- Không mua lại số chứng khoán đã phát hành,
2.2.4. Các chứng khoán phái sinh (Derivatives)
Chứng khốn phái sinh là những chứng khốn được hình thành
trên cơ sở các chứng khoán gốc (cổ phiếu, trái phiếu) nhằm các mục tiêu khác nhau như: bảo vệ quyền lợi của người sở hữu chứng khoán gốc, phân tán rủi ro, bảo vệ hoặc tạo lợi nhuận.
Chứng khoán phái sinh cố nhiều loại như: quyền mua cổ phần,
chứng quyền, quyền chọn, họp đồng kì hạn, họp đồng tương lai...
2.2.4.1. Quyền mua cổ phần (Rights Certifìcate)
Quyền mua cổ phần hay cổ phiếu (còn gọi là quyền mua trước / hay đặc quyền mua) là quyền được ưu tiên mua trước cổ
phiếu phổ thông mới mà công ty cổ phần giành cho các cổ đông hiện hữu của cơng ty.
Theo Luật Chứng khốn của Việt Nam, Quyền mua cổ phần là loại chứng khốn do cơng ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm đảm bảo cho cổ đông hiện hữu
quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định (mua cổ phiếu mới theo một mức giá ấn định trước trong một
khoảng thời gian xác định).
Nội dung cơ bản của chứng nhận quyền mua cổ phần:
- Tên hàng hóa cơ sở: tên của loại chứng khốn được mua
theo quyền.
• - Thời, gian hiệu lực của quyền.
- Số lượng quyền mua mà cổ đông được hưởng.
- Giá mua cổ phiếu theo quyền. - Tỉ lệ quyền mua / 1 cổ phiếu mới.
Số lượng cổ phiếu mới được quyền mua đối với từng cổ đông hiện hữu phụ thuộc vào các yếu tố:
- số lượng cổ phiếu phổ thông cũ công ty đã phát hành.
- Số lượng cổ phiếu phổ thông mới công ty sẽ phát hành trong đợt
phát hành.
- Số lượng cổ phiếu của công ty mà cổ đông đang sở hữu.
Số cổ phiếu mới được quyền _ số cổ phiếu hiện đang nắm giữ
mua của cô đông hiện hữu Tỉ lệ quyên mua /1 cô phiêu mới
Đặc điểm của quyền mua cổ phiếu:
- Được phát hành theo từng đợt với thời hạn hiệu lực thường rất
ngắn khi các công ty cổ phần muốn tăng vốn điều lệ để. thực hiện các
dự án mở rộng sản xuất kinh doanh .
- Thông thường mỗi cổ phần đang lưu hành được cấp 1 quyền
mua trước, số lượng quyền cần thiết để được mua một cổ phiếu mới (tỉ lệ quyền mua / 1 cổ phiếu mới) phụ thuộc vào tổng số lượng quyền và số lượng cổ phiếu mới dự kiến phát hành theo kế hoạch của công ty.
Số lượng cổ phiếu mới cần _ _._______số tiền Cần huy động
phát hành Giá bán 1 cổ phiếu theo quyền
Số quyền cần có để mua = sổ cổ phiếu cũ (số cổ phiếu đang lưu hành)
"được một cổ phiếu mới Sô cô phiêu mới
- Giá bán cổ phiếu mới theo quyền mua thường thấp hơn giá thị
trường, bởi 2 lý do:
+ Thứ nhất, bản thân giá thị trường của cổ phiếu đã chứa đựng
một đặc trưng vốn có là khơng ổn định. Ngay sau khi quyền được phát hành, lượng cung cổ phiếu trên thị trường gia tăng trong khi nhu cầu
có thể khơng thay đổi và đó là nguyên nhân dẫn đến giảm giá cổ
phiếu. Neu giá cổ phiếu theo quyền cao hơn giá thị trường sẽ dẫn tới
hệ quả tất yếu là công ty không thể thực hiện được kế hoạch phát hành
cổ phiếu phổ thơng mới của mình.
