Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Trang 75 - 77)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết quả nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu là xác định các thành phần tác động vào sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo nghề tại Trung tâm Dạy nghề huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, xây dựng và đánh giá các thang đo lường các thành phần. Để có cơ sở khẳng định sự tác động của các thành phần này vào sự hài lòng của học viên, một mơ hình lý thuyết được xây dựng và kiểm định trên cơ sở lý thuyết và chất lượng đào tạo, sự hài lòng của học viên và các thành phần tác động vào sự hài lòng.

Như vậy, ta nhận thấy rằng kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo nghề tại Trung tâm Dạy nghề huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau có sự khác biệt so với một số nghiên cứu trước đây. Yếu tố Phi học thuật khơng có sự tác động đến Sự hài lịng của học viên, điều này có thể do các học viên cho rằng vì thời gian học tập đối với các lớp nghề quá ngắn nên chỉ quan tâm đến nội dung chương trình đào tạo là chính, để sau khi tốt nghiệp sẽ có việc làm, tạo ra thu nhập cho bản thân mình.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lịng có quan hệ tuyến tính đối với các yếu tố: Phương diện học thuật, Chương trình đào tạo, Cơ sở vật chất, Sự tiếp cận. Mức độ ảnh hưởng cao nhất đến sự hài lịng là yếu tố Chương trình đào tạo có hệ số Beta = 0.410, tiếp đến là yếu tố Sự tiếp cận có hệ số Beta = 0.339, yếu tố phương diện học thuật có hệ số Beta = 0.169 và cuối cùng là yếu tố cơ sở vật chất có hệ số Beta thấp nhất là 0.113. Cả 4 yếu tố này đều có ý nghĩa về mặt thống kê. Các hệ số hồi quy mang dấu dương thể hiện các yếu tố trong mơ hình hồi quy trên tác động tỷ lệ thuận chiều đến sự hài lòng của học viên. Kết quả kiểm định cho thấy khơng có

sự khác biệt có ý nghĩa về chất lượng đào tạo ở các độ tuổi, đồng thời, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hài lòng của học viên nam và nữ.

Đối chiếu với thực tiễn, những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương về phát triển nguồn nhân lực con người, xem con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của đất nước. Nhất là chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn đây là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, không chỉ đáp ứng nhu cầu tạo việc làm bền vững, tăng thu nhập, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, mà cịn là cơng việc cấp thiết cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Chương trình đào tạo nghề theo Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ trên thực tế đã đem lại hiệu quả thiết thực trên một số phương diện như: Giải quyết được thời gian nơng nhàn ở nơng dân, tạo cho người dân có tay nghề, có cơng ăn, việc làm, tạo ra thu nhập cho bản thân, nâng dần mức sống gia đình, cùng với địa phương thực hiện cơng tác giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo và hướng tới mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước việc phân bố lại cơ cấu nhân lực dưới tác động mạnh mẽ của khoa học - cơng nghệ là địi hỏi khách quan cho sự phát triển đào tạo cả về số lượng và chất lượng. Những đòi hỏi khách quan ấy quyết định xu thế, đường lối và chính sách phát triển nghề nghiệp, mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo. Trong bối cảnh đó, quản lý Nhà nước đặc biệt là các chính sách lại càng cần hồn thiện để đạt được mục tiêu phát triển sao cho hiệu quả.

Tuy nhiên, thời gian qua, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa hồn thiện, cịn nhiều bất cập cho nên chưa thật sự thu hút người dân tham gia khiến cho công tác đào tạo nghề khu vực này chưa cung cấp được lực lượng lao động có tay nghề cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Qua khảo sát thực tế cho thấy lao động khu vực nông thôn tỉnh Cà Mau phần lớn là chưa được đào tạo nghề, cho nên năng suất lao động còn thấp dẫn đến thu nhập của người lao động hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân.

Để khắc phục điều đó, tỉnh Cà Mau cần phải hồn thiện chính sách và đảm bảo việc thực thi chính sách một cách có hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời hàng năm phải xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong luận văn này, tác giả đề cập một số giải pháp cụ thể, hướng đến tất cả các đối tượng liên quan đến công tác đào tạo nghề như người học, người dạy, cơ sở đào tạo, các nguồn lực cần huy động ... nhằm hồn thiện chính sách đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, được thể hiện ở phần khuyến nghị sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)