Các khía cạnh tiêu cực trên TTCK

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Đinh Văn Sơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Trang 44 - 48)

- Khơng có sự quản lí nhà nước bởi các luật chuyên ngành về CK & TTCK.

1.3.3. Các khía cạnh tiêu cực trên TTCK

TTCK khơng phải là một cơng cụ vạn năng, nó không thể giải

quyết được tất cả các nhu cầu của nền kinh tế đặt ra. Bên cạnh những tác động tích cực đó, do đặc điểm của các giao dịch chứng khoán mà rất dễ nảy sinh các hành vi vi phạm các nguyên tắc, các quy chế trong

hoạt động mua bán, đó là "thao túng thị trường", "giao dịch nội gián", mua bán CK ngoài TTCK khơng chính thức làm ảnh hưởng đến mục

tiêu '‘cơng bằng, hiệu quả và phát triển ổn định” của thị trường.

• Thao túng thị trường

"Thao túng thị trường" có thể được định nghĩa bàng nhiều cách

khác nhau, nhưng tựu chung lại đều là những hành vi cố ý gây tác

động đên thị trường băng cách vận dụng quy luật cung - câu hoặc các

được mục tiêu có lợi cho riêng mình. Thao túng thị trường thường được thể hiện dưới các hình thức cụ thể sau:

- Một là, đầu cơ chứng khoán. Trền TTCK, hoạt động đầu tư

chứng khoán được xem là hoạt động cơ bản nhất của thị trường. Tuy

vậy, cũng như bất kỳ hoạt động kinh tế nào, bên cạnh hoạt động đầu

tư chứng khốn tích cực thơng thường thì hoạt động đầu cơ chứng khốn, hay các nhà kinh tế cịn gọi là hoạt động đầu tư mang tính chất

đầu cơ, cũng song song tồn tại và là nhân tố hết sức quan trọng và

phức tạp trên TTCK. Đầu tư và đầu cơ đều là những hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Hoạt động đầu tư có thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn, còn hoạt động đầu cơ thường mang tính

ngắn hạn. Các nhà đầu tư chứng khoán thường mua chứng khoán để

nhận thu nhập từ chứng khốn đó mang lại, cịn các nhà đầu cơ

thường là những người mua bán chứng khốn để tìm kiếm lơi nhuận

từ chênh lệch giá chứng khoán qua những lần mua đi bán lại trên

TTCK. Bằng sự táo bạo của mình, họ chớp lấy thời cợ để mua hoặc

bán chớp nhoáng các chứng khoán. Như vậy, mục tiêu của người đầu cơ khơng phải là nhận lợi tức của chứng khốn và thâm* nhập

vào các công ty danh tiếng mà là kiếm lời thông qua việc mua bán

để hưởng chênh lệch giá chứng khoán. Họ sẵn sàng chấp nhận sự

rủi ro, mạo hiểm để hy vọng thu được nhiều lợi nhuận cho mình. Vì

vậy, những người đầu cơ thường hay tập trung vào những chứng

khoán mà nhiều người cho rằng chúng có mức độ rủi ro cao. Họ thường quan tâm khai thác những thông tin có tính chất nhất thời,

thẩm định, dự đốn những khả năng có tính chất bất thường. Đầu tư

và đầu cơ đều là những hoạt động kinh doanh, giữa chúng có mức

độ độc lập nhất định và có thể chuyển hoá lẫn nhau. Trên thực tế, một

người mua chứng khốn với mục đích ban đầu là đầu tư, nhưng do giá chứng khoán họ đang nắm giữ lên giá hoặc sụt giá một cách nhanh

chóng khiến họ phải quyết định bán đi các chứng khoán mà mình đang

nắm giữ nhằm kiếm lời từ sự chênh lệch giá mua bán, hoặc bán đi để hạn chế rủi ro khi giá xuống, và vơ tình họ đã trở thành một nhà đầu cơ chứng khoán tạm thời. Có thể nói rằng, trong hoạt động đầu tư đã

nhen nhóm những yếu tố mang tính chất đàu cơ và ngay trong đầu cơ cũng có nhân tố của đầu tư. Thực tiễn hoạt động của TTCK có rất

nhiều ví dụ sinh động về mối liên hệ rất chặt chẽ cũng như ranh giới mỏng manh giữa đầu tư và đầu cơ.

Trên TTCK, các nhà đầu cơ là những người giám bỏ tiền ra mua những loại chứng khốn khi có nhiều người bán, nhưng có rất ít người

mua. Và ngược lại, họ cũng sẵn sàng bán khi có nhiều người mua nhưng có ít người bán. Chính các nhà đầu cơ, bàng kinh nghiệm, óc kinh doanh và tiền bạc của mình, họ đã giúp cho hoạt động của thị

trường không bị gián đoạn. Trên góc độ đó, những nhà đầu cơ cũng có

vai trị tích cực làm cho TTCK có tính thanh khoản cao, hoạt động

giao dịch trên trên thị trường thêm phần sơi động. Vì vậy, những hoạt động đầu cơ này đều được các thị trường cho phép thực hiện.