+ Thứ hai, bù đắp tổn thất giảm giá chứng khoán do hiệu ứng pha
loãng. Theo nguyên tắc cung cầu, khi khối lượng cung cổ phiếu gia 83
tăng sẽ làm giá chứng khoán trên thị trường giảm xuống. Việc ấn định
giá mua theo quyền thấp hơn giá thị trường trước khi phát hành quyền
là để bù đắp thiệt hại, bảo đảm quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu.
- Đối với các cổ đơng hiện hữu, nếu khơng có nhu cầu đầu tư
thêm vốn vào công ty của mình (khơng thực hiện quyền) thì có the chuyển nhượng quyền cho nhà đầu tư khác trong thời gian quyền chưa hết hạn hiệu lực. Quyền mua trước có thể được giao dịch, chuyển
nhượng nhiều lần trên TTCK giữa các nhà đầu tự.
- Giá quyền mua được giao dịch trên thị trường luôn biến động,
phụ thuộc vào: '
+ Mức chênh lệch giữa giả theo quyền và thị giá cổ phiếu đó.
+ Số quyền cần có để mua được một cổ phiếu mới.
+ Xu hướng biến động giá hiện hành của cổ phiếu trên thị trường. + Thời hạn hiệu lực còn lai của quyền mua.
Người ta thường xác định giá tham chiếu của quyền theo công thức saui
Gọi po là giá cổ phiếu trên thị trường vào ngày giao dịch được
hưởng quyền mua cổ phiếu (thường căn cứ theo giá thị trường của cổ phiếu trước ngày phát hành quyền - hay giá trước thời điểm chốt danh sách cổ đông), P! là giá (dự kiến) cổ phiếu ngày giao dịch không
được hưởng quyền mua, số cổ phiếu hiện đang lưu hành là m, số cổ
phiếu dự kiến phát hành mới là n, F là giá cổ phiếu theo quyền, R là giá của quyền.
Theo ngun tắc ngang giá ta có các cơng thức sau:
P1 = (mP0 + nF) / (m+n) R = PO-P1
Thay giá trị P] vào công thức trên:
R = Po - [(mP0 + I1F) / (m+n)] = (mP0 + nPo - mP0 - nF) / (m+n)
R = n (Po - F) / (m+n) :
R= (Pọ - F) m/n + 1
Nêu nhà đâu tư mua quyên với giá R sẽ là ngang giá (tức là tơng
chi phí mua một cổ phiếu bằng P]), nếu mua với giá thấp hơn R thì
tổng chi phí nhỏ hơn P], nếu mua với giá cao hơn R thì tổng chi phí lớn hơn P1.
Cần lưu ý ràng P] là mức giá của cổ phiếu dự đoán sau ngày phát hành quyền, và theo nguyên tắc ngang giá thì P] < po. Trên thực tế, do nhiều yếu tố tác động khác nhau mà P! có thể bàng po (P1 = Po), hoặc nhỏ hơn po (P1 < Po), hoặc lớn hơn po (P] > Po).
Ví dụ: ông NAM mua cổ phiếu VTC vào ngày 26/7/2006 (ngày
giao dịch được hưởng quyền mua cổ phiếu VTC trong đợt phát hành
mới) với giá 52.600đ, ngày 31/7/2006 là ngày chốt danh sách cổ đông được quyền mua cổ phiếu VTC trong đợt phát hành mới với tỉ lệ 5:1 (5 cổ phiếu cũ được mua 1 cổ phiếu mới). Giá bán cổ phiếu VTC theo
quyền mua là 43.800đ.
(Po-F) 52.600-43.800 8.800
R = = ..........—....... = = I.466,67đ
m/n +1 5+1 6
Mục đích phát hành quyền mua được thực hiện bởi nhiều lý do: bảo vệ quyền kiếm sốt cùa cổ đơng cũ, giữ ngun cơ cấu sở hữu của
công ty, không muốn chia sẻ quyền lực của các cổ đông'hiện hữu với các nhà đầu tư khác trên thị trường, không muốn thay đổi cơ cấu cổ đông và cơ cấu ban lãnh đạo cơng ty; chia thưởng, bảo đảm lợi ích cổ đông hoặc tạo cơ hội cho cổ đông. Quyền mua được ví như là một cơng cụ hữu hiệu nhằm mục đích bảo vệ các quyền lợi của các cổ đơng hiện hữu trong q trình tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần.
