sắp tới
Kể từ khi gia nhập WTO năm 2007 đến 2011, Việt Nam đã trang thủ được nhiều thời cơ và thuận lợi, vượt qua được nhiều khó khăn thách thức nhất là tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị trong khu vực và toàn cầu năm 2008-2009, giúp đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo, kém phát triển để bước vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình với tốc độ phát triển kinh tế trung bình là 7,26%, đặc biệt năm 2010 tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.168 USD, cơ cấu kính tế chuyển dịch theo chiều hướng tích cực.
Tuy nhiên, trong thực tế nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót. Năm 2011, theo quỹ tiền tệ thế giới (IMF), lạm phát Việt Nam có thể sẽ lên tới 18,8% trong khi mức tăng trưởng kinh tế mới chỉ đạt 5,8%. Do đó đến năm 2012, Việt Nam sẽ phải cố gắng kìm chế lạm phát ở mức 12% và đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế lên 6,3%.
Lạm phát hai con số 11,8% vào cuối năm 2010 và dự báo sẽ tăng đến 18,8% cuối năm 2011, sự mất giá của tiền đồng, sự hỗn loạn của giá vàng và xăng dầu, thâm hụt thương mại… khiến cho các nhà đầu tư nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng hoài nghi vào tính ổn định cũng như sự phát triển của nền kinh tế… Tuy nhiên tăng trưởng GDP Việt Nam đã được đẩy mạnh 6,8% năm 2010 nhờ vào sự phục hồi của xuất khẩu và việc đẩy mạnh điều tiết nền kinh tế bằng các biện pháp đúng đắn của Chính phủ như: thắt chặt chính sách tiền tệ, thắt chặt chính sách tài chính, giảm thâm hụt thương mại, tăng giá điện đồng thời với việc hỗ trợ
người nghèo và sử dụng một cơ chế mang tính thị trường hơn đối với việc định giá xăng dầu, tăng cường an sinh xã hội, nâng cao hiệu quả việc phổ biến thông tin chính sách… đặc biệt là chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá, quản lý hoạt động ngân hàng, luồng chu chuyển ngoại tệ trong nền kinh tế và hệ thống ngân hàng.
Để có cái nhìn nhận toàn diện hơn về nền kinh tế Việt Nam so với nền kinh tế thế giới và các nước trong khu vực, ta cần xem xét bảng sau:
Bảng 3.1: Dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và các nước trên thế giới.
(Đơn vị: %)
Các quốc gia Năm 2011 Dự báo năm 2012
Dự báo bình quân giai đoạn
2013 - 2015 Thế giới 4,0 4,0 5,0 Châu Âu 1,6 1,1 1,9 Trung Quốc 9,3 8,8 9,0 Ấn Độ 7,1 7,3 8,2 Hoa Kỳ 2,6 2,8 2,8 Quốc gia phát triển châu Á 6,6 6,4 6,8 Việt Nam 5,8 6,3 7,5
(Nguồn: Dự báo phát triển kinh tế thế giới của IMF 06/2011)
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh mục tiêu trần tăng trưởng tín dụng từ 23% xuống còn 20% trong năm, và tăng trưởng nguồn cung tiền (M2) trong năm 2011 từ 21-24% xuống còn 15-16%. Cả hai mục tiêu này đều được điều chỉnh thấp hơn khá nhiều so với năm 2010 (năm 2010 tín dụng tăng ở mức 32,4% và M2 tăng 33,3%). NHNN đã yêu cầu các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác phải kìm hãm tăng trưởng tín dụng ở mức dưới 20% trong năm; các tổ chức tín dụng hạn chế cấp tín dụng cho những hoạt động không mang tính sản xuất như bất động sản và chứng khoán xuống dưới 22% trong tổng số tiền cho vay tính đến cuối tháng 6/2011, và 16% tính đến cuối năm 2011. Mặt khác, NHNN cũng tìm cách hạn chế cho vay bằng ngoại tệ đối với việc nhập khẩu những hàng hóa không thiết yếu (bao gồm tất cả hàng hóa tiêu dùng); giới hạn việc nhập khẩu vàng và chỉ cho phép một số ít công ty được nhập khẩu vàng, cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường.
Những động thái có tính quyết liệt của NHNN đưa ra là nhằm giảm thiểu những giao dịch đầu cơ tích trữ ngoại tệ và vàng để đảm bảo ổn định tiền đồng VND.