Tuy nhiên, cũng có những hành động đầu cơ bị cấm. Đó là những hành động nhằm tạo ra sức ép về cung cầu một loại chứng khốn nào đó trên thị trường dẫn đến hình thành giá chứng khốn khơng đúng với giá trị đích thực của nó, để có lợi cho người đầu cơ và gây thiệt hại cho những nhà đầu tư khác. Ví dụ: các nhà đầu cơ kết hợp với nhau cùng liên tục mua, hoặc bán một loại chứng khoán, gây nên sự khan hiếm hay thừa thãi một cách giả tạo, dẫn đến giá cả chứng khoán sẽ gia tăng hoặc giảm sút một cách đột ngột. Khi giá đã tăng hoặc hạ đến một điểm

tối ưu, một người trong số đó sẽ bán ra hoặc mua vào hết,...

- Hai là, hiện tượng chèn ép, cá lớn nuốt cá bé. Đó là hành vi

những thương gia lớn thường đẩy giá lên hoặc gìm giá xuống để thu lợi, gây nên những thiệt hại cho những người có số lượng chứng khốn ít ỏi, vì trên TTCK giá cả hồn tồn do "cung cầu quyết định.

- Ba là, loan truyền tin đồn không chính xác hay thơng tin lệch lạc

về hiện trạng và triển vọng của một đơn vị kinh tế. Điều này có thể gây nên những hậu quả xấu cho đơn vị phát hành, cho thị trường và cho các nhà đầu tư chân chính. Hiện tượng “các tin đồn thất thiệt” có thể đem đến tình trạng cổ phiếu được đưa ra bán ồ ạt làm giá trị cổ phiếu giảm đột ngột, hoặc tình trạng đầu tư gia tăng làm giá cổ phiếu

tăng nhanh vượt quá giá trị thực của chúng. Những người có ý đồ xấu có thể đứng ra mua (hoặc bán) cổ phiếu đó để khống chế công ty và hưởng một số lãi đáng kể sau khi tin đồn đã được kiểm chứng.

- Bốn là, cố ý gây sai lệch hay sự hiểu lầm về hoạt động giao dịch

của một loại chứng khốn.

- Năm là, tìm mọi biện pháp để duy trì, ổn định mức giá chứng

khoán nhằm tạo ra những lợi thế cho việc chào bán hoặc phát hành chứng khoán mới.

- Sáu là, thực hiện các giao dịch được sắp đặt trước, giao dịch

giả tạo...

• Giao dịch nội gián

"Giao dịch nội gián" là những trường hợp người trong nội bộ tổ

chức phát hành, hoặc những người do trong q trình thực hiện những nhiệm vụ nào đó mà có được những thơng tin chưa cơng bố ra công chúng, đã sử dụng hoặc trao cho người khác sử dụng những thông tin này để đầu tư, tham gia giao dịch có lợi cho mình. Đối tượng để thực hiện hành vi giao dịch nội gián là những người trong nội bộ bộ máy

quản lý của tổ chức phát hành. Họ nắm được các thông tin nội bộ nhờ vào tư cách thành viên của tổ chức quản lý, lãnh đạo, giám sát hoặc

nhờ vào chức năng của họ trong tổ chức phát hành.

Thông tin nội bộ là những thông tin quan trọng, chưa được công

bố, liên quan đến một hoặc nhiều người phát hành, một hoặc nhiều

người mua, bán chứng khốn có kỳ hạn, một hoặc nhiều sản phẩm tài chính đã được niêm yết, mà nếu thơng tin đó được cơng bố sẽ có khả năng ảnh hướng đến giá chứng khốn, giá hợp đồng quyền chọn, hoặc

giá sản phẩm tài chính có liên quan. Thơng tin nội bộ bao gồm: những

thay đổi lớn trong chính sách đầu tư, quản lý của công ty niêm yết, giao dịch của công ty với ngân hàng bị đình chỉ, cơng ty gặp tôn thât

do hiểm hoạ thiên nhiên, các vụ kiện tụng lớn, tình trạng phá sản hay

thâu tóm của cơng ty, những khó khăn trong việc trả nợ của công ty,

những thay đổi trong ban quản trị, các kế hoạch sáp nhập, giải thể công ty, v,v...

Mua bári nội gián được xem như. là một hành vi phi đạo đức về

mặt thương mại và đi ngược lại nguyên tắc: moi nhà đầu tư phải có cơ

hội như nhau.

• Các hành vi khác

Mua bán chứng khốn trên TTCK tự do cũng có thể gây nên những hậu quả khó lường, vì bộ phận qúản lý khơng thể biết được

việc chuyển nhượng quyền sở hữu của một đơn vị nào đó. Mọi sự mua

bán bên ngồi có khả năng tạo áp lực cho các nhà đầu tư khác, thậm chí đưa đến việc khống chế hay thay thế cả rãnh đạo của cơng ty. Do đó hầu hết các thị trường đều quy định mọi sự mua bán cổ phiếu đã đăng ký với TTCK phải được thực hiện thông qua TTCK.

Những mặt tiêu cực nêu trên và những biến tướng tinh vi của nó có thể hạn chế và khắc phục được bằng việc ban hành một hệ thống pháp luật hồn chỉnh và có sự quản lý, giám sát thường xuyên của các cơ quan chức năng Nhà nước.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Đinh Văn Sơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)