2.2.4.2. Chứng quyền (Warrants)
Chứng quyền (cịn gọi là bảo chứng phiếu) là loại chứng khốn được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng khoán được quyền mua một số
lượng cổ phiếu thường theo một mức giá xác định trước trong một thời hạn nhất định.
Nội dung cơ bản của chứng quyền:
- Tên hàng hóa cơ sở.
- Thời gian hiệu lực của chứng quyền.
)
- Giá mua cổ phiếu theo chứng quyền hoặc giá chuyển đổi.
- Tỉ lệ chứng quyền / 1 chứng khoán được chuyển đổi.
Việc phát hành chứng quyền là hình thức quảng cáo về triển vọng trong tương lai của cơng ty, nhàm làm tăng tính hấp dẫn của chứng
khốn trong đợt phát hành đó.
Ví dụ: cơng ty ABC muốn huy động vốn nợ một cách dễ dàng hơn nên đã quyết định phát hành trái phiếu kèm chứng quyền. Trái phiếu có mệnh giá 500.000 đ, thời hạn 10 năm, lãi suất 10%/ năm.
Mỗi trái phiếu phát hành kèm theo một chứng quyền với tỉ lệ 1: 5 (có nghĩa là một trái phiếu được quyền mua 5 cổ phiếu thường), giá mua là 100.000 đ/CP (giá cổ. phiếu của công ty trên thị trường hiện hành là
50’.000đ /CP) trong thời hạn 5 năm (từ năm thứ 6 đến năm thứ 10).
Nhà đầu tư mua trái phiếu với hyvọng sau 5 năm giá cổ phiếu của công ty tăng lên, chẳng hạn 145.000 đ/- CP. Lúc đó ơng ta sẽ sử dụng
chứng quyền để mua cổ phiếu của công ty theo giá đã được xác định trước 100.000 đ / CP và bán ra theo giá thị trường 145.000 đ /CP.
Nếu thị giá cổ phiếu trên thị trường không tăng, nhà đầu tư sẽ
khơng thực hiện chứng quyền của mình.
Chứng quyền có các đặc điểm sau:
- Chứng quyền do các công ty phát hành chứng khốn gốc phát hành. ■- Chứng quyền có thời hạn hiệu lực dài hơn quyền mua cổ phần, thơng thường từ 5 đến 10 năm, thậm chí có thể là vĩnh viễn.
- Giá mua cổ phiếu ghi trên chứng quyền bao giờ cũng cao hơn
giá thị trường củạ cổ phiếu tại thời điểm phát hành. Giá này thường cố định hoặc cũng có thể được tăng lên theo một định kỳ nào đó.
- Người nắm giữ chứng quyền được quyền mua cổ phiếu thường,
hoặc có thể giao dịch, mua bán trên TTCK. Giá cả của chứng quyền được quyêt định bởi:
+ Thứ nhất, giá trị nội tại của chứng quyền. Giá trị nội tại của
chứng quyền là tổng mức chênh lệch giá giữa giá theo chứng quyền và dự báo giá thị trường của cổ phiếu vào thời điểm được phép mua hoặc
chuyển đổi.
Ví dụ:
Tổng chứng quyền ông A nắm giữ cho phép mua một số cổ phiếu với tổng giá thanh toán là 2.000.000 VND (theo giá ghi trên chứng
quyền). Giá thị trường của số cổ phiếu này ở thời điểm được mua cơ phiếu theo quyền là 2.200.000 VND thì giá trị nội tại của chứng quyền
đó sẽ là 200.000VND.
Giá cả của chứng quyền được giao dịch trên thị trường bao giờ cũng nhỏ hơn giá trị nội tại của nó.
+ Thứ hai, độ dài thời hạn hiệu lực cịn lại của chứng quyển.
Thời hạn hiệu lực còn lại của chứng quyền càng ngắn thì giá chứng ■ quyền càng thấp và ngược lại.
