Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.5 Dãy từ đồng nghĩa khoảng, chừng, độ
3.5.3 So sánh ý nghĩa ngữ dụng của khoảng, chừng, độ
Khi tìm kiếm ba từ này trong lĩnh vực KHXH và báo chí của kho ngữ liệu Vietlex, chúng tơi chỉ thống kê các ví dụ mang nét nghĩa chung của chúng, tức là khi chúng đều biểu thị mức, hạn hoặc phần không gian, thời gian được xác định
một cách đại khái, ta mới tính vào tổng số thống kê. Ngồi ra, khi chúng kết hợp
với nhau để biểu thị nét nghĩa này, chúng tơi cũng tính vào tổng số thống kê. Kết quả thống kê được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2. 11. Tần số xuất hiện của khoảng, chừng, độ trong kho ngữ liệu Vietlex khi chúng mang nét nghĩa là mức, hạn hoặc phần không gian, thời gian được xác
định một cách đại khái
Khoảng Chừng Độ
KHXH 14 26 60
Báo chí 103 28 7
Nguồn thông tin lấy từ kho ngữ liệu Vietlex
Khi tìm chúng với nét nghĩa là mức, hạn hoặc phần không gian, thời gian được xác định một cách đại khái trong các văn bản nghị định, báo cáo, thông tư
của chính phủ mà chúng tơi thu thập được, số lượng xuất hiện của khoảng cũng là lớn nhất, nhưng khơng có sự ―ra mặt‖ của chừng và độ.
Tổng hợp lại kết quả thống kê, có thể kết luận rằng khoảng thiên về phong
cách sách vở hơn, còn chừng và độ thiên về phong cách khẩu ngữ hơn.
3.6 Tiểu kết
Vê ý nghĩa từ vựng“刚(cương)”đều“刚刚(cương cương)”có nét nghĩa đạt trình độ nào đấy một cách vừa đủ, ở mức tạm được; cách thời điểm nói khơng lâu, nhưng thời gian cách động tác xảy ra do“刚刚(cương cương)”biểu thị ngắn hơn “刚(cương)”.”刚(cương)”,“刚刚(cương cương)”thường dùng để biểu thị thời
đoạn, mang khái niệm thời gian chủ quan hơn và“刚才(cương tài)”thường dùng
để biểu thị thời điểm, mang khái niệm thời gian khách quan hơn.
Về ý nghĩa ngữ pháp,“刚(cương)”,“刚刚(cương cương)”là phó từ,“刚
才(cương tài)”là danh từ;“刚才(cương tài)”và“刚刚(cương cương)”có thể đứng
trước chủ ngữ,“刚(cương)”khơng được;“刚才(cương tài)”có thể đứng sau các giới từ như: “比”,“跟”,“在”… Nhưng“刚(cương)”,“刚(cương)”khơng
được; “刚才(cương tài)”có thể đứng trước“的”và bổ nghĩa cho danh từ, kết cấu
của nó là:“刚才(cương tài) + 的 + N”,nhưng “刚(cương)”,“刚刚(cương
cương)”khơng có cách dùng như vậy; “刚(cương)”,“刚刚(cương cương)”có
thể trực tiếp đứng trước vị từ, sau vị từ có thể đi theo các bổ ngữ biểu thị xu hướng, thời đoạn, kết quả … Nhưng“刚才(cương tài)”khơng được sử dụng như thế, nếu nó đứng trước động từ, phải thêm phó từ giữa nó và động từ kia; “刚
(cương)”và“刚刚(cương cương)”có thể dùng trong câu ghép, vế câu sau sẽ có “就”hơ ứng, dùng để biểu thị động tác trước xảy ra xong rồi động tác sau xảy ra
(có thể), “刚才(cương tài)”khơng được; Khi biểu thị ý nghĩa phủ định, phó từ
phủ định như“不”“没”, nên đứng sau“刚才(cương tài)”và“刚刚(cương cương)”,
đối với“刚(cương)”thì khơng được; “刚(cương)”có thể đứng trước“一”,
vế sau dùng“就”hơ ứng,“刚刚(cương cương)”khơng được sử dụng như thế. Về ý nghĩa ngữ dụng,“刚(cương)”mang phong cách sách vở hơn so với hai từ kia.
