Thực trạng phát triển khách hàng là doanh nghiệp thương mại theo loạ

Một phần của tài liệu phát triển khách hàng là doanh nghiệp thương mại của ngân hàng tmcp quốc tế việt nam (Trang 57)

loại dịch vụ mà VIB cung cấp

Số lượng khách hàng phản ánh thông tin về sản phẩm, tiện ích của sản phầm đã có sức hút như thế nào đối với khách hàng. VIB thường xuyên đưa thông tin về các sản phầm của mình trên phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là kênh

internet và báo chí. Trong những năm qua, số lượng khách hàng là doanh nghiệp thương mại sử dụng dịch vụ và sản phẩm mà VIB cung cấp đã tăng lên nhanh chóng. Bảng số liệu sau sẽ chứng minh điều đó:

Bảng 2.3: Số lượng khách hàng DNTM của VIB trong năm 2009 – 2010

(Đơn vị: Doanh nghiệp)

Sản phẩm

Số lượng khách hàng doanh nghiệp thương mại Năm 2009 Năm 2010 Tăng trưởng

(%)

Tiền vay 3.391 5.124 51

Quản lý dòng tiền 3.095 5.210 68

Tài trợ thương mại quốc tế 712 1.065 49

Ngoại hối 772 1.052 36

Bao thanh toán 483 762 58

Ngân hàng điện tử 2.125 3.941 85

Tổng 10.578 17.154 62

(Nguồn: Thống kê số liệu báo cáo thường niên của VIB trong năm 2009, 2010)

Qua bảng trên có thể thấy số lượng khách hàng doanh nghiệp thương mại sử dụng các sản phầm của VIB tăng trưởng khá nhanh, thể hiện quy mô nhóm khách hàng ngày càng được mở rộng. Có thể nói, xu hướng gia tăng số lượng khách hàng là doanh nghiệp thương mại là xu hướng chung trên tất cả các sản phẩm và dịch vụ mà VIB cung cấp. Nếu năm 2009, số lượng khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tiền vay của Ngân hàng VIB là 3.391 doanh nghiệp thì tới năm 2010, con số này đã tăng lên 5.124 doanh nghiệp, tương ứng với tăng 51%, số lượng khách hàng doanh nghiệp thương mại sử dụng dịch vụ quản lý dòng tiền cũng gia tăng tới 68%. So với năm 2009. Đây vốn là hai hoạt động mang lại tỷ trọng thu nhập lớn nhất trong tổng thu nhập từ nhóm khách hàng doanh nghiệp thương mại. Có thể thấy rõ năm 2010, số lượng khách hàng là doanh nghiệp thương mại sử dụng sản phẩm

Ngân hàng điện tử của VIB tăng trưởng mạnh nhất đạt 85%. Bởi lẽ VIB là ngân hàng có thế mạnh hơn hẳn hầu hết các ngân hàng thương mại trong nước khác về công nghệ, quy trình công nghệ. Số lượng khách hàng doanh nghiệp thương mại sử dụng dịch vụ tăng nhanh ở hầu hết các gói sản phẩm dịch vụ VIB cung cấp. Nói chung, số lượng khách hàng là doanh nghiệp thương mại sử dụng các sản phẩm và dịch vụ mà ngân hàng VIB cung cấp năm 2010 tăng trưởng trung bình 62% so với năm 2009. Đây là mức tăng trưởng khá tốt so với mức tăng trưởng trung bình (khoảng 50%) của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.

Chúng ta có thể thấy rõ thực trạng phát triển khách hàng là doanh nghiệp thương mại qua một số loại dịch vụ mà VIB cung cấp trong thời gian qua như sau:

Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp thương mại

Trong những năm qua, khách hàng là doanh nghiệp thương mại tìm đến với VIB ngày càng gia tăng về số lượng. Chỉ riêng dư nợ tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp thương mại năm 2010 đã chiếm 28.040 tỷ đồng trong tổng số 41.731 tỷ đồng dư nợ tín dụng toàn hàng. Nhìn vào hai biểu đồ dưới đây có thể thấy dư nợ tín dụng của khách hàng doanh nghiệp thương mại trong những năm qua luôn bám sát với nguồn vốn VIB huy động được hàng năm.

Bảng số 2.4: Huy động tín dụng của VIB từ năm 2006-2010

(Đơn vị: Tỷ đồng) Sản phẩm 2006 2007 2008 2009 2010 Giá trị Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Huy động tín dụng 9.813 19.225 96 23.958 25 34.210 43 59.564 74

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010)

Qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy rõ, huy động tín dụng của VIB qua các năm luôn tăng. Nếu ở năm 2006, tổng nguồn vốn huy động được chỉ dừng lại ở con số 9.813 tỷ đồng thì tới năm 2010, huy động tín dụng của VIB đã đạt tới

con số 59.654 tỷ đồng, tăng gấp sáu lần so với năm 2006 và tăng 23.354 tỷ đồng, tức tăng 74% so với năm 2009.

