Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2 Thụ đắc ngôn ngữ
Với ừng dụng dạy từ đồng nghĩa tiếng Việt cho học viên Trung Quốc và ngược lại, dạy từ đồng nghĩa tiếng Trung Quốc cho học viên người Việt, luận văn
cần phải thảo luận vấn đề thụ đắc ngôn ngữ.
Krashen phân biệt hai loại hoạt động học ngoại ngữ hoàn toàn khác nhau – thụ đắc trực tiếp (Acquisition) và học gián tiếp (Learning), cụ thể là như sau:
i. Thụ đắc trực tiếp (Acquisition) hay tích lũy tự nhiên là hoạt động vơ thức, diễn ra khi ta tiếp xúc trực tiếp với ngoại ngữ nhằm mục đích truyền thơng, tương tự như quá trình trẻ em học tiếng mẹ đẻ.
ii. Học gián tiếp (Learning) là hoạt động có ý thức, diễn ra khi ta học thuộc các kiến thức về ngoại ngữ như danh sách từ vựng, quy tắc văn phạm, các lưu ý khi sử dụng v.v.
Thụ đắc trực tiếp đóng vai trị chủ đạo trong việc hình thành khả năng ngoại ngữ gần như toàn diện của chúng ta và là nhân tố duy nhất tạo nên sự thuần thục (Fluency). Học gián tiếp không thể thay thế được thụ đắc trực tiếp và chúng ta không bao giờ đạt được sự thuần thục nếu chỉ học gián tiếp.
Học gián tiếp chỉ có tác dụng giúp cải thiện tính chính xác (Accuracy) bằng cách kiểm soát và sửa lỗi đầu ra tức thời bên trong trước khi diễn đạt ra bên ngoài. Tuy nhiên Mơ hình Kiểm sốt (Monitor Model) này chỉ diễn ra khi hội đủ 3 điều kiện: a) Người học phải nhớ rõ quy tắc sẽ áp dụng; b) Người học phải tập trung vào hình thức diễn đạt (song song với việc tập trung vào ý nghĩa; c) Người học phải có thời gian để điều chỉnh
Giả thiết Đầu vào (Input Hypothesis) của Krashen cho rằng chúng ta tích lũy
ngơn ngữ thành công khi chúng ta hiểu được nội dung có trình độ khó hơn một chút (trình độ i +1) so với trình độ hiện tại của chúng ta (trình độ i). Việc hiểu
này sẽ được hỗ trợ bởi các yếu tố bên ngồi như hình ảnh, âm thanh, ngơn ngữ cơ thể, giải thích của giáo viên v.v. Để đạt được i +1, cách tốt nhất là xem/nghe/đọc
thật nhiều nội dung bản ngữ và tập trung vào việc hiểu nghĩa của chúng. Khi làm vậy đủ nhiều, chúng ta sẽ có khả năng tự động tiếp xúc với nội dung i +1 và tích lũy được ngơn ngữ ở trình độ i +1.
Hệ quả của giả thiết này là nếu chúng ta có thể tối ưu hóa nội dung tiếp nhận thì chúng ta sẽ đạt được khả năng ngoại ngữ một cách nhanh nhất. Krashen cho rằng nội dung đầu vào tối ưu khi có các đặc tính sau:
i. Có thể hiểu đƣợc: Đây là đặc điểm cơ bản và cần thiết nhất vì nếu chúng ta khơng hiểu được nội dung thì đối với chúng ta lời nói chỉ là tiếng ồn và chữ viết chỉ là ký tự vô nghĩa. Chúng ta sẽ khơng thụ đắc được gì hết cho dù có nghe/đọc bao nhiêu đi nữa.
ii. Gây hứng thú: Nội dung tốt là nội dung làm cho chúng ta tập trung vào ý nghĩa mà nó chuyển tải thay vì đặc điểm hình thức của nó. Nội dung lý tưởng là nội dung khiến chúng ta hoàn toàn tập trung vào việc hiểu nghĩa đến mức ―quên‖ rằng mình đang nghe/đọc tiếng nước ngồi.
iii. Khơng có trình tự văn phạm cụ thể: Như đã giải thích trong Giả thiết Trình tự tự nhiên ở trên, nội dung được thiết kế theo một trình tự nhất định là không cần thiết, đặc biệt trong điều kiện tập thể.
iv. Lƣợng đủ lớn: Đây là đặc điểm rất quan trọng vì q trình tích lũy tự nhiên phải diễn ra đủ lâu thì mới phát huy hiệu quả. Để i+1 xuất hiện, nội dung đầu vào phải nhiều và đa dạng.