Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu phát triển khách hàng là doanh nghiệp thương mại của ngân hàng tmcp quốc tế việt nam (Trang 91)

Thứ nhất, minh bạch hệ thống pháp luật

Nhà nước là người đa ra các định hướng phát triển kinh tế xã hội bởi vậy cần tạo ra các cơ sở pháp lý nền tảng vững chắc:

Ban hành hệ thống pháp luật đầy đủ, rõ ràng, đồng bộ, minh bạch, phù hợp với các công ước và thông lệ quốc tế để tạo hành hành lang pháp lý, giúp các ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả; coi trọng các quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự giữa ngân hàng và khách hàng, tránh hình sự hoá các mối quan hệ kinh tế.

Nhanh chóng phát triển thị trường tiền tệ và thị trường vốn (chứng khoán) như là tác nhân thúc đẩy việc ra đời những dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng theo nó.

Tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại nhà nước nói chung và VIB nói riêng nhanh chóng tăng số lượng vốn điều lệ tương xứng với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta vì hiện nay vốn điều lệ của VIB đến 14/06/2011 là 4.000 tỷ đồng là quá nhỏ bé, không đạt hệ số an toàn vốn CAR (Capital aquadecy ratio) theo thông lệ quốc tế mà nước ta đã đồng ý tuân theo. Nếu mức vốn tự có thấp như hiện nay thì việc mở rộng và đa dạng hoá dịch vụ gặp rất nhiều khó khăn vì VIB hiện cần nhiều vốn để đầu tư vào công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và hiện đại hoá cơ sở vật chất.

Để thực hiện tăng vốn tự có, đề nghị nhà nước cho các ngân hàng thương mại nhà nước được hưởng chế độ miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời gian nhất định để dành lợi nhuận tăng vốn tự có của ngân hàng; ngoài ra có thể thực hiện xã hội hoá đầu tư ngân hàng bằng cách cho phép các thành phần kinh tế góp vốn đầu tư vào VIB, tạo thành những ngân hàng thương mại lớn như kinh nghiệm phát triển ngân hàng ở một số nước phát triển.

Nhà nước cần ban hành các chính sách và có cơ chế thích hợp thực hiện các cam kết về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng, nhất là lộ trình thực hiện AFTA, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, đàm phán gia nhập WTO.

Ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các ngân hàng đầu tư nhằm hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

Thứ hai, hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp thương mại

Đối với hoạt động thương có hai yếu tố ảnh hưởng rất lớn đó là luật pháp và môi trường kinh tế. Tại Việt nam, hoạt động tài trợ thương mại chủ yếu tuân theo Luật các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 15/6/2004 và những văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước như Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 về Bao thanh toán. Đây chính là cơ sở để các ngân hàng triển khai dịch vụ tài trợ thương mại. Chính vì vậy những quy định có thể là động lực, đôi khi lại là rào cản cho sự phát triển của hoạt động tài trợ thương mại. Những quy định cũng cần thường xuyên phải cập nhật, thay đổi cho phù hợp, tạo điều kiện cho hoạt động phát triển.

Chính Phủ là cơ quan ban hành luật quản lý, vừa là cơ quan xây dựng các điều kiện tạo môi trường phát triển cho hoạt động tài trợ thương mại: môi giới, quảng cáo, trưng bày giới thiệu hàng hóa và một số hoạt động khác… Trước hết muốn tạo điều kiện cho hoạt động tài trợ thương mại phát triển cần những quy định đầy đủ về pháp luật. Ngày 01/07/2006 Luật các công cụ chuyển nhượng ra đời đánh dấu thêm một bước của sự hoà nhập của Việt nam trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Chính phủ vẫn cần ban hành thêm luật và các quy định cho hoạt động tài trợ thương mại do đây là một hoạt động tín dụng đặc thù.