- Người nắm giữ chứng quyền khơng có những quyền của một cổ đơng trong cơng ty (khơng có quyền biểu quyết, nhận cổ tức...)
2.2.4.3. Hợp đồng quyền chọn (Optìon cohtracts)
• Khái niệm: Hợp đồng quyền chọn là loại hợp đồng cho‘phép
bên nắm giữ quyền (bên- mua quyền) được muà (nếu là hợp đồng quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là hợp đồng quyền chọn bán) nhưng khơng bắt buộc một khối lượng chứng khốn nhất định với một mức giá và trong một thời hạn xác định.
• Các yếu tố cơ bản của hợp đồng quyền chọn:
- Tên và khối lượng chứng khoán được mua, hoặc bán theo quyền,
- Loại quyền: quyền chọn mua - call option hay chọn bán - put
option,
- Cách thực hiện quyền: quyền chọn kiểu Mỹ hay kiểu Âu,
- Thời hạn hiệu lực của quyền,
- Giá hàng hóa cơ sở (giá mua, hoặc bán chứng khoán theo
quyền),
- Giá (phí) quyền chọn mà người mua quyền phải trấ cho người bán quyền.
Người nắm giữ quyền chọn có quyền mua, hoặc có quyền bán chứng khốn trong thời gian hiệu lực của họp đồng. Một họp đồng quyền chọn kiểu Mỹ có thể được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào
trong thời gian hiệu lực của nó, kể cả ngày đáo hạn của họp đồng. Còn một hợp đồng quyền chọn kiểu Âu chỉ được phép thực hiện vào ngày họp đồng đáo hạn.
• Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn:
- Hợp đồng quyền chọn được kí kết ở hiện tại và tại thời điểrti này người mua quyền phải trả cho người bán quyền phí quyền chọn.
- Họp đồng quyền chọn khơng có tính bắt buộc, do đó trong thời
gian hiệu lực của họp đồng, người nắm giữ quyền có thể thực hiện, hoặc
khơng thực hiện quyền chọn, hoặc có thể bán quyền cho người khác.
- Người bán quyền có trách nhiệm chuyển giao chứng khoán (đối
với quyền chọn mua) hoặc thanh toán tiền (đối với quyền chọn bán)
cho người mua quyền nếu người mua quyền thực hiện hợp đồng.
- Hợp đồng quyền chọn được các nhà đầu tư sử dụng để bảo vệ
lợi nhuận' hoặc hạn chế thua lỗ trong đầu tư kinh doanh chứng khốn.
• Các loại quyền chọn
+ Quyền chọn mua (Call option)
Khái niệm: Quyền chọn mua là loại quyền chọn cho phép bên mua quyền có quyền nhưng khơng bắt buộc mua Ịĩiột khối lượng chứng khoán nhất định với một mức giá và trong một thời hạn xác định.
Ví dụ: Giá cổ phiếu (CP) của công ty ABC hiện đang giao dịch ở
mức giá 60.000 đ/CP. Dựa trên cơ sở 1 số thông tin thu thập được ơng
Nam dự đốn giá CP này sẽ tăng lên 90.000 đ/CP vào tháng 10. Nếu
ơng Nam muốn mua 2000CP ở hiện tại thì phải bỏ ra 120.000.000 đ (2000 X 60.000). Nếu dự đoán đúng, Ông Nam sẽ thu được lợi nhuận từ thương vụ đầu tư này, giá CP của công ty ABC càng tăng thì lợi
nhuận thu được càng lớn. Nhưng nếu dự đốn của ơng Nam khơng đúng, giá CP của công ty ABC không tăng mà lại giảm xuống 50.000
đ/CP vào tháng 10 thì ơng Nam sẽ bị lỗ 20.000.000 đ [2000 X (60.000 - 50.000)]. Và, nếu giá thị trường càng giảm sâu bao nhiêu thì thua lỗ
mà ông Nam phải gánh chịu sẽ càng lớn bấy nhiêu.
