Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.5 Dãy từ đồng nghĩa cho, biếu và tặng
2.5.2 So sánh ý nghĩa ngữ dụng của cho, biếu và tặng
với người nói) cao hơn hoặc ngang hàng với vai của người nhận (có khi trùng với người nghe). Ví dụ như:
(1) Cách thương con đúng đắn nhất là cho con được thành người, chứ không phải cho con tiền của của bố mẹ. [Giáo dục thời đại]
Nhưng cũng có khi cách dùng của cho sẽ mang tính chất suồng sã, tức là
người trao có vai thấp hơn người nhận, họ vẫn dùng cho. Khi đó, người ta đã vi
phạm quy tắc giao tiếp. Ngồi ra, người nhận vốn có vai cao hơn người trao, họ cũng có thể tự nói về hành động cho của người trao đối với mình. Bởi vì các từ đồng nghĩa trong bài luận văn này chỉ giới hạn trong lĩnh vực xã hội, chính trị, chúng mang tính chất chình thức, rất ít khi sử dụng cho trong những trường hợp như trên đã nêu, nên ta không bàn nhiều về hai trường hợp đấy.
Khi người trao có vị thế thấp hơn hoặc bằng người nhận, người Việt thường dùng biếu để biểu thị thái độ kính trọng của người trao đối với người
nhận. Ví dụ như:
(2) Thực hiện nghiêm kỷ luật hành chính, cấm uống bia, rượu trong giờ làm việc, buổi trưa; cấm biếu quà lãnh đạo trong dịp Lễ, Tết; cấm sử dụng xe công đi lễ hội; chấn chỉnh việc cấp biển số xanh cho ô tô doanh nghiệp và nhận ô tơ do doanh nghiệp biếu tặng. [ Báo cáo tình hình KT-XH năm 2017 và kế hoạch phát triển KT-XH năm 2018]
(3) ―Nhân dịp này, tôi xin biếu cụ một cái áo mà đồng bào đã biếu
tơi..." Đối với người cao tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln phản đối quan niệm "lão già an chi" và "lão lai tài tận" (tuổi cao thì an phận nghỉ ngơi, và tuổi càng cao thì tài cũng hết). [Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam] Trong ví dụ (58), người biếu q thường có vị thế thấp hơn lãnh đạo; Bác Hồ sỡ dĩ nói biếu trong ví dụ (59) là vì ―cụ‖ lớn tuổi hơn Bác, cịn đối với đồng bào, có thể ngang hàng với Bác, Bác nói biếu để biểu thị sự tơn kính với đồng bào.
Khi người trao có vị thế cao hơn người nhận mà vẫn dùng biếu, lúc đó thì
người Việt. Ví dụ như:
(4) Về phần mình, Hồ Chí Minh đã "xung phong gửi chiếc áo lót lụa mà chị em phụ nữ đã biếu tôi, một tháng lương của tôi, một bữa ǎn của tôi". [Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam]
Như nội dung trình bày về cho và biếu ở trên, ta có thể thấy những gì được
cho hoặc biếu thường mang giá trị vật chất hoặc có ý nghĩa sử dụng, rất ít khi được sử dụng với những từ ngữ chỉ vật chất là những cái mang giá trị tinh thần.
Khi dùng tặng, quan hệ về vị thế giao tiếp giữa người trao và người nhận có thể cao, thấp hơn hoặc bằng nhau, ví dụ như:
(5) Nghị định số 99/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng. Nghị định số 102/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ hỗ trợ và một số chế độ đãi ngộ khác đối với người Việt Nam có cơng với cách mạng, người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài. Tổ chức chu đáo việc tặng quà nhân các dịp lễ, Tết; đã chi trên 355 tỷ đồng tặng quà nhân dịp kỷ niệm 71 năm
ngày Thương binh liệt sĩ. [Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019]
(6) Điều đáng tiếc trong việc tặng trẻ thùng quà thật to nhưng rỗng ruột đã khiến trẻ cảm thấy mình phải đóng vai diễn viên trên sân khấu nhằm đạt mục đích nào đó cho người lớn. [Tiền phong]
(7) Khám phá biệt thự trăm tỷ bạn trai tặng Hoa hậu đẻ nhiều con nhất
showbiz Việt. [Báo mới]
(8) Tôi trân trọng thay mặt Chính phủ gửi lời khen ngợi và tặng cụ mấy
chữ: "Một nhà trung hiếu, Muôn thuở thơm danh". [Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam]
(9) Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho
chúng em vào những ngày 20/11. [Đời sống pháp luật]
Ví dụ (61), nhà nước với tư cách là người trao có vị thế cao hơn ―người có cơng với cách mạng‖ với tư cách là người nhận; ví dụ (62), nhà trường có vị thế cao hơn trẻ em; vị thế của người trao và người nhận trong ví dụ (63) là bằng nhau; ví dụ (64) Bác Hồ ít tuổi hơn ―cụ‖, hiển nhiên vị thế cũng sẽ thấp hơn; ở ví dụ (65), học sinh có vị thế thấp hơn các thầy cơ.
