sách tham gia học nghề. Đối với chỉ tiêu được giao hàng năm đơn vị đều đạt và vượt chỉ tiêu cấp trên giao.

Đạt được thành tích trên là nhờ sự quan tâm hỗ trợ của các ngành, các cấp, sự phấn đấu, nổ lực của“cán bộ, viên chức, giáo viên”của Trung tâm đã đồn kết nhất trí trong thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu cấp trên giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)