Yếu tố Phương diện học thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Trang 72 - 73)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.7.3. Yếu tố Phương diện học thuật

Theo kết quả nghiên cứu, phương diện học thuật đây là yếu tố có mức độ tác động trung bình khá (chỉ số trung bình 3.83) đối với sự hài lịng của học viên về mơ hình chất lượng đào tạo nghề; đây là yếu tố đề cập đến trách nhiệm của giáo viên, thể hiện qua biến quan sát HT2 “Giáo viên có phương pháp truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu cho các học viên” có giá trị trung bình ở mức cao nhất (3.93) cho thấy kết quả đo lường phản ảnh học viên về phương pháp, truyền đạt của giáo viên Trung tâm được đánh giá khá cao. Mặt khác, giáo viên là một yếu tố rất quan trọng trong dịch vụ đào tạo. Một giáo viên có năng lực, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về bằng cấp, trình độ sư phạm, kiến thức chuyên mơn, khả năng truyền đạt rõ ràng, có kinh nghiệm giảng dạy, có thái độ làm việc tích cực sẽ làm cho những giờ học trở nên thú vị hơn, làm học viên yêu thích các giờ học. Bên cạnh đó, học viên đánh giá thấp (giá trị trung bình 3.68) biến quan sát HT6 “Giáo viên thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy: sử dụng máy vi tính, máy chiếu và những thiết bị hỗ trợ khác khi giảng dạy” trên thực tế yếu tố này tại Trung tâm cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: Một số giáo viên chưa sử dụng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho nhu cầu giảng dạy, mà chỉ lên lớp giảng lý thuyết bằng lời khơng dùng máy tính, máy chiếu để thuyết minh, trình chiếu cho bài giảng thêm phần trực quan sinh động; mặt khác, giáo viên chưa thường xuyên cập nhật kiến thức mới để áp dụng kịp thời vào nội dung giảng dạy, một giáo án một số giáo viên có thể sử dụng nhiều năm liền mà không cập nhật bổ sung, thay đổi kiến thức mới cho phù hợp với sự phát triển của thời đại; về phương pháp giảng dạy còn rập khn và thiếu tính sáng tạo trong hoạt động giảng dạy, điều này cũng xuất phát từ một số giáo viên còn yếu về chuyên mơn; bên cạnh đó, do Trung tâm thiếu giáo viên cơ hữu nên hợp đồng, thỉnh giảng một số giáo viên bên ngoài để thực hiện công tác giảng dạy ở một số loại hình như: May dân dụng, kỹ thuật chăn nuôi thú y, kỹ thuật nuôi tơm, cua…., thì một số giáo viên hợp đồng này ít đầu tư để nâng cao trình độ tay nghề mà chỉ thực hiện vào những nội dung trọng tâm mà thơi… từ đó dẫn đến thiếu sự lơi cuốn nên chưa khơi dậy niềm đam mê học tập trong cá nhân mỗi học viên... nên hiệu quả học theo nhóm chưa cao, nhiều học viên yếu nhút nhát ngày càng yếu hơn, trong khi học viên khá, giỏi thì mạnh dạn ngày càng tiến bộ hơn.

Bảng 4. 24. Thống kê“giá trị trung bình của yếu tố”phương diện học thuật

N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

HT1 210 1 5 3.89 1.046 HT2 210 1 5 3.93 1.012 HT3 210 1 5 3.83 .992 HT4 210 1 5 3.81 .994 HT5 210 1 5 3.86 .931 HT6 210 1 5 3.68 .988

Phương diện học thuật (HT) 3.83 0.993

Nguồn: Tổng hợp từ SPSS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)