So sánh ý nghĩa ngữ pháp của khoảng, chừng, độ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn để biên giới trong quan hệ ấn độ trung quốc giai đoạn 1950 2014 (Trang 87 - 89)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.5 Dãy từ đồng nghĩa khoảng, chừng, độ

3.5.2 So sánh ý nghĩa ngữ pháp của khoảng, chừng, độ

3.5.2.1 Sự giống nhau

Khi làm danh từ và biểu thị mức, hạn hoặc phần không gian, thời gian được

xác định một cách đại khái, sau ba từ này đều có thể đi kèm số từ, những từ biểu

thị số lượng hoặc những từ biểu thị thời gian. Ví dụ như:

(84) Các chỉ tiêu kinh tế: tăng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 tăng 6,7%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6-7%. [ Số: 458/BC-CP Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017]

(85) Chung cho nhiều lơ hàng đối với hàng hóa giống hệt nhau trong khoảng thời

gian không quá 12 tháng trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. [ Số:

03/2019/TT-BCT Thông tư Quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương]

(86) Nhốt chừng hơn ba giờ chúng mở nắp hầm ra hiệu cho anh em chui lên. [Tuổi Trẻ. 2004-02-07.]

(87) Khi vào một nhà kia, thâ'y một đứa bé độ năm sáu tháng đương nằm khóc khan tiếng và đến nỗi lồi rốn ra mà mẹ nó cứ ngồi yên chẻ lạt, chúng tôi hỏi làm sao không dỗ em ? [Phan Khôi. Tác phẩm đăng báo 1929. Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2004. (lainguyenan.free.fr)]

3.5.2.2 Sự khác nhau

Ngoài làm danh từ ra, chừng cũng có thể làm phó từ, như ví dụ (147) và sau

chừng có thể đi theo nào để bổ nghĩa cho danh từ, động từ và tính từ đứng trước

nó, hơn nữa, chừng nào thường xuất hiện trong kết cấu như … (càng) + danh

từ/tính từ/động từ + chừng nào … + (thì/mới) + … (càng) + (danh từ/tính

từ/động từ) + (chừng ấy/nấy), các nhân tố trong dấu ngoặc trịn có khi có thể có

(88) Thánh hiền càng đặt ra lễ giáo chừng nào thì đàn bà càng bị áp chế chừng

nấy.[Phan Khôi. Tác phẩm đăng báo 1929. Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn.

Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2004. (lainguyenan.free.fr)]

(89) Đại để cái học thuyết của Tống nho là cốt để ― thúc thân quả quá ― nghĩa là bó buộc mình lại cho ít lỗi chừng nào thì hay chừng nấy. Phan Khôi. Tác

phẩm đăng báo 1929. Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2004. (lainguyenan.free.fr)(n.)

(90) Họ không cho chúng tôi ăn, cho đến chừng nào chúng tôi nhận biết sự mình thất lễ mới thơi.[Phan Khôi. Tác phẩm đăng báo 1928. Lại Nguyên Ân sưu

tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2001. (lainguyenan.free.fr)]

(91) Cái nầy, sau khi tự lựa lấy nhau chừng nào, lại càng bỏ nhau chừng nấy, muốn mà không được, kết quả trái với ý chí mình, thế mà kêu bằng tự do, là tự do nỗi gì chớ ?[Phan Khơi. Tác phẩm đăng báo 1929. Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2004. (lainguyenan.free.fr)]

Ngồi ra, chừng nào cũng có thể đứng ở cuối câu để cảm thán, ví dụ như: (92) Khơng những thế, cịn có hạng khuyên chồng làm cho trịn bổn phận lính,

hay là địi đi lính thế cho chồng, thì lại càng đáng q là chừng nào! [ Phan Khôi. Tác phẩm đăng báo 1929. Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2004. (lainguyenan.free.fr)]

Khi chừng làm danh từ và biểu thị nghĩa mức độ hợp lý, sau nó thường đi

kèm ấy hoặc nấy, ví dụ như:

(93) Bà cố tôi bấy giờ tay không mà nuôi nổi chừng nấy con, sự đó chẳng phải dễ dàng chi. [Phan Khơi. Tác phẩm đăng báo 1929. Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Đà Nẵng - 2004. (lainguyenan.free.fr)]

(94) Nhưng có vẻ như chừng ấy vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu đi lại giữa hai bờ đang tăng đến mức chóng mặt. [Tuổi Trẻ. 2004-10-31]

Trong từ điển của Hoàng Phê, khi độ làm động từ, nghĩa của nó là (trời, Phật)

cứu giúp, theo tơn giáo, khi nét nghĩa của nó là khoảng thời gian nào đó theo ước định; mức, hạn hoặc phần không gian, thời gian được xác định một cách đại

khái, nó chỉ được làm danh từ, nhưng thông qua việc khảo sát kho ngữ liệu Vietlex, trong đó có một ví dụ như sau:

(95) Ai ai cũng biết trọng sự học hành; trừ ra nhà nghèo q thì mới khơng thể sao cho con đi học được, chớ cịn ai có con, độ lên bảy, tám tuổi

cũng đã cho con đi học. Việt Nam phong tục [trích trong Đơng Dương tạp chí từ số 24 đến 49 (1913-1914)]. Phan Kế Bính. Nhà sách Khai Trí - 62 Đại lộ Lê Lợi - Sài Gịn]

Trong ví dụ này, độ bổ nghĩa cho động từ lên, theo khái niệm của phó từ và danh từ trong mục 2.2.1, nên chúng tôi cho rằng độ trong ví dụ này là phó từ, như thế ngồi làm danh từ, động từ ra, độ cũng có thể đảm nhiệm chức năng của phó từ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn để biên giới trong quan hệ ấn độ trung quốc giai đoạn 1950 2014 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)