Thơng qua các ví dụ trên, ta có thể nhận thấy các vật được tặng thường là những cái mang giá trị tinh thần. Ngược lại, nếu các vật để tặng mang giá trị tinh thần cao quý, chúng ta chỉ có thể dùng tặng, mà không được dùng cho hoặc biếu, ví dụ (64) và (65) chẳng hạn.
Tóm lại, ba từ này đều có nghĩa trao vốn của mình để người khác có quyền sở hữu vĩnh viễn mà khơng địi hoặc đổi lấy lại một cái gì. Chúng khác nhau ở chỗ là:
Cho – vị thế giao tiếp của người trao thường cao hơn hoặc bằng người nhận, vật được trao thường có giá trị vật chất và giá trị sử dụng.
Biếu – vị thế giao tiếp của người trao thường thấp hơn hoặc bằng người nhận, vật được trao thường mang giá trị vật chất và giá trị sử dụng, thường với thái độ tơn kính hay trân trọng.
Tặng – vị thế giao tiếp của người trao có thể cao hơn, thấp hơn hoặc ngang bằng với người nhận, vật được trao thường mang giá trị tinh thần để khen ngợi, khuyến khích hay tỏ lịng q mến.
2.6 Tiểu kết
Đối với “帮(bang)”, “帮助 (bang trợ)” và “帮忙(bang mang)”,về ý
nghĩa từ vựng, “帮 (bang)”thường đùng để chỉ sự giúp đỡ cụ thể hoặc sự giúp đỡ về vật chất; “帮助 (bang trợ)”dùng để chỉ sự giúp đỡ không được cụ thể lắm hoặc dùng để chỉ viện trợ về tinh thần hoặc vật chất; ―帮忙 (bang mang)”được sử
dụng khi những người gặp khó khăn hoặc cần sự giúp đỡ của bạn mà bạn giúp họ làm những thứ cụ thể và giúp họ giải quyết vấn đề.
Về ý nghĩa ngữ pháp, với nghĩa giúp đỡ“帮(bang)”, ―帮助 (bang trợ)”và “帮忙 (bang mang)”đều có thể làm động từ, “帮 (bang)”và“帮助 (bang trợ)”
là ngoại động từ, cịn“帮忙 (bang mang)”là nội động từ; giữa hai hình vị“帮
(bang)”và“忙(mang)”có thể xen vào các thành phần khác, cịn đối với“帮助
(bang trợ)”thì khơng được.
Sau“帮(bang)”, ―帮助 (bang trợ)”có thể đi theo danh từ, đại từ + danh từ hoặc
là câu, sau“帮忙 (bang mang)”thì khơng được, nhưng sau nó có thể đi theo động từ hoặc cụm động từ và sau“帮(bang)”,“帮助 (bang trợ)”thì lại khơng được.
Sau“帮(bang)”,“帮助 (bang trợ)”có thể đi theo“了”hoặc“过”, và sau
“帮 (bang)”cũng có thể đi theo“着”, cịn sau“帮忙 (bang mang)”không được kết hợp với cả ba từ này, nhưng giữa hai hình vị của“帮忙 (bang mang)”có thể
xen vào“着”,“了”,“过”
Cả ba từ“帮(bang)”,“帮助 (bang trợ)”và“帮忙 (bang mang)”đều có thể lặp lại. Hình thức lặp lại của“帮 (bang)”là“帮帮”,hình thức lặp lại của“帮
助 (bang trợ)”là“帮助帮助”, cịn hình thức lặp lại của “帮忙 (bang mang)”
là“帮帮忙”
Về ý nghĩa ngữ dụng,“帮 (bang)”và“帮忙 (bang mang)”thường dùng trong phong cách khẩu ngữ,“帮助 (bang trợ)”có thể dùng trong phong cách khẩu ngữ
mang)”thường kết hợp với những từ có hai âm tiết, cịn“帮 (bang)”thường kết hợp với những từ chỉ có một âm tiết.
Khi so sánh giúp và giúp đỡ, về ý nghĩa từ vựng, giúp đỡ thường nói chung
hơn, thiên về giá trị tinh thần hơn, cịn nét nghĩa của giúp có cả giá trị tinh thần
lẫn vật chất
Về ý nghĩa ngữ pháp, giúp và giúp đỡ đều là động từ; sau giúp có thể đi theo động từ, nhưng sau giúp đỡ thì khơng; khi kết hợp với các từ hai âm tiết chỉ được dùng giúp đỡ mà không được dùng giúp. Khả năng kết hợp với các từ khác của
giúp linh hoạt hơn giúp đỡ.
Khi so sánh“想(tưởng)”và“要(yếu)”, về ý nghĩa từ vựng, khi diễn đạt nghĩa mơ hồ, khơng thật sự khẳng định, thì hai từ này có thể thay thế cho nhau, nhưng trường hợp này thường dùng trong khẩu ngữ, trong các văn bản chình thức hầu như khơng dùng.
