các sản phẩm dịch vụ của VIB
Do doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua đã khá thụ động và chưa phản ứng kịp thời với sự biến động của lãi suất nên doanh nghiệp đã phải chịu sự rủi ro biến động lãi suất. Trong điều kiện cấu trúc tài chính doanh nghiệp dựa vào ngân hàng như trên và thời hạn vay chủ yếu là ngắn hạn (chiếm hơn 80% vốn vay ngân hàng), cũng như doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ nhiều thì rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp thương mại Việt Nam thời gian qua và thời gian tới là rất cao. Thực tế cho thấy, từ vài năm gần đây (nhất là từ cuối năm 2010), các ngân hàng thương mại Việt Nam đang chuyển sang cơ chế lãi suất thả nổi (biến động theo thị trường):
Lãi suất cho vay của NHTM hiện tại (cuối tháng 7 đầu tháng 8/2011) đã tăng trên 20% trong khi hiếm có doanh nghiệp thương mại nào đạt lợi nhuận lãi suất bình quân trên 20%.
Khảo sát của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam năm 2010 cho thấy chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp được khảo sát chịu đựng được mức lãi suất vay từ 16-20%/năm (vào thời điểm đầu năm 2010);
Với tình trạng khó khăn nếu lãi vay ngân hàng tiếp tục gia tăng nhiều doanh nghiệp cho rằng họ sẽ thu nhỏ quy mô sản xuất.
Nhiều doanh nghiệp thương mại đã giải bài toán lãi suất cao bằng cách chuyển sang vay ngoại tệ với lãi suất thấp hơn (lãi suất vay VND thường 20% trong khi lãi suất vay USD chỉ khoảng 5%/năm). Tuy nhiên, trên góc độ rủi ro tỷ giá lại thấy rằng, doanh nghiệp đang tự tích lũy rủi ro. Thông qua số liệu tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ cũng có thể thấy, các doanh nghiệp đang tự tích lũy rủi ro tỷ giá khá rõ ràng. Số liệu thống kê tương đối và tuyệt đối cho thấy, mức độ rủi ro tỷ giá đang ngày một tăng đối với các doanh nghiệp trong vài năm gần đây cũng như những năm tới: năm 2010, tín dụng ngoại tệ tăng 49,3% so với năm 2009 (tổng tín dụng cho nền kinh tế tăng 29,81% so với năm 2009 và trong đó, tín dụng VND tăng 25,3%). Số liệu tăng trưởng tín dụng sáu tháng đầu năm 2011 cũng cho thấy các doanh nghiệp vẫn tiếp tục vay nợ ngoại tệ, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 23,4% so với cuối năm 2010 (trong khi dư nợ tín dụng cho nền kinh tế tăng 7,13% so với cuối năm 2010 và tăng 26,07% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó tín dụng VND tăng 2,67% (số liệu đến 20/6/2011).
Thứ nhất, chủ động trong cơ cấu tài chính, bộ máy của doanh nghiệp
Như các số liệu ở trên, cơ cấu tài chính thực tại của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung là khá bất hợp lý và bất cân đối, rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá trong quá khứ đã là bài học thì trong thời gian tới vẫn là vấn đề đáng quan ngại. Vấn đề chiến lược thoát ra rõ ràng là rất cần đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay. Kinh nghiệm cho thấy khi khó khăn là cơ hội để nhìn thấy điểm yếu của mình là thời điểm tốt nhất để đổi mới, cơ cấu lại doanh nghiệp.
Cơ cấu lại doanh nghiệp một cách tổng thể: Nhìn chung trong bất kỳ điều kiện khó khăn nào, doanh nghiệp cũng cần rà soát lại tất cả các khâu của doanh nghiệp (trực tiếp đến gián tiếp); xác định rõ hơn định hướng phát triển doanh nghiệp, lĩnh vực sản xuất, sản phẩm chủ chốt; xác định lĩnh vực nào là rủi ro nhất (như rủi ro lãi suất, tỷ giá)… của doanh nghiệp. Trong thực tế các doanh nghiệp thương mại Việt Nam đã rất nỗ lực chiến lược này, khảo sát của VCCI như đã nêu cũng cho thấy, các doanh nghiệp thương mại Việt Nam đã và đang mạnh dạn cắt giảm đáng kể các hoạt động không thiết yếu. Khuynh hướng này chắc chắn sẽ đảm bảo để doanh nghiệp thương mại tập trung hơn cho cạnh tranh hiệu quả hơn.
Cơ cấu lại tài chính- chấp nhận mua bán sáp nhập- giải pháp nâng cao năng lực quản trị, quản lý doanh nghiệp: Việc cơ cấu tài chính trong điều kiện khó khăn không bao giờ là dễ đối với doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế suy thoái, khó khăn. Kinh nghiệm cho thấy, hình thức cơ cấu lại tài chính cắt giảm chi phí có thể cắt giảm được (chi phí lương nhân công, chi phí trung gian) và cố gắng tìm nguồn tài chính giá rẻ và ổn định, chấp nhận chuyển nhượng sở hữu doanh nghiệp. Cách ứng xử với biến động giá cả đầu vào của doanh nghiệp (firm’s price behavior) hàng đầu thế giới như HSBC, City Bank… đã cắt giảm nhân viên rất mạnh, sắp xếp lại nhân sự và quy trình làm việc, giảm chi phí quản lý rất mạnh trong thời gian khó khăn vừa qua là một ví dụ rất đáng tham chiếu cho các doanh nghiệp thương mại Việt Nam.