Trên cơ sở: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã được soạn thảo với mục tiêu:
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD.
Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30- 35% lao động xã hội.
Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 35%; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5 - 3%/năm. Thực hành tiết kiệm trong sử dụng mọi nguồn lực.
Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại. Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 45%. Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.
Đây chính là những dự báo và là những mục tiêu cho nền kinh tế Việt Nam hướng tới trong giai đoạn mới 2011-2020.
3.1.2 Nhu cầu về vốn của khối doanh nghiệp thương mại đối với Ngân hàng và các tổ chức tài chính trong những năm tới
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập phát triển với xuất phát điểm thấp, các doanh nghiệp thương mại đều rất cần sự hỗ trợ vốn, từ phía các ngân hàng, các tổ chức tài chính, cũng như mối quan hệ, kinh nghiệm và các kênh huy động vốn khác. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2011, đã có 48.700 doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động trong đó nguyên nhân chủ yếu nhất là thiếu hụt vốn, một con số báo động cho sự phát triển của kinh tế nước nhà.
Việc ấn định lãi suất gửi 14%/năm và giảm lãi suất vay xuống 17 – 19%/năm đây được xem là chủ trương tích cực của Ngân hàng Nhà nước, một mặt đảm bảo tính công bằng, ổn định thị trường huy động vốn, khách hàng và ngân hàng không còn “chiêu cửa sau” thương lượng lãi suất, một mặt giúp cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận được mức lãi suất vay ưu đãi, vì nếu huy động 18 – 19% như những tháng trước đây thì doanh nghiệp khó mà tiếp cận được mức lãi suất vay 17 -19%, mặt bằng huy động vào và cho vay ra phải chênh lệch ở mức 3% như vậy mới đảm bảo tính an toàn. Chủ trương giảm lãi suất vay xuống 17 – 19%/năm và các ngân hàng giành các gói hỗ trợ tín dụng mấy nghìn tỷ vẫn được triển khai và truyền thông rộng rãi, nhưng thực tế doanh nghiệp có tiếp cận được hay không đó là câu hỏi lớn? Khi thực hiện cuộc khảo sát về nhu cầu vốn của doanh nghiệp chín tháng đầu năm 2011, Cổng thông tin ngân hàng Laisuat.vn nhận được kết quả: 41,2% DN cho rằng lãi suất vay hợp lý khoảng 15%, trong khi đó 52,8% DN cho rằng lãi suất tối đa chấp nhận trong dưới 1 năm là 18%. Đối với vốn đầu tư, 61,7% DN cho rằng lãi suất cho vay hợp lý là 14%, 56,8% DN cho rằng lãi suất tối đa chấp nhận trong ngắn hạn dưới 2 năm là 15%, tỷ lệ vay trên tổng vốn đầu tư thấp nhất là 70% (chiếm 80,04% DN), tỷ lệ thế chấp tài sản trên vốn vay là 70% (83,36% DN). Và theo chia sẻ của các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ họ rất ngại vay vốn ngân hàng vì phải vay với mức lãi suất khá cao nhưng lại quá nhiều thủ tục rườm rà, ở những tháng vay đầu phải vất vả mất thời gian với báo cáo kết quả sử dụng vốn, trong khi vay bên ngoài lãi suất cao hơn một chút nhưng tiết kiệm được thời gian. Với tình hình kinh tế bất ổn như hiện nay, để giúp nhau vượt qua khó khăn, các doanh
nghiệp đang đi theo hướng “kinh doanh nhóm”, các doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ vốn và chi trã lãi cho nhau dựa trên thỏa thuận. Nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời và tiềm ẩn rủi ro cũng khá cao.
Bảng 3.2: Doanh số cho vay doanh nghiệp thương mại của các ngân hàng
(Đơn vị: tỷ đồng) Loại tín dụng 2006 2007 2008 2009 2010 Ngắn hạn 404.021 1.014.691 1.915.088 2.216.829 1.800.000 Trung-dài hạn 102.69 285.492 535.636 462.587 1.000.000 Tổng 414.290 1.300.183 2.450.724 2.679.416 2.800.000
(Nguồn: Cục thống kê TP.Hồ Chí Minh)
Theo bảng thống kê trên, các ngân hàng đã thực hiện giải ngân 2.800.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp thương mại đến năm 2010, tăng 4,5% so với năm 2009. Trong khi nhu cầu vay vốn của khối doanh nghiệp thương mại hàng năm tăng 10%- 35% thì ngân hàng mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ.