Biểu đồ sau sẽ giúp nhìn thấy sự tăng trưởng huy động tín dụng qua các năm:

Biểu đồ 2.2: Huy động tín dụng từ năm 2006 đến năm 2010 của VIB

(Đơn vị: Tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010)

Song song với sự gia tăng khối lượng nguồn vốn huy động được, doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp thương mại trong các năm từ năm 2006 đến năm 2010 cũng tăng lên đáng kể. Điều đó chứng tỏ VIB đã sử dụng nguồn vốn huy động một cách hiệu quả và được thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng số 2.5: Dư nợ tín dụng DNTM của VIB từ năm 2006-2010

(Đơn vị : Tỷ đồng) Sản phẩm 2006 2007 2008 2009 2010 Dư nợ tín dụng DNTM Giá trị Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) 6.620 11.000 66 15.508 41 19.341 25 28.040 45

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010)

Như vậy, dư nợ tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp thương mại hàng năm luôn tăng, thấp nhất là 25% năm 2009, cho thấy chất lượng các sản phẩm và dịch vụ mà VIB cung cấp cho các khách hàng là doanh nghiệp thương

mại ngày càng phù hợp và bám sát với nhu cầu phát triển thực tế của các doanh nghiệp. Nếu năm 2006, dư nợ tín dụng đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp thương mại mới chỉ dừng ở con số 6.620 tỷ đồng thì đến năm 2010, con số này đã lên tới 28.040 tỷ đồng, tăng 21.420 tỷ đồng, tức tăng 324% so với năm 2006 và tăng 8.699 tỷ đồng, tức tăng 45% so với năm 2009. Song song với việc đẩy mạnh tín dụng đối với các doanh nghiệp thương mại, công tác kiểm soát tín dụng trước, trong và sau giải ngân được thực hiện triệt để và chặt chẽ, giúp VIB kiểm soát tốt các khoản cho vay và giữ tỷ lệ nợ xấu đối với các doanh nghiệp thương mại ở mức tương đối thấp và an toàn.

Biểu đồ sau sẽ cho ta cái nhìn tổng quát hơn các số liệu dư nợ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp thương mại từ năm 2006 đến năm 2010 của VIB:

Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng DNTM từ năm 2006 đến năm 2010 của VIB

(Đơn vị: tỷ đồng) (Nguồn: Báo cáo thường niên VIB năm 2010)

Phần bôi đỏ cho thấy sự gia tăng dư nợ của năm sau so với năm trước. Nhìn vào cột dư nợ năm 2010, phần gia tăng tín dụng năm 2010 đã gấp đôi so với phần gia tăng tín dụng của năm 2009, năm 2008 và năm 2007. Như vậy, hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động của VIB năm 2010 là cao nhất trong các năm từ năm 2006 đến năm 2010.

Hoạt động thanh toán là một trong những hoạt động thường xuyên của các doanh nghiệp thương mại. Hiểu được vai trò quan trọng của loại hình dịch vụ này đối với mục tiêu phát triển khách hàng doanh nghiệp thương mại trong những năm qua, dịch vụ thanh toán tại VIB trong những năm qua được tăng cường theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu qua việc bổ sung nhân sự cho Phòng tài trợ thương mại hội sở, cho các chi nhánh và mở các chi nhánh có khả năng thu hút khách hàng xuất khẩu. Và đặc biệt, do được sự quan tâm, đầu tư phát triển công nghệ thanh toán điện tử, nên VIB đã phát triển khá tốt các nghiệp vụ thanh toán với nhiều dịch vụ đa dạng, nhanh chóng và tiện lợi cho khách hàng. Doanh thu dịch vụ thanh toán quốc tế toàn hệ thống năm 2010 tăng 415% so với năm 2006. Có được kết quả như vậy là nhờ VIB đã đẩy mạnh việc phát triển các khách hàng là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trong đó chú trọng tài trợ cho mười lăm ngành có kim ngạch xuất nhập khẩu cao của Việt Nam và khong ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Với nguồn ngoại tệ dồi dào, VIB cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại có chất lượng cao cho các doanh nghiệp thương mại phục vụ quá trình xuất nhập khẩu với nhiều nghiệp vụ khác nhau như: Chuyển tiền quốc tế nhanh, phát hành, thanh toán và tài trợ thư tín dụng nhập khẩu, thông báo và thanh toán thư tín dụng xuất khẩu, nhờ thu xuất khẩu và phát hành bảo lãnh đối ứng nước ngoài. Các khách hàng doanh nghiệp thương mại của VIB có thể thực hiện các giao dịch quốc tế nhanh chóng, hiệu quả với độ an toàn, bảo mật cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ngày 11/01/2007, Việt Nam trở thành thành viên 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong những năm qua, trên con đường hội nhập quốc tế, nước ta đã tham gia đầy đủ các định chế kinh tế toàn cầu, mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ, đầu tư quốc tế, đổi mới mạnh mẽ hơn và đồng bộ hơn các thể chế, đồng thời, cải tiến nền hành chính quốc gia theo hướng hiện đại. Chúng ta gia nhập WTO đúng thời điểm kinh tế thế giới diễn biến xấu đến hai lần. Lần thứ nhất là năm 2007 giá cả thị trường thế giới tăng cao, đặc biệt là giá dầu; lần thứ hai là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua. Năm 2008 là năm khá đặc biệt, trong nửa đầu năm, nền kinh tế

