khúc khách hàng theo từng khu vực địa lý
Chú trọng triển khai các chương trình marketing với các sản phẩm dịch vụ trọn gói dành riêng cho các phân khúc khách hàng mục tiêu và từng vùng miền trên toàn quốc, cụ thể như: chương trình “VIB cùng Doanh nghiệp chào Xuân 2010”, chương trình marketing cho doanh nghiệp ngành Gỗ, Thủy sản, Gạo, Cà phê… với các gói sản phẩm dịch vụ chuyên biệt. Đặc biệt, VIB nên tổ chức hội thảo dành riêng cho doanh nghiệp ngành Gạo, Thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long như “Nâng cao sức mạnh cạnh tranh cho Doanh nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”. Ngoài ra, VIB nên tổ chức nhiều hơn nữa các chương trình tri ân và chăm sóc khách hàng doanh nghiệp thường xuyên…Đó chính là một trong các chiến lược phát triển và định vị thương hiệu VIB trong các khách hàng nói chung và khách hàng doanh nghiệp thương mại nói riêng.
Là một ngân hàng quốc tế thì hoạt động Marketing của VIB cũng phải mang tính chuyên nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nếu như chính sách Marketing đa phần tập trung vào quảng cáo khuyến mại bằng các hình thức trúng thưởng trong tác huy động vốn...thì công tác nghiên cứu thị trường vẫn là điểm yếu của VIB, một trong những nguyên nhân của hạn chế trên là do hiệu quả chưa cao củahệ thống thông tin khách hàng và thị trường.
Chiến lược Marketing trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập của VIB cần nhấn mạnh đến công tác xúc tiến, quảng bá, truyền thông thương hiệu với một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, song song với chiến lược phát triển kinh doanh là chiến lược marketing phù hợp, đi kèm theo là hoạch định ngân sách cụ thể để thực thi chiến lược này.
Thứ hai, VIB cần xác định rõ, úy tín thương hiệu là vấn đề sống còn của mình. Hoạt động Marketing phải chú ý đến quan hệ ngân hàng - khách hàng đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, từng bước xây dựng sự tin tưởng long trung thành của khách hàng đối với VIB.
Thứ ba, xác định rằng thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp (Intangible Asset) và giá trị của thương hiệu (Brand Equity) chính là chênh lệch giữa giá trị trên thi trường Chứng khoán (Marker Value) và giá trị trong sổ sách (Book Value) của ngân hàng. Giá trị đó tạo ra giá trị tư bản hóa trên thị trường (Market Capitalization), làm tăng giá trị của ngân hàng. Như vậy ngân hàng cũng như các doanh nghiệp khác có thể làm tăng giá trị doanh nghiệp của mình thông qua thương hiệu. Do đó VIB cần phải có ý thức hơn nữa trong công tác quản trị thương hiệu của mình.
Thứ tư, quan hệ khách hàng - ngân hàng đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp thương mại cũng không được tách rời công tác truyền thông, di chính ngân hàng thực hiện, quảng bá các tiện ích, an toàn trong giao dịch với ngân hàng. Bởi theo logic, khách hàng khi có nhu cầu thực sự thì mới chuyển sang giai đoạn đánh giá, lựa chọn quan hệ giao dịch, trong tình cạch tranh giữa các ngân hàn thương mại như hiện nay, khách hàng, doanh nghiệp thương mại luôn đặt lợi ích kinh tế lên trên hết, không dễ hiểu được hết các tiện ích của dịch vụ ngân hàng. Bởi vậy tạo cho khách hàng có điều kiện tiếp xúc với các dịch vụ VIB từ đó mới củng cố đươc mối quan hệ ngân hàng -khách hàng.
Song song với đó là việc tiếp tục nâng cao dịch vụ khách hàng. Chất lượng dịch vụ khách hàng tốt sẽ mang lại sự hài lòng của khách hàng và giúp VIB nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của VIB
phát triển mạnh mẽ và bền vững. Đây cần phải được coi là định hướng chiến lược nền tảng của VIB trong năm 2011 và những năm tiếp theo. Để đạt được điều này, VIB sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp để: Xây dựng văn hóa hướng đến khách hàng, tập trung các nỗ lực của từng đơn vị kinh doanh và từng cá nhân cho đến các doanh nghiệp vào việc phục vụ tốt và làm cho khách hàng hài lòng trong suốt quá trình giao dịch với VIB theo mô hình bán hàng và dịch vụ mới, xây dựng tiêu chí đo lường sự hài lòng của khách hàng. Đồng thời, VIB sẽ khẩn trương xây dựng cơ chế dịch vụ nội bộ để tạo được hiệu quả hợp tác cao và tối ưu hóa nguồn lực nội bộ trong việc phục vụ khách hàng. Nền tảng ấy sẽ giúp VIB nhanh chóng hiện thực hóa tầm nhìn “Trở thành ngân hàng sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất Việt Nam” bằng cách xây dựng văn hóa kinh doanh và dịch vụ thông qua các chương trình đào tạo tổng thể và chú trọng tới khách hàng.