khu vực địa lý
Số lượng khách hàng doanh nghiệp phân theo các khu vực địa lý Bắc, Trung, Nam ngày càng xóa dần khoảng cách chênh lệch. Nếu trong những năm trước đây, số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của VIB đa phần là các doanh nghiệp tới từ các tỉnh trọng điểm ở phía Bắc như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh thì hiện nay, số lượng khách hàng là doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng giữa các tỉnh thành ở các khu vực Bắc, Trung, Nam đã gia tăng đáng kể và dần xóa bỏ sự chênh lệch số lượng khách hàng
là doanh nghiệp giữa các vùng miền. Trong những năm gần đây, nhờ sự mở rộng các chi nhánh sang các tỉnh ở khắp các vùng miền trong cả nước mà cụ thể là năm 2010, VIB đã có khoảng 117 chi nhánh và phòng giao dịch, mạng lưới phục vụ khách hàng doanh nghiệp trên 90 điểm kinh doanh trải khắp lãnh thổ Việt Nam, cùng với sự gia tăng những chính sách hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp tới khách hàng. Mà khối lượng khách hàng doanh nghiệp thương mại đã tăng lên đáng kể ở các vùng miền trong cả nước.
Bảng 2.7: Số lượng khách hàng DNTM tăng theo khu vực địa lý
(Đơn vị: Doanh nghiệp)
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Miền Bắc 4.500 5.140 6.180 6.560 7.320
Miền Trung 2.985 3.456 3.775 4.165 4.312
Miền Nam 3.750 4.380 4.520 5.117 5.522
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của VIB qua các năm)
Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy rõ một xu hướng rằng, số lượng khách hàng là doanh nghiệp thương mại của VIB trong ba khu vực Bắc, Trung, Nam đều gia tăng trong những năm gần đây. Số lượng khách hàng là doanh nghiệp thương mại tìm đến dịch vụ và sản phẩm của VIB ở khu vực miền Bắc cao hơn so với các khu vực miền Trung và miền Nam, 6.180 doanh nghiệp năm 2008, 6.560 doanh nghiệp năm 2009 và 7.320 doanh nghiệp năm 2010. Đáng chú ý là, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của VIB ở cả ba miền đều tăng trưởng, cụ thể, so với năm 2009, miền Bắc có mức tăng trưởng là 12%, miền Trung 4%, miền Nam là 8%. Tuy nhiên, mức chênh lệch giữa các vùng miền vẫn không hề giảm mà có chiều hướng gia tăng. Mặc dù vậy cũng không thể phủ nhận sự phát triển ngày càng vững mạnh của khối khách hàng doanh nghiệp thương mại miền Trung, bởi nếu trước đây, lượng khách hàng này ở miền Trung chỉ dừng ở con số là 2.985 doanh nghiệp năm 2006 thì tới năm 2010, con số này đã tăng lên 4.312 doanh nghiệp, tăng 44%. Như vậy, lượng khách hàng là doanh nghiệp thương mại ở Miền Trung đã và đang tìm tới với sản phẩm và dịch vụ VIB ngày càng nhiều hơn.
Điều đó cho thấy sự nỗ lực của VIB trong việc phát triển khách hàng là doanh nghiệp thương mại trên khắp các vùng miền cả nước mà đặc biệt là các vùng trọng điểm kinh tế như thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, mục tiêu hướng tới khách hàng doanh nghiệp thương mại trên mọi vùng miền của cả nước đang từng bước được hoàn thành.
Bảng 2.8: Tăng trưởng số lượng khách hàng DNTM theo khu vực địa lý
(Đơn vị: %)
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Miền Bắc - 14 20 6 12
Miền Trung - 16 9 10 4
Miền Nam - 17 3 13 8
(Nguồn: Thu thập số liệu trong các báo cáo thường niên của VIB)
Chúng ta có thể thấy rõ rằng, mức tăng trưởng số lượng khách hàng doanh nghiệp thương mại theo khu vực Bắc, Trung, Nam hàng năm không đều, nhưng xu hướng số lượng khách hàng là doanh nghiệp thương mại trên ba miền vẫn tăng đều đặn qua các năm. Chúng ta có thể thấy rõ xu hướng tăng trưởng đều đặn của lượng khách hàng doanh nghiệp ở Miền Trung trong thời gian qua, 16% năm 2007, 9% năm 2008, 10% năm 2009 và 4% năm 2010. Điều này cho thấy, ngân hàng VIB đã thấy được tiềm năng lớn ở khu vực Miền Trung và bắt đầu mở rộng nhiều chi nhánh, phòng giao dịch ở những tỉnh thành thuộc vùng miền này. Và ở Miền Bắc, mặc dù con số tăng trưởng tuyệt đối cao hơn so với các vùng miền khác, nhưng tỷ lệ phần trăm tăng trưởng giữa các năm không đều, đặc biệt năm 2009, tỷ lệ tăng trưởng có giảm sút hơn năm trước. Bởi vậy, năm 2010, Ngân hàng VIB đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng lượng khách hàng là doanh nghiệp thương mại cho khu vực này và có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu vực. Do đó, con số tăng trưởng 12% trong năm 2010 của miền Bắc là con số tăng trưởng cao nhất so với hai miền còn lại.