nước ta phải đối phó với tình trạng lạm phát cao. Năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tiếp tục tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội của nước ta. Nhất là trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tốc độ tăng trưởng kinh tế, sản xuất và kinh doanh, xuất khẩu và đầu tư từ quý I đến quý III giảm sút nghiêm trọng, FDI chỉ còn khoảng 165 tỷ đô-la Mỹ bằng gần 1/3 so với năm 2008. Những khoản tín dụng đầu tư trong nước không còn dồi dào như các năm trước; nhiều hợp đồng cho vay trở nên chặt chẽ hơn, khiến nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc thu xếp tín dụng cho các dự án mới.

Nếu chưa gia nhập WTO thì chắc chắn Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn nhiều vì hàng hóa của chúng ta phải chịu thuế rất cao. Tuy tình hình kinh tế những năm vừa qua có nhiều biến động, lãi suất, tỷ giá ngoại tệ đều theo hướng không thuận lợi, nhưng năm 2010, VIB tiếp tục tăng thị phần đặc biệt đối với hoạt động xuất nhập khẩu, thu phí thanh toán quốc tế từ các DNTM năm 2010 tăng tương ứng 150,4 tỷ đồng, tức tăng 15% so với năm 2009. Đặc biệt, năm 2007, khi nền kinh tế mở cửa chưa chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, VIB đã đạt được mức tăng kỷ lục về doanh số thanh toán quốc tế từ khách hàng là DNTM. Đó là 1.116,8 tỷ đồng doanh thu năm 2007, tăng 615,2 tỷ đồng, tức 123% so với năm 2006. Biểu đồ dưới đây cho ta thấy rõ về doanh số từ hoạt động thanh toán quốc tế qua các năm gần đây.

Bảng số 2.6: Doanh số thanh toán quốc tế từ khách hàng DNTM của VIB từ năm 2006-2010 (Đơn vị: Tỷ đồng) Sản phẩm 2006 2007 2008 2009 2010 Doanh số thanh toán quốc tế từ khách hàng DNTM Giá trị Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) 501,6 1.116,8 123 994,4 0 1.005,6 1,1 1.156 15

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của VIB qua các năm)

Biểu đồ sau sẽ giúp nhìn thấy sự thay đổi doanh số thanh toán quốc tế từ khách hàng doanh nghiệp thương mại qua các năm:

Biểu đồ 2.4: Doanh số thanh toán quốc tế từ khách hàng DNTM từ năm 2006 đến năm 2010 của VIB

(Đơn vị: Tỷ đồng) (Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của VIB qua các năm)

Qua biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy lượng khách hàng doanh nghiệp thương mại tìm đến VIB để thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế gia tăng qua các năm. Vào năm 2008, 2009, tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, bởi vậy các giao dịch xuất nhập khẩu cũng bị gián đoạn. Do đó mà doanh số thu từ hoạt động thanh toán quốc tế trong những năm này thấp hơn năm 2007, nhưng tình hình khả quan đã trở lại vào năm 2010. Năm 2010, doanh số từ hoạt động thanh toán quốc tế đạt tới con số 1156 triệu USD, mức cao nhất trong những năm gần đây. Điều này đã chứng mình một điều, dịch vụ thanh toán của Ngân hàng VIB ngày càng được các doanh nghiệp thương mại Việt Nam tin tưởng và sử dụng.

Một phần của tài liệu phát triển khách hàng là doanh nghiệp thương mại của ngân hàng tmcp quốc tế việt nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w