Như vậy, về nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng, hiện nay đây vẫn là kênh được coi là khó tiếp cận đối với các doanh nghiệp thương mại. Ngân hàng đáp ứng được phần vốn còn rất nhỏ so với nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì các số liệu điều tra cho thấy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp loại này mới chỉ được đáp ứng khoảng 1/3. Nhưng trên thực tế, theo nghiên cứu của VCCI được công bố vào 30/03/2011, có đến 75% doanh nghiệp thương mại muốn tìm vốn bằng hình thức vay ngân hàng, nhưng thực chất không phải đơn vị nào cũng được duyệt hồ sơ vay. Tiếp cận vốn vay ngân hàng đang là một trong những rào cản chính cho khu vực doanh nghiệp này tồn tại và phát triển. Đa số những doanh nghiệp lớn, có uy tín, thương hiệu mới đáp ứng được những yêu cầu của ngân hàng.
Nguyên nhân lớn mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa ít có cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng từ phía ngân hàng chính là không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng về giá trị tài sản thế chấp cho khoản vay, tính minh bạch của các số liệu tài chính – kế toán hoặc nếu đáp ứng được thì không đủ tiêu chuẩn xét cho vay do tính hiệu quả của dự án xin vay thấp hoặc thực tế thì có hiệu quả nhưng do doanh nghiệp
thường hạ lợi nhuận để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp nên hồ sơ tài chính xin vay không đủ tiêu chuẩn. Còn không ít doanh nghiệp lập phương án sản xuất kinh doanh làm hồ sơ vay vốn còn mang tính đối phó, kế hoạch trả nợ chưa rõ ràng, nên không đủ tiêu chuẩn cho vay theo yêu cầu của ngân hàng…
Bên cạnh đó còn có các cách huy động nguồn vốn khác:
Về nguồn vốn từ hình thức tín dụng thuê tài chính. Tuy thế mạnh của các tổ chức cho thuê tài chính là ngoài nguồn vốn sẵn sàng cung ứng còn có am hiểu sâu sắc về nghiệp vụ (lĩnh vực kinh doanh mà các doanh nghiệp nhắm tới) và chủ động về nguồn cung ứng máy móc thiết bị về lĩnh vực đó nhưng khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp thương mại, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng khó khăn bởi sự khắt khe về thủ tục và mức phí cao. Bởi vậy, hình thức tín dụng này trong nhiều năm qua không phát triển như kỳ vọng.
Về nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Nguồn vốn này mới chỉ được sử dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản… chứ chưa có ưu đãi cho các doanh nghiệp thương mại.
Về nguồn vốn huy động từ thị trường tài chính qua kênh phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu. Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô còn chứa đựng nhiều nhân tố bất ổn, thị trường chứng khoán thiếu sôi động và sụt giảm kéo dài, phương thức huy động vốn này vẫn rất hạn chế trong giai đoạn từ 2008 tới nay, khác hẳn với thực tế huy động vốn qua kênh thị trường chứng khoán rất thành công của năm 2007 (thậm chí trong giai đoạn 2006-2007 thì phần giá trị thặng dư thu lại từ việc phát hành cổ phiếu mới của nhiều doanh nghiệp đạt giá trị rất lớn). Thực tế này chỉ có thể được cải thiện khi các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô phát huy hiệu quả, nền kinh tế trong nước và thế giới bước sang giai đoạn phát triển mới. Khi ấy thị trường chứng khoán mới có nền tảng để phục hồi và mở ra các cơ hội mới cho doanh nghiệp huy động vốn. Trong giai đoạn còn nhiều khó khăn hiện nay, việc huy động vốn qua kênh này dù là phát hành cổ phiểu hay vay nợ bằng trái phiếu thì phương thức huy động vốn chỉ có thể thành công nếu doanh nghiệp có dự án thật sự khả thi và được thể hiện bằng các kế hoạch cụ thể, chi tiết.
3.2 Giải pháp phát triển khách hàng là doanh nghiệp thương mại của Ngân hàng VIB
Mảng dịch vụ doanh nghiệp thương mại luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của VIB, cùng với sự phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu cao của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam và vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, VIB luôn hướng tới khách hàng với mong muốn phục vụ doanh nghiệp ngày càng tốt chuyên nghiệp hơn, trở thành ngân hàng doanh nghiệp chuyên biệt và đa dạng.