2.3.4 Thực trạng phát triển khách hàng là doanh nghiệp thương mại theoloại doanh nghiệp thương mại sử dụng dịch vụ loại doanh nghiệp thương mại sử dụng dịch vụ
Như chúng ta đã biết ở chương một, có nhiều cách phân loại doanh nghiệp thương mại. Để đi vào phân tích thực trạng phát triển khách hàng là doanh nghiệp
thương mại theo loại doanh nghiệp thương mại, chúng ta cùng tiếp cận cách phân loại các doanh nghiệp thương mại dưới góc độ quy mô của doanh nghiệp. Tức là phân loại doanh nghiệp thương mại thành ba loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp thương mại có quy mô nhỏ, doanh nghiệp thương mại có quy mô vừa và doanh nghiệp thương mại quy mô lớn.
Như chúng ta đã nghiên cứu, phân khúc thị trường quan trọng nhất của ngân hàng VIB kể từ khi thành lập là các khách hàng doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa. Và cũng chính sự xác định rõ nhóm khách hàng mục tiêu và có những chính sách khuyến khích hiệu quả dành cho nhóm khách hàng mục tiêu này mà thời gian qua, lượng khách hàng là doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ của VIB liên tục tăng.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.9: Phát triển khách hàng là DNTM theo quy mô tại VIB qua các năm
(Đơn vị: Doanh nghiệp)
Doanh nghiệp 2006 2007 2008 2009 2010 2011* Doanh nghiệp
thương mại quy mô nhỏ
1.921 3.105 4.030 4.980 9.314 11.670
Doanh nghiệp thương mại quy mô vừa
1.354 2.254 3.005 3.915 5.575 6.980
Doanh nghiệp thương mại quy mô lớn
941 1.353 1.495 1.683 3.265 4.015
Tổng 4.216 6.712 8.620 10.578 17.154 22.665
(Nguồn: Tổng hợp một số báo cáo của VIB)
(2011* : Dự đoán số lượng DNTM theo quy mô đến cuối năm 2011 của VIB)
Nhìn vào biểu đồ trên chúng ta cùng thấy rõ một xu hướng gia tăng chung đối với cả ba phân khúc khách hàng thương mại là khách hàng thương mại quy mô nhỏ, khách hàng thương mại quy mô vừa và khách hàng thương mại quy mô lớn. Nếu năm 2006, lượng khách hàng là doanh nghiệp thương mại quy mô nhỏ chỉ dừng lại ở con số 1.921 doanh nghiệp, doanh nghiệp thương mại quy mô vừa là
1.354 và doanh nghiệp thương mại quy mô lớn là 941 doanh nghiệp thì tới năm 2010, con số này đã tăng lên gấp nhiều lần. Cụ thể doanh nghiệp thương mại quy mô vừa sử dụng dịch vụ của ngân hàng VIB năm 2010 tăng lên gấp mười lần so với năm 2006, doanh nghiệp thương mại quy mô vừa tăng gấp 6 lần và doanh nghiệp thương mại quy mô lớn tăng trên năm lần so với năm 2006. Có được thành quả này là do ngân hàng VIB đã có những chiến lược thành công đối với từng phân khúc của mình. Nhìn chung, mức tăng trưởng của lượng khách hàng doanh nghiệp thương mại quy mô nhỏ và vừa cao hơn so với mức tăng trưởng của lượng khách hàng doanh nghiệp thương mại quy mô lớn. Có sự chênh lệch này là do ngân hàng VIB đã xác định khách hàng mục tiêu của ngân hàng là khối doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa. Mục tiêu giành thị phần cung cấp đối với khối doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ muốn chiếm lĩnh thị trường là mục tiêu quan trọng của ngân hàng VIB trong suốt thời gian qua. Bằng những số liệu cụ thể trên, chúng ta chắc chắn trong tương lai không xa, các dịch vụ, sản phẩm mà ngân hàng VIB cung cấp sẽ là những gói dịch vụ quan trọng mà các doanh nghiệp thương mại tìm tới.