“想(tưởng)”thiên về hoạt động tâm lý hơn, tương đương với muốn trong
tiếng Việt, còn“要(yếu)”thiên về hoạt động cơ thể hơn, tương đương với cần
trong tiếng Việt. Ngoài ra, bên cạnh mang ý nghĩa mong muốn, hy vọng,“要(yếu)”
cũng địi hỏi phải có hành động.
Về ý nghĩa ngữ pháp, sau ―想(tưởng)‖ và ―要(yếu)‖ đều chỉ được đi kèm vị từ (được hiểu là gồm động từ+tính từ), khơng được đi kèm danh từ; đều được đi theo một động từ hoặc động từ + tính từ, động từ + danh từ, phó từ + tính
từ. Và trường hợp sau“要(yếu)”kết hợp hai động từ nhiều hơn trường hợp sau“想
(tưởng)”kết hợp hai động từ. Khi diễn đạt ý nghĩa không muốn, thường thêm“不”
ở trước“想(tưởng)”, cịn“要(yếu)”thì khơng được sử dụng như thế, ý nghĩa của
Trong những kết cấu như: phó từ biểu thị mức độ + 想(tưởng) + VP;
trạng ngữ thời gian mang tính tiếp diễn + 想(tưởng) + VP; 想 (tưởng)
+„„又想(tưởng) +VP; 不想(bất tưởng) + VP chỉ được sử dụng“想
(tưởng)”. Khi trước―要(yếu)”có những từ biểu thị ý chí tâm lý như ―发誓”(thề),
“决心”(quyết tâm),“坚决”(kiên quyết) hoặc có những phó từ nhấn mạnh như
―一定”(nhất định),“非”(phải), ―偏”(cứ) thì bắt buộc phải dùng ―要(yếu)”mà không được dùng ―想(tưởng)”, kết cấu của nó thường là phó từ biểu thị ý chí
mạnh mẽ + 要(yếu) + VP.
Về ý nghĩa ngữ dụng“想(tưởng)”thường dừng ở giai đoạn tâm lý, là suy nghĩ của cá nhân, ngữ khí của nó tương đối nhẹ hơn, lịch sự hơn, thiên về trao đổi và xin cầu ý kiến;“要(yếu)‖ thì dùng để diễn đạt quyết tâm của mình, thường yêu cầu phải giải quyết ngay vấn đề, ngữ khí của nó nặng hơn, thiên về biểu đạt ý chí của mình hơn, nên khi cấp trên nói với cấp dưới thường dùng“要(yếu)”, cịn cấp dưới nói với cấp trên thường dùng“想(tưởng)”.
Đối với cho, vị thế giao tiếp của người trao thường cao hơn hoặc bằng người nhận, vật được trao thường có giá trị vật chất và giá trị sử dụng. Đối với biếu, vị thế giao tiếp của người trao thường thấp hơn hoặc bằng người nhận, vật được trao thường mang giá trị vật chất và giá trị sử dụng, thường với thái độ tơn kính hay trân trọng. Đối với tặng, vị thế giao tiếp của người trao có thể cao hơn, thấp hơn hoặc ngang bằng với người nhận, vật được trao thường mang giá trị tinh thần để khen ngợi, khuyến khích hay tỏ lòng quý mến.
Chƣơng 3. PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG NGHĨA PHÓ TỪ VÀ DANH TỪ TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT
Các dãy từ đồng nghĩa trong luận văn này được lựa chọn theo nguyên tắc thực dụng (thực tiễn) mà phân tích, tức những từ được chọn là từ thường hay bị các học viên người Việt học tiếng Hán cũng như các học viên người Trung học tiếng Việt nhầm lẫn, chứ không phải là bất kỳ dãy từ đồng nghĩa tiếng Hán nào đều có ý nghĩa tương ứng với dãy từ đồng nghĩa tiếng Việt. Ngoài ra, những từ hay bị nhầm lẫn này khơng hẳn dãy nào cũng có từ loại giống nhau, có một số là phó từ, một số là danh từ, “刚(cương)”,“刚刚(cương cương)”,“刚才(cương t ài)”chẳng hạn, trong ba từ này thì “刚(cương)”,“刚刚(cương cương)”là phó
từ, cịn“刚才(cương tài)”là danh từ; có một số có ý nghĩa giống nhau, nhưng
trong tiếng Hán là phó từ, trong tiếng Việt lại được coi là danh từ,“大概 (đại khá
i)”,“大约 (đại yêu)”trong tiếng Hán là phó từ, ―chừng‖, ―khoảng‖, ―độ‖ trong
tiếng Việt là danh từ chẳng hạn, để trình bày rõ vấn đề nên chúng tơi đặt tên cho chương này là phân biệt từ đồng nghĩa phó từ và danh từ tiếng Hán và tiếng Việt, nhưng trong chương này phó từ là chính, bởi vì phó từ chiếm tỷ lệ lớn hơn.