Hoạt động thương mại chỉ phát triển được trong điều kiện hoạt động tài trợ thương mại của đất nước được đẩy mạnh, số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại ngày càng tăng với mặt hàng ngày càng đa dạng. Với các chính sách nhằm tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thương mại, chính sách tỷ giá… hoạt động xuất nhập khẩu, đấu thầu, đấu giá, gia công thương mại, môi giới thương mại Việt nam tăng nhanh qua các năm. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu vẫn chủ yếu là nguyên liệu thô, nông lâm thuỷ sản trong đó có nhiều mặt hàng có giá cả biến động, đấu thầu, đấu giá có quy mô còn nhỏ hẹp do đội ngũ nhân lực còn kém, hoạt động gia công chỉ tham gia phân đoạn nhỏ nên tạo ra các giá trị còn thấp. Bởi vậy, trong chú trọng phát triển thương

mại, Chính phủ nên chú trọng phát triển các mặt hàng mang nhiều tính công nghệ, kỹ thuật, các mặt hàng có thị trường và giá cả ổn định giúp nền kinh tế phát triển an toàn, thúc đẩy hoạt động tài trợ thương mại phát triển.

Thứ ba, xác định Ngân hàng Nhà Nước với hệ thống ngân hàng thương mại Trước hết cần xem xét vai trò của ngân hàng nhà nước (ngân hàng trung ương) qua mô hình sau

Hình vẽ 3.2 : Vai trò ngân hàng Trung Ương với hệ thống tài chính trong nước

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Ngân hàng Trung Ương chính là một cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ tại Việt Nam. Đây là cơ quan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ như: phát hành tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách về lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ, soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh ngân hàng và các tổ chức tính dụng, xem xét việc thành lập các ngân hàng và tổ chức tín dụng, quản lý các ngân hàng thương mại nhà nước... Ngân hàng Trung ương chính là cơ quan trực tiếp điều phối hoạt động các ngân

1. Độc quyền phát hành tiền Vai trò Ngân hàng Trung Ương 2. Quản lý vĩ mô NH trung gian 4. Trực tiếp quản lý quỹ cstrư 3. Chủ NH, đại lý, cố vấn Chính phủ 5. Điều tiết vĩ mô nền kinh tế

hàng thương mại trong đó có VIB. Bởi vậy để cho hoạt động các ngân hàng thương mại phát triển Ngân hàng Trung Ương cần:

Tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế bằng những quy chế về cho vay, thế chấp, lãi suất thoả thuận, tỷ giá sát thị trường, mua bán ngoại tệ, trạng thái ngoại tệ...

Ban hành chính sách sắp xếp, củng cố, tái cơ cấu các ngân hàng thương mại cổ phần theo định hướng giảm số lượng và nâng cao chất lượng; có chính sách điều tiết phù hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của bốn ngân hàng thương mại nhà nước, hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và đầu tư lãng phí.

Cần sớm rà soát, chỉnh sửa và xây dựng mới các cơ sở pháp lý cho việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào hoạt động ngân hàng cũng như cơ sở pháp lý cho việc tự động hoá một số nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, các vấn đề liên quan đến chứng từ điện tử, chữ ký điện tử trong thanh toán...

Cần một sự định hướng rõ ràng về công nghệ và khả năng phối hợp tác nghiệp giữa các ngân hàng thương mại, tránh tình trạng tự phát như hiện nay (đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thẻ) dẫn đến sự lãng phí, cạnh tranh thái quá, không cần thiết, ảnh hưởng xấu đến nguồn tài chính vốn đã rất eo hẹp của các ngân hàng.

Ban hành các văn bản dưới luật tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng thương mại mở rộng và phát triển các dịch vụ mới.

Phối hợp với các ngành viễn thông, thuế, điện lực, cấp thoát nước, bảo hiểm xã hội... để thực hiện việc thanh toán các chi phí điện, nước, điện thoại qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng để người dân có thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng. Việc tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại và cả ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng là tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam học hỏi kinh nghiệm các ngân hàng nước ngoài, đạt sự phát triển lành mạnh.