Đối với vừa, mới, vừa mới, về ý nghĩa từ vựng, vừa, mới, vừa mới đều gồm nghĩa sự việc hoặc thời gian xảy ra khơng lâu, nhưng mới có nét nghĩa tính chất quá ít của số lượng, mức độ nhưng hai từ kia khơng có.
Về ý nghĩa ngữ pháp, trước mới thường có lúc, khi, hồi, hai từ kia thì ít thấy; sau từ ―chỉ‖, chỉ được kết hợp với mới; nếu biểu thị việc gì xảy ra cách thời điểm khơng lâu, thậm chí rất gần, và đồng thời đứng trước các động từ như nói, kể, trình bày … , ta thường dùng vừa
Về ý nghĩa ngữ dụng, khi biểu thị ý nghĩa thời gian xảy ra cách thời điểm rất
gần, trong văn viết, người Việt hay dùng vừa, rồi đến mới, ít khi dùng vừa mới.
“大概 (đại khái)”,“大约 (đại yêu)”đều có nét nghĩa tính khả năng cao. Nhưng ―大概 (đại khái)‖ thường dùng để dự đốn tình hình, ―大约 (đại yêu)”thường dùng để dự đốn số lượng và thời gian, ít khi dùng để dự đốn tình hình.
“大概 (đại khái)‖ có thể làm phó từ, danh từ và tính tự, và―大约 (đại yê
u)”khơng được làm danh từ, nhưng có thể làm phó từ và tính từ. Khi ―大概 (đại
khái)”làm danh từ, nó biểu thị nội dung hoặc tình hình đại khái, khi làm tính từ,
nó cũng có thể biểu thị tình hình đại khái, khi―大约 (đại yêu)”làm tính từ, nó
thường biểu thị số lượng khơng được chính xác lắm; khi biểu thị sự dự đoán về số lượng và thời gian khơng chính xác lắm, đằng sau nó thường có thể đi theo số
lượng, từ biểu thị thời gian và động từ + số lượng, khi biểu thị biểu thị sự dự
đốn về tình hình, đằng sau nó thường đi kèm động từ và TT.
Về ý nghĩa ngữ dụng, ―大约 (đại yêu)‖ thường dùng trong văn viết, còn―大 概 (đại khái)”thường dùng trong khẩu ngữ.
Khoảng, chừng, độ đều có nét nghĩa mức, hạn hoặc phần không gian, thời gian được xác định một cách đại khái; ngồi ra, hai trong ba từ này có thể kết hợp
với nhau để biểu thị ý nghĩa đại khái, ví dụ như chừng khoảng, khoảng chừng; độ chừng, chừng độ; độ khoảng, khoảng độ.
Khi làm danh từ, chừng có thể biểu thị mức độ hợp lý, độ có thể biểu thị quãng đường nào đó và khoảng thời gian nào đó theo ước định, khi nó biểu thị quãng đường nào đó, với hai nét nghĩa này, nó ít khi được xuất hiện trong văn bản
chính trị xã hội. khoảng có thể biểu thị phần không gian được giới hạn một cách
đại khái. Chừng có thể làm phó từ và biểu thị [tình hình sự việc nào đó] có vẻ như sắp xảy ra.
Khi làm danh từ và biểu thị mức, hạn hoặc phần không gian, thời gian được
xác định một cách đại khái, sau ba từ này đều có thể đi kèm số từ, những từ biểu
thị số lượng hoặc những từ biểu thị thời gian; chừng có thể làm phó từ, và sau chừng có thể đi theo nào để bổ nghĩa cho danh từ, động từ và tính từ đứng trước
nó, chừng nào thường xuất hiện trong kết cấu: … (càng) + danh từ/TT/động từ + chừng nào … + (thì/mới) + … (càng) + (danh từ/TT/động từ) +
(chừng ấy/nấy).
Trong ba từ này, khoảng thiên về phong cách sách vở hơn, còn chừng và độ thiên về phong cách khẩu ngữ hơn
Chƣơng 4. ỨNG DỤNG VÀO VIỆC DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC VIÊN TRUNG QUỐC