Để hạn chế rủi ro và vẫn thực hiện được ý định mua CP của công
ty ABC như dự đốn, ơng Nam đầu tư bằng việc mua quyền chọn mua
CP của công ty ABC, giá cổ phiếu theo hợp đồng quyền chọn E =
60.000 đ/CP, thơi hạn 2 tháng, số lượng 2000CP với giá (phí) quyền
chọn mua c = 3000 đ/CP. Tổng chi phí mua quyền chọn mua là
6.000.000 đ (2000 X 3000đ). Nếu đến tháng 10, giá CP của công ty
ABC tăng lên 90.000.000 đ/CP (theo đúng dự đốn), ơng Nam sẽ thực
hiện quyền chọn mua của mình và so với giá thị trường ông đã thu
được số tiền lãi: 2000 X (90.000 - 60.000 - 3000) = 54.000.000 đ. Nếu giá CP trên thị trường càng tăng cao thì lãi ông Nam nhận đuợc càng lớn. Ngược lại, nếu giá CP khơng tăng mà giảm, thì ơng Nam sẽ bị lỗ.
Nhưng ông đã giới hạn được mức thua lỗ tối đa là 6.000.000 đ. Đây
chính là điểm khác biệt giữa hợp đồng mua bán giao ngay với hợp
đông quyên chọn.
+ Quyền chọn bản (Put option)
Khái niệm: Quyền chọn bán là loại quyền chọn cho phép bên mua
quyền có quyền nhưng khơng bắt buộc bán một khối lượng chứng
khoán nhất định với một mức giâ và trong một thời hạn xác định. Ví dụ: Ơng X đang nắm giữ 2000CP của công ty ,A mà ông đã mua cách đây 5 tháng với giá 40.000đ /CP. Hiện tại CP này đang giao 89
dịch ở mức giá 60.000đ/CP. Dựa trên cơ sở 1 số thông tin thu thập
được ơng X dự đốn giá CP này sẽ giảm xuống 40.000đ/CP vào tháng
10. Ơng X dự tính nếu bán 2000CP ở hiện tại thì sẽ thu được
120.000.000đ (2000 X 60.000) và thu được mức lãi là 40.000.000đ.
Nhưng nếu dự đốn của X khơng đúng, giá CP của’ công ty A không
giảm mà lại tăng lên 70.000đ/CP vào tháng 10 thì thu nhập của ơng X sẽ bị giảm 20.000.000đ.
Để bảo vệ lợi nhuận và vẫn thực hiện được ý định bán số CP, ông X mua quyền chọn bán CP của công ty A, giá bán theo hợp đồng quyền chọn E = 60.000đ/CP, thời hạn 2 tháng, số lượng 2000CP với
giá (phí) quyền chọn bán p = 3000đ/CP. Tổng chi phí mua quyền chọn
bán là ó.OOO.OOOđ. Đến tháng 10, nếu giá CP của công ty A giảm xuống 40.000đ/CP (theo đúng dự đốn), ơng X sẽ thực hiện quyền chọn bán của- mình và'vẫn thu được số tiền lãi: 2000 X (60.000 -
40.000 - 3000) = 34.000.OOOđ. Nếu giá CP khơng giảm rrià lại tăng lên
70.000đ/CP, thì ơng X sẽ không thực hiện quyền bán mà bán theo giá thị trường. Ông X sẽ nhận được số tiền lãi là: 2000 X (70.000 - 40.000 - 3000) = 54.000.000 đ. Nếu giá thị trường càng tăng thì lãi ơng X nhận được sẽ càng lớn.
• Giá trị nội tại của quyền chọn
Là giá trị mà người nắm giữ quyền sẽ nhận được bàng cách thực
hiện ngay lập tức.
Gọi E là giá chứng khoán theo quyền, s là giá chứng khoán mua bán giao ngay ở hiện tại.
E < s Quyền chọn mua có lãi (in the money) E = s Quyền chọn mua hòa vốn (at the money) E > s Quyền chọn mua lỗ (out of money) Đối với quyền chọn bán thì ngược lại.
• Giá trị thời gian của quyền
Là khoản trội ra giữa giá của một quyền so với giá trị nội tại của nó. VD: Giá quyền chọn mua lcổ phiếu ABC là c = 4000đ, E =
40.000, s = 42.000