Thứ tư, Ngân hàng Nhà Nước hỗ trợ các hoạt động thương mại của các doanh nghiệp thương mại

Trong hoạt động thương mại hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt nam mới chỉ có quy định về bao thanh toán do hoạt động nay đang là tâm điểm phát triển trong tài trợ xuất khẩu của các ngân hàng thương mại. Trong quy định này, Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam chỉ cho phép các tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ quá hạn không quá 5% thực hiện bao thanh toán. Trong khi thực tế, bao thanh toán có tính tự thanh khoản và ít rủi ro hơn tín dụng thông thường. Vì vậy, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nên coi điều kiện thực hiện bao thanh toán cũng tương tự như điều kiện cho vay thông thường khác nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng dễ dàng triển khai hoạt động này hơn.

Trong quy định 1096/2004/QĐ-NHNN, Ngân hàng Nhà nước không cho phép cung cấp dịch vụ bao thanh toán cho hợp đồng mua bán có thời hạn trên 180 ngày. Trong khi đó sản phẩm tài trợ xuất khẩu trên 180 ngày (Forfeiting) đã có tại các Ngân hàng quốc tế từ lâu. Chính quy định này cũng làm hạn chế hoạt động bao thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên nghiên cứu và ban hành thêm quy định cho bao thanh toán cho hợp đồng mua bán trên 180 ngày. Để đảm bảo hoạt động an toàn, Ngân hàng Nhà nước nên quy định cụ thể về quản lý hạn mức bao thanh toán của các tổ chức tín dụng.

Trong tài trợ thương mại còn rất phương thức như tín dụng trọn gói, chiết khấu bộ chứng từ, bao thanh toán và tài trợ các khoản phải thu…Tuy nhiên, hệ thống luật và văn bản dưới luật hướng dẫn còn chưa đủ. Trước mắt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên nghiên cứu ra đời các văn bản hướng dẫn chi tiết các sản phẩm cụ thể nhằm tạo điều kiện cho các Ngân hàng phát triển dịch vụ.

Ngoài ra các chính sách và quy định về ngoại hối, lãi suất ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động thương mại tức ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp thương mại. Bởi vậy, khi hoạch định các chính sách này, Ngân hàng Nhà nước cần lưu tâm đến sự phát triển của hoạt động thương mại và hoạt động tài trợ thương mại của các tổ chức tín dụng.

Trước bối cảnh kinh tế trong nước như hiện nay vốn đã khó khăn lại càng có nhiều rủi ro bởi nguy cơ lạm phát tiếp tục cao đồng nghĩa với lãi suất và tỷ giá tiếp tục bất ổn định và khó có thể giảm nhanh trong thời gian tới. Các doanh nghiệp tiếp thương mại tục phải gồng mình trước sức ép về lạm phát, về rủi ro lãi suất và tỷ giá khi chính sách tiền tệ tiếp tục được thắt chặt, cùng với đó, sự thay đổi chóng mặt của giá vàng đã bắt đầu rục rịch kéo theo sự chuyển dịch của tỷ giá:

Một là, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp thương mại Việt Nam: quá trình tăng trưởng hay chiến lược tăng trưởng, mở rộng của các doanh nghiệp Việt Nam là dựa vào vốn, bao gồm vốn trong nước và vốn vay nước ngoài. Với mô hình tăng trưởng nhanh và dựa chủ yếu vào vốn vay thì vấn đề rủi ro về lãi suất và tỷ giá đối với doanh nghiệp luôn là điều phải quan tâm với bất kỳ doanh nghiệp nào.