Tuy nhiên, việc doanh nghiệp dừng vay ngân hàng, đồng nghĩa với thu hẹp hay dừng sản xuất kinh doanh, cắt bớt hợp đồng kinh tế và do đó nhiều doanh nghiệp vẫn phản tiếp tục cầm chừng sản xuất… Vấn đề bán doanh nghiệp (bán một phần), sáp nhập ở Việt Nam diễn ra khá khó khăn. Khảo sát sơ bộ cho thấy, có khá nhiều quan điểm nhìn nhận tiêu cực về sáp nhập (theo nghĩa là sự mất mát, sự thôn tính…).
Trên quan điểm phát triển lành mạnh, việc chấp nhận bán công ty, chủ động tìm kiếm đối tác chiến lược cần được nhìn nhận và coi là chiến lược thoát ra trong quá trình cơ cấu lại tài chính doanh nghiệp; và qua đó cũng dẫn đến quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp và hệ thống quản trị quản lý rủi ro về lãi suất, rủi ro về tỷ giá và nhìn chung vấn đề quản trị rủi ro về tài chính sẽ được củng cố lại. Đối tác chiến lược mới sẽ là luồng gió mới thay đổi doanh nghiệp, những điều mới này sẽ không những làm cho doanh nghiệp thoát ra khỏi tình trạng rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá hiện thời mà cả trong tương lai là nâng cao giá trị doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển tốt hơn của doanh nghiệp thương mại.
Thứ hai, Chủ động bám sát các chương trình chính sách của VIB với doanh nghiệp thương mại
Để có thể được sử dụng các dịch vụ ngân hàng VIB một cách có lợi nhất, bản thân doanh nghiệp thương mại phải tạo cho mình sự minh bách trong số liệu tài
chính kế toán, giá trị tài sản thế chấp cũng như tính khả thi của những dự án xin xét tín dụng…Có rất nhiều doanh nghiệp thương mại đặc biệt là các doanh nghiệp lại không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng về giá trị tài sản thế chấp cho khoản vay (còn thấp), tính minh bạch của các số liệu tài chính – kế toán hoặc nếu đáp ứng được thì không đủ tiêu chuẩn xét cho vay do tính hiệu quả của dự án xin vay thấp hoặc thực tế thì có hiệu quả nhưng do doanh nghiệp thường hạ lợi nhuận để tránh thuế thu nhập doanh nghiệp nên hồ sơ tài chính xin vay không đủ tiêu chuẩn. Trong thực tế có nhiều doanh nghiệp thương mại lập phương án sản xuất kinh doanh làm hồ sơ vay vốn còn mang tính đối phó, kế hoạch trả nợ chưa rõ ràng, nên không đủ tiêu chuẩn cho vay theo yêu cầu của ngân hàng, do đó mà không được hưởng các dịch vụ ưu đãi rất có lợi về mặt kinh tế của VIB. Vì vậy bản thân doanh nghiệp nên chủ động hơn trong việc đáp ứng yêu cầu của VIB về tính minh bạch trong quản trị tài chính, tính hiệu quả trong phương án sản xuất kinh doanh và sự rõ ràng trong kế hoạch trả nợ. Về VIB cũng nên làm rõ việc cho vay không chỉ dựa trên tài sản thế chấp mà cần mở rộng hạn mức cho vay tín chấp khi doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt, có uy tín trong thanh toán vốn vay, có phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ đáp ứng tiêu chuẩn cho vay của ngân hàng.
Một vấn đề khác là nhiều doanh nghiệp thương mại ít hoặc không tin tưởng vào cán bộ tín dụng ngân hàng VIB, cho rằng cán bộ tín dụng chưa quan tâm đúng mức đến doanh nghiệp, nhiều khi năng lực phân tích hiệu quả dự án cho vay của cán bộ VIB trong nhiều trường hợp còn chưa theo kịp thực tế doanh nghiệp nên sự đánh giá chưa xác thực. Chính vì không thực sự đặt niềm tin vào nguồn nhân lực của VIB mà nhiều doanh nghiệp thương mại mất cơ hội tiếp cận vốn tín dụng của VIB. Do đó, để cải thiện tình hình thì bản thân các doanh nghiệp thương mại cũng nên chủ động tạo mối quan hệ với VIB và chủ động hợp tác các nghiệp vụ với cán bộ VIB.
Các doanh nghiệp cũng nên bám sát các chương trình ưu đãi của VIB để có được sự ưu đãi trong chính sách của VIB đồng thời từ đó doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn, đánh giá chính xác và toàn diện hơn về tình hình hoạt động của VIB.