Hai là, cấu trúc tài chính bất hợp lý và rủi ro: Nhìn vào cơ cấu vốn của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam hiện nay dễ dàng nhận thấy các doanh nghiệp đang dựa vào hai nguồn tài chính chủ yếu là tín dụng ngân hàng và vốn phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên hai năm trở lại đây, việc huy động qua cổ phiếu trong điều kiện thị trường chứng khoán hiện nay đã trở nên hết sức khó khăn do giá chứng khoán giảm liên tục, thực tế này đã buộc các doanh nghiệp phải huy động thông qua vay nợ ngân hàng hoặc các công cụ nợ khác (bao gồm trong nước và nước ngoài), trong đó vay nợ ngân hàng chiếm tỷ lệ khá lớn, dựa vào vốn ngân hàng khá nặng nề, bao gồm cả vốn trung và dài hạn. Tỷ trọng vốn tự có của doanh nghiệp trong nguồn vốn kinh doanh ở doanh nghiệp rất thấp, phần còn lại, 80-90% là vốn vay từ ngân hàng hay từ các tổ chức tài chính. Với nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp phần lớn là vốn vay ngân hàng (dựa vào vốn tín dụng ngân hàng) như vậy, nên kết quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào lãi suất ngân hàng và khả năng đáp ứng vốn của ngân hàng thương mại. Thông điệp của Chính phủ gần đây đã phát đi về tiếp tục chính sách thắt chặt, thận trọng… báo hiệu rằng, vấn nguồn vốn từ khu vực ngân hàng sẽ tiếp tục khan hiếm và chắc chắn sẽ là vấn đề nhức nhối trong vài năm nữa.

Ba là, rủi ro lãi suất ngày càng gia tăng: Thực tế cho thấy, từ vài năm gần đây (nhất là từ cuối năm 2010), các NHTM Việt Nam đang chuyển sang cơ chế lãi suất thả nổi (biến động theo thị trường); Lãi suất cho vay của NHTM hiện tại (cuối tháng 7 đầu tháng 8/2011) đã trên 20%. So với lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp với lãi suất ngân hàng hiện nay, doanh nghiệp thương mại khó có lãi trên 20%. Khảo sát của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam năm 2010 cho thấy chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp được khảo sát chịu đựng được mức lãi suất

vay từ 16-20%/năm (vào thời điểm đầu năm 2010), nhiều doanh nghiệp sẽ buộc phải thu nhỏ quy mô sản suất nếu lãi vay ngân hàng tiếp tục gia tăng cùng với điều kiện môi trường kinh doanh trở nên khó khăn hơn.

Bốn là, rủi ro tỷ giá - doanh nghiệp đang tích lũy: Trong thời gian qua, biến động về dư nợ tín dụng VND và ngoại tệ và diễn biến tỷ giá, lãi suất ngoại tệ ở khu vực ngân hàng Việt Nam cho thấy có dấu hiệu rằng các doanh nghiệp đã giải bài toán lãi suất cao bằng cách chuyển sang vay ngoại tệ với lãi suất thấp hơn (lãi suất vay VND thường 20% trong khi lãi suất vay USD chỉ khoảng 5%/năm). Tuy nhiên, trên góc độ rủi ro tỷ giá lại thấy rằng, doanh nghiệp đang tự tích lũy rủi ro.

Nếu như tháng 09/2011, NHNN có những biện pháp để hạ lãi suất, giúp cho các doanh nghiệp giảm phí vốn, để giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn giá rẻ. Nhưng vấn đề là cần phải có những biện pháp đồng bộ, nếu siết trần lãi suất xuống trong khi vẫn tung tín dụng tăng lên là ngược quy luật. Vì tung tín dụng làm lạm phát tăng, trong khi đó lại siết lãi suất xuống không những ngược quy luật mà còn gây hại một cách rộng hơn. Tuy nhiên, về mặt trái của việc tăng lãi suất tái cấp vốn, có nghịch lý là trong mặt bằng lãi suất cần phải thuyên giảm để hỗ trợ doanh nghiệp nhưng với việc nâng lãi suất tái cấp vốn lên sẽ là không thuận lợi cho việc giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng.

Kể từ ngày 10/10/2011 Ngân hàng Nhà Nước tăng hàng loạt lãi suất chủ chốt như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng sẽ chính thức được điều chỉnh tăng cho thấy NHNN đang đẩy mạnh quyết tâm thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Cụ thể, NHNN sẽ điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn từ 14%/năm lên 15%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 14%/năm lên 16%/năm. Tái cấp vốn là hình thức NHNN cấp tín dụng có bảo đảm cho các ngân

Một phần của tài liệu phát triển khách hàng là doanh nghiệp thương mại của ngân hàng tmcp quốc